Các yếu tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh đào tạo nghề cholao động nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 92)

4.2.1. Những yếu tố chủ quan

4.2.1.1. Năng lực của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Giáo viên dạy nghề là người giữ trọng trách truyền đạt kiến thức lý thuyết cũng như các kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm của mình cho các học viên trên cơ sở trang thiết bị dạy học hiện có. Vì vậy, năng lực giáo viên dạy nghề tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề.

Đào tạo nghề có những nét khác biệt so với các cấp học khác trong nền giáo dục quốc dân đó là ngành nghề đào tạo rất đa dạng và học viên học nghề cũng có trình độ văn hóa rất khác nhau. Bên cạnh đó, cấp trình độ đào tạo ở các cơ sở đào tạo nghề cũng rất khác nhau (chưa có nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, bồi dưỡng, nâng bậc thợ). Sự khác biệt này dẫn đến đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng rất đa dạng với nhiều cấp trình độ khác nhau.

Vì vậy, giáo viên dạy nghề phải có đủ cả về số lượng và chất lượng, có đủ về số lượng thì mới có thể tận tình hướng dẫn, theo sát học viên và đội ngũ giáo viên có chất lượng thì mới có thể giảng dạy và truyền đạt cho các học viên học nghề một cách hiệu quả.

Một loại nhân lực khác cũng có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề đó là đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề. Trong giai đoạn trước đây, vai trò của các cán bộ quản lý trong các cơ sở đào tạo không được đánh giá cao, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, nhất là trước bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh trong lĩnh vực dạy nghề đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải là những người thực sự có trình độ. Chất lượng cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng rất lớn đến đào tạo nghề, thể hiện qua khả năng tổ chức, quản lý, điều phối quá trình đào tạo, tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết đào tạo…

4.2.1.2. Nhận thức của đối tượng học nghề

Đối tượng học nghề là nhân tố quan trọng nhất, có tính chất quyết định đối với công tác đào tạo nghề, nó ảnh hưởng toàn diện tới công tác đào tạo nghề. Trình độ văn hoá, sự hiểu biết, tâm lý, cá tính, khả năng tài chính, quỹ thời gian… của bản thân học viên đều có ảnh hưởng sâu sắc tới quy mô và chất lượng đào tạo nghề. Trình độ văn hoá cũng như khả năng tư duy của học viên càng cao thì khả năng tiếp thu các kiến thức trong quá trình học nghề càng tốt, khi ấy chất lượng đào tạo nghề càng cao và ngược lại.

Tính đến hết năm 2015 dân số toàn huyện là 98.560 tổng số lao động toàn huyện là 55.120 người chiếm 59,4 tổng số dân trong đó lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu song theo các số liêu điều tra cho thấy tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo khoảng 27%, số lao động thiếu việc làm chiếm khoảng 26,5% và trình độ văn hóa của người lao động trên địa bàn huyện chưa cao. Điều nay cho thấy huyện vẫn còn một lực lượng lớn về nguồn lực lao động cần được đào tạo.

Người lao động ngày càng được nâng cao trình độ văn hoá, tuy nhiên tỷ lệ lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học còn khá cao, song đang có xu hướng giảm dần; năm 2013 là 2.769 người, năm 2014 là 1.641 người và đến năm 2015 chỉ còn 1.586 người. Riêng trình độ văn hóa THPT có xu hướng tăng đều qua các năm; năm 2013 là 19.111 người, năm 2014 là 21.808 người và đến năm 2015 là 24.502 người.

Bảng 4.19. Trình độ văn hoá của lực lượng lao động ở huyện Gia Bình qua các năm

Đơn vị: Người

Trình độ văn hoá 2013 2014 2015

1.Không biết chữ và chưa TN tiểu học 2.Đã tốt nghiệp tiểu học 3.Đã tốt nghiệp THCS 4.Đã tốt nghiệp THPT 2.769 10.111 22.517 19.111 1.641 9.618 22.149 21.868 1.586 8.299 21.668 24.502 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gia Bình (2015) Nhìn chung, trình độ văn hoá hiện nay của người lao động trên địa bàn huyện Gia Bình vẫn thấp so với mức trung bình chung của cả nước và các tỉnh đồng bằng. Điều này làm ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nói

4.2.1.3. Đầu tư cho cơ sở vật chất sử dụng trong đào tạo

Cơ sở vật chất bao gồm: phòng học, xưởng thực hành cơ bản và thực tập sản xuất, thư viện - học liệu, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập… Đây là yếu tố hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề. Máy móc, trang thiết bị là những thứ không thể thiếu trong quá trình đào tạo nghề, nó giúp cho học viên có điều kiện thực hành để hoàn thiện kỹ năng. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề càng tốt, càng hiện đại, theo sát với công nghệ sản xuất thực tế bao nhiêu thì người học viên càng có thể thích ứng, vận dụng nhanh chóng trong công việc bấy nhiêu. Do vậy, cơ sở vật chất trang thiết bị cho đào tạo nghề đòi hỏi phải theo kịp với tốc độ đổi mới của máy móc, công nghệ sản xuất.

Tài chính cho đào tạo nghề cũng là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo chất lượng đào tạo, nó tác động gián tiếp tới chất lượng đào tạo nghề thông qua khả năng trang bị về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giảng dạy, khả năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên,…. Tài chính đầu tư cho đào tạo nghề càng dồi dào thì càng có điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo nghề. Các nguồn tài chính chủ yếu cho đào tạo nghề bao gồm: các nguồn lực từ Ngân sách nhà nước, đóng góp của bên hợp tác (doanh nghiệp), các nguồn hỗ trợ khác.

4.2.1.4. Nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề

Ngân sách Nhà nước chi cho đào tạo nghề ở Gia Bình là quá thấp so với quy định của Chính phủ cũng như thực tế công tác đào tạo nghề đòi hỏi. Bên cạnh đó ngoài ngân sách được Nhà nước cấp thì các cơ sở đào tạo nghề cũng chủ động tìm kiếm nguồn tài chính từ bên ngoài, tranh thủ khai thác các nguồn lực từ xã hội hoá đào tạo nghề như: Các khoản đóng góp của người học theo quy định của Nhà nước, các khoản đóng góp của người sử dụng lao động và một số nguồn khác. Do khu vực tư nhân chưa phát triển và cũng chưa có chính sách chia sẻ gánh nặng này cho khu vực tư nhân nên phần lớn lấy từ ngân sách nhà nước và sự đóng góp của học viên. Mức chi ngân sách cho đào tạo có sự gia tăng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu cũng như chưa phản ánh sự ưu tiên và chưa tương xứng với khả năng và còn vào loại thấp so với các tỉnh và mức chung của cả Nước. Mức chi thấp tới mức các trường, các ngành học... hầu hết chỉ trả đủ mức chi trước mắt nên mức trang thiết bị, phương tiện học tập mới, cải tạo cơ sở vật chất, đổi mới giáo trình... còn rất thấp. Ngân sách dành cho đào tạo nghề thấp

nên một số trường, trung tâm đào tạo nghề không có khả năng chuyển đổi trang thiết bị cho ngành học hoặc có đầu tư chuyển đổi thì rất chậm chạp và không đáng kể. Vì vậy, thực hiện mục tiêu đào tạo gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng và quy mô đào tạo, gây trở ngại cho sự phát triển của ngành.

4.2.1.5. Xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo

Chương trình đào tạo là điều kiện không thể thiếu trong quản lý nhà nước các cấp, các ngành đối với hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề. Chương trình đào tạo phù hợp được các cấp có thẩm quyền phê duyệt là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo. Không có chương trình đào tạo sẽ không có các căn cứ để xem xét, đánh giá bậc đào tạo của các đối tượng tham gia đào tạo và việc đào tạo sẽ diễn ra tự phát không theo một tiêu chuẩn thống nhất.

Trong lĩnh vực dạy nghề, chương trình đào tạo gắn với nghề đào tạo. Không có chương trình đào tạo chung cho các nghề mà mỗi loại nghề đều có chương trình riêng. Do vậy, một cơ sở dạy nghề có thể có nhiều chương trình đào tạo nếu như cơ sở đó đào tạo nhiều nghề. Điều này đòi hỏi việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng về chương trình đào tạo nghề xét ở mức độ có hay không có, không thể chỉ căn cứ vào cơ sở đào tạo nghề mà phải căn cứ vào các nghề mà cơ sở đó đào tạo.

Chương trình đào tạo bao gồm phần lý thuyết và phần thực hành, tương ứng với mỗi nghề thì tỷ lệ phân chia giữa hai phần này là khác nhau về lượng nội dung cũng như thời gian học.

Với giáo trình cũng tương tự, giáo trình là những quy định cụ thể hơn của chương trình về từng môn cụ thể trong đào tạo. Nội dung giáo trình phải tiên tiến, phải thường xuyên được cập nhật kiến thức mới thì việc đào tạo mới sát thực tế và hiệu quả đào tạo nghề mới cao.

Việc nghiên cứu, xây dựng các chương trình, giáo trình sao cho hợp lý và sát với nhu cầu đào tạo cũng như sát với nghề đào tạo để học viên có thể nắm vững được nghề sau khi tốt nghiệp là vấn đề rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo.

địa lý, truyền thống - văn hoá, …. Tuy nhiên cần quan tâm hơn đến một số yếu tố cơ bản như: Hội nhập kinh tế và xu hướng toàn cầu hoá; Sự phát triển của khoa học kỹ thuật; Thể chế chính trị; Sự phát triển kinh tế - xã hội; Cơ chế - chính sách; Qui mô - cơ cấu lao động; Nhận thức xã hội về đào tạo nghề.

4.2.2. Những yếu tố khách quan

4.2.2.1. Chủ trương, chính sách

Về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo hướng: Xác định Đề án này là một nội dung quan trọng của Chương trình xây dựng nông thôn mới; việc hỗ trợ lao động nông thôn học nghề cần xem xét đến tính đặc thù của các đối tượng học nghề là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số để có chính sách động viên, hỗ trợ phù hợp. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành trong Quý III/2014. Về chính sách dạy nghề đối với người lao động: Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các bộ, ngành dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề đối với người lao động theo hướng tích hợp chung các chính sách hiện hành về đào tạo nghề để thống nhất thực hiện, trong đó chú trọng ưu tiên hỗ trợ dạy nghề cho người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị thu hồi đất nông nghiệp, ngư dân; điều chỉnh mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho các đối tượng ưu tiên cho phù hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định vào đầu Quý I/2015. Về việc sắp xếp các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề cấp huyện triển khai theo hướng: Sáp nhập các trung tâm nhằm giảm đầu mối quản lý nhưng không thực hiện đồng loạt, đại trà mà tiến hành một cách thận trọng, phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của từng địa phương. Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/8/2014 về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thí điểm việc này tại một số địa phương trong thời gian qua. Đối với chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, cơ quan liên quan rà soát lại danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn, chuẩn hóa các chương trình đào tạo, bảo đảm các nghề nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; quy hoạch sản xuất nông nghiệp và yêu cầu tái cấu trúc ngành nông nghiệp. Các nghề phi nông nghiệp phải xuất phát từ quy hoạch sản xuất công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp; nhu cầu sử dụng lao động theo vị trí việc làm của doanh nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút sự tham gia, hỗ trợ của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Báo Tin tức, 2015).

* Mặt tích cực:

- Chủ trương ĐTN cho lao động nông thôn có quy mô rộng lớn, có ý nghĩa kinh tế xã hội và nhân văn sâu sắc, không những mở rộng đối tượng đào tạo nghề mà còn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, tạo cơ hội phát triển về kinh tế bằng chính sức lao động chân chính của mình.

- Xác định rõ quyền lợi các nhóm đối tượng tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, như vậy mới thực hiện được dài hơi với mục tiêu đã đề ra.

* Mặt hạn chế

Chính sách của Đảng và nhà nước đã dần hoàn thiện trong lĩnh vực đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhưng vẫn còn một số bất cập và chưa thực tiễn như:

- Ở nông thôn một hộ gia đình cùng một lúc vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi, vừa nuôi trồng thủy sản…. nhưng theo quyết định 1956 quy định một nông dân chỉ được học một nghề như vậy chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của người dân.

- Mặc dù đã được hỗ trợ trong việc vay vốn sau khi học nghề song số lượng vốn vay chưa cao và số người sau khi học nghề được vay vốn thì rất ít do sự phối hợp của ngân hàng Chính sách với các đoàn thể như hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh chưa thực sự đem lại hiệu quả.

-Việc hỗ trợ nông dân khi học nghề bị giới hạn bởi độ tuổi, nữ từ 16 đến 55, nam từ 16 đến 60, mà thực tế ở nông thôn trên địa bàn hiện nay những người đang trong độ tuổi lao động lại ít tham gia vào học nghề nông nghiệp, làm nông nghiệp hiện nay đa số là đối tượng ngoài độ tuổi lao động vì vậy mà có tình trạng đang ký đi học là tên con cháu nhưng thực tế đi học lại là bố mẹ.

4.2.2.2. Bối cảnh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế xã hội

Lao động nông thôn luôn được đánh giá là một nguồn nhân lực dồi dào và tiềm năng đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm qua và trong thời gian tới. Tuy nhiên, trên thực tế trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động nông thôn còn nhiều bất cập, thị trường lao động nông thôn mang tính tự phát và chưa hoàn hảo. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tồn tại này là do tâm lý trọng “đại học” xem nhẹ học nghề trong cộng đồng người dân, khả năng chi trả của người dân cho học nghề còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc học nghề chưa thực sự gắn với thị trường sử dụng lao động, học xong rất khó tìm việc làm. Hệ thống cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn còn nhiều bất cập: số lượng cơ sở đào tạo còn thiếu, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn lạc hậu - đặc biệt là các cở sở thuộc ngành nông nghiệp và PTNT; nội dung đào tạo chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)