Cơ sở vật chất của một số cơ sở đào tạo nghề huyện Gia Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 65)

TT Tên cơ sở Diện tích (m2) Tổng tài sản (tr.đ) Tổng diện tích DTXD Chung Nhà xưởng Máy móc thiết bị Tổng Bán kiên cố trở lên

1 Trung tâm dạy nghề 2.700 500 250 224 38 186

2 Trung tâm GDTX 350 216 216 115 1.120 115

3 DNTN Trịnh Chung 500 220 220 1.850 1.330 520

4 Cơ sở tranh tre Nguyễn Kỷ 5.200 2.500 2.000 3.250 1.100 1.850

5 HTX trồng nấm Thái Bảo 200 150 300 250 50

Tổng 8.950 3.586 2.686 5.739 3.838 2.721

Nguồn: Phòng Đào tạo nghề - Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh, năm (2014) Thực chất ở các cơ sở đào tạo nghề ở Nước ta hiện nay, cơ sở vật chất trang thiết bị đào tạo nghề còn rất hạn chế, lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề. Phòng học thiếu thốn nơi thực hành, chỗ nội trú cho học viên. Một phần lớn các trang thiết bị trong các cơ sở đào tạo nghề không phải là trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề một cách chính quy, nhiều máy móc được thu nhập lại từ nhiều nguốn khác nhau (chủ yếu là thanh lý của các nhà máy, xí nghiệp), do đó không có tính đồng bộ về hệ thống, tính sư phạm thấp ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tuy công nhân qua đào tạo đáp ứng được phần nào các công việc của các doanh nghiệp nhưng hầu hết vẫn phải đào tạo lại để nâng cao khả năng thực hành và tiếp cận công nghệ hiện đại của các cơ sở sản xuất.

Về cơ sở vật chất: Nhà làm việc, phòng học, nhà xưởng... chắp vá, chủ yếu là tiếp nhận lại của các cơ quan để sửa chữa thành cơ sở đào tạo nghề. Trang thiết bị đào tạo nghề của các các cơ sở thì rất thiếu thốn, lạc hậu và không đồng bộ. Theo số liệu thống kê của 5 cơ sở đào tạo nghề tổng giá trị tài sản phục vụ cho đào tạo nghề 5.739 triệu đồng, trong đó nhà xưởng 3.838 triệu đồng, máy móc thiết bị 2.721 triệu đồng. Diện tích đất sử dụng cho đào tạo nghề chật hẹp, không tập trung.

Thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo hiện nay của các cơ sở đào tạo nghề ở Gia Bình vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng và lệch về chủng loại. Phần lớn thiết bị đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề là tranh ảnh, mô hình. Số còn lại là máy luyện kỹ năng, máy thực hành và thực tập chiếm tỷ trọng nhỏ. Máy móc phục vụ cho đào tạo thực hành và thực tập đại bộ phận là cũ, lạc hậu, chỉ có khoảng 55% máy móc hiện tại đạt yêu cầu và chỉ đáp ứng cho khoảng 40% nhu cầu. Về thiết bị đào tạo nghề của một số nghề chủ yếu phần lớn các trang thiết bị đào tạo của các trường không phải là các trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo, máy móc thiết bị được thu lại từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó, không có tính đồng bộ về hệ thống, tính sư phạm thấp, điều này ảnh hưởng tới chất lượng của đào tạo. Chỉ có một số trường hợp đã cố gắng đầu tư để từng bước bổ sung trang thiết bị tiên tiến hiện đại như: Trung tâm Dạy nghề huyện Gia Bình, Cơ sở tranh tre Nguyễn Kỷ... Còn các trường và cơ sở còn lại đa số trang thiết bị máy móc lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu.

Trong việc đầu tư cơ sở vật chất mới chỉ chú trọng về xây dựng cơ bản, đầu tư thiết bị chưa được quan tâm. Các thiết bị hiện đại, đắt tiền và không thống nhất giá nên khi duyệt xin vốn thường khó chấp nhận, thêm vào đó sự đầu tư chưa đúng mức và chưa hợp lý nên trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo.Đối với các trường đào tạo nghề chính quy được xây dựng cách đây khá lâu. Quy mô đào tạo lúc ấy hết sức nhỏ bé, ngày nay quy mô đào tạo của mỗi trường đều tăng lên hàng chục lần; đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng tăng lên cơ sở vật chất của các trường thì tăng không đáng kể. Không tương xứng với mức độ tăng quy mô. Chính vì thế, hiện tại các trường đào tạo nghề của Gia Bình rất thiếu chỗ làm việc. Chỗ làm việc chỉ dành cho cán bộ phòng ban, hầu hết giáo viên phải làm việc ở nhà. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý lao động cũng như việc tiếp xúc giữa thầy và trò trong quá trình đào tạo nghề.

Nhìn chung, cơ sở vật chất cho đào tạo nghề còn thiếu nhất là đối với các cơ sở đào tạo nghề do địa phương quản lý, nhiều thiết bị lạc hậu so với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo với quy mô lớn trong hiện tại và tương lai đòi hỏi toàn ngành cũng như từng trường và từng cơ sở đào tạo nghề phải cố gắng, nỗ lực đầu tư hơn nữa để nâng cao chất lượng, tương xứng với quy mô đào tạo.

4.1.1.5. Chương trình, giáo trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Trong thời gian qua, các trường đã tập trung cải tiến, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo nhằm đáp ứng được phần nào sự thay đổi phát triển của các ngành kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)