Kinh nghiệm về giải pháp đào tạo nghề cholao động nông thôn tại một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 39)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn về giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cholao động nông

2.2.2. Kinh nghiệm về giải pháp đào tạo nghề cholao động nông thôn tại một

một số địa phương ở Việt Nam

2.2.2.1. Kinh nghiệm của Huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Thạch Hà luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, chú trọng và đang phát huy hiệu quả thiết thực. Dù là nghề nông nghiệp hay phi nông nghiệp, sau khi hoàn thành chương trình tại các lớp đào tạo nghề, phần lớn các học viên đã phát huy được nghề ngay tại địa phương hoặc hành nghề tại một số doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.Về các xã Thạch Văn, Thạch Ngọc, Tượng Sơn, Thạch Tân, Thạch Xuân... của huyện

Thạch Hà trong những ngày qua, ở xã nào cũng thấy được sự đổi thay mạnh mẽ và khá toàn diện so với những lần về trước. Hỏi ra được biết, mọi thay đổi nơi đây đều bắt nguồn từ thay đổi nhận thức.Trong gần 3 năm thực hiện Đề án đào taọ nghề cho lao động nông thôn của huyện, cái được lớn nhất là người người nông dân đã thay đổi được nhận thức. Từ thói quen lao động nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp, giờ đây phần lớn trong số họ đã mạnh dạn làm ăn nhờ những kiến thức, hiểu biết thông qua các lớp tập huấn, các chương trình đào tạo nghề...để đưa lại hiệu quả hơn trong sản xuất, kinh doanh. Không chỉ nhiều nghề mới đang cho thu nhập khá mà ngay trong sản xuất nông nghiệp, nhiều gia đình đã biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên năng suất cây trồng, vật nuôi cao hơn trước (Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Tĩnh, 2015).

2.2.2.2. Kinh nghiệm của Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là mục tiêu quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm ở địa phương. Do đó, trong những năm qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người động luôn ở huyện Văn Yên luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể quan tâm. Từ đó từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn (Lan Hương, 2015).

Để đạt được mục tiêu đề ra, Văn Yên đã gắn đào tạo nghề với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để LĐNT tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện và sở trường của từng người. Mặt khác, tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề ngắn hạn, tạo điều kiện cho người lao động tìm việc làm, xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT của huyện đến năm 2020” theo lộ trình hàng năm, ngành nghề cần đào tạo phù hợp với từng vùng, nhu cầu cụ thể trong phát triển kinh tế của các xã, thị trấn (Lan Hương, 2015).

Ngay từ đầu năm, huyện đã chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề điều tra nhu cầu học nghề của nhân dân thực hiện kế hoạch dạy nghề cho năm 2014. Bên cạnh đó phối hợp với UBND các xã, thị trấn trong huyện đăng ký học nghề cụ thể, có kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương. Từ đó có báo cáo kế hoạch dạy nghề với ban chỉ đạo Đề án 1956 của huyện ra quyết

định phân lớp, ngành nghề cần đào tạo cho phù hợp điều kiện từng địa bàn, nhu cầu học của người dân. Hiện nay, Trung tâm đang dạy các nghề chính như: trồng lúa, chăn nuôi, thú y, chế biến lâm sản, trồng nấm, may mặc, điện dân dụng… Các môn học được thực hành tại cơ sở để nâng cao tay nghề. Ngoài ra, hàng năm Trung tâm còn phối hợp, ký kết với một số doanh nghiệp để lao động sau đào tạo có việc làm ngay. Do đó, năm 2014, Trung tâm mở 31 lớp cho 946 LĐNT, vượt kế hoạch đề ra và 4 tháng năm 2015 đã tổ chức dạy nghề cho 180 LĐNT”. Với các giải pháp triển khai đồng bộ và sự tham gia của các cơ sở dạy nghề nên đến hết năm 2014 Văn Yên có 3.800 lao động đã đào tạo. Qua đó, góp phần nâng thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt trên 21,2 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 22,04%, lao động được giải quyết việc làm mới và việc làm thêm bình quân đạt khoảng 3 nghìn người (Lan Hương, 2015).

2.2.2.3. Những bài học kinh nghiệm về giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình – Bắc Ninh

Trước tiên cần coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến về dạy nghề cho lao động nông thôn để nâng cao nhận thức, hiểu biết về tác dụng của việc học nghề đối với lao động nông thôn cho người dân để họ tự giác tham gia các khóa học nghề ngắn hạn và áp dụng vào thực tiễn, nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống.

Qua kinh nghiệm của một số nước cho thấy Chính phủ các nước đều quan tâm đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực là con người, đặc biệt là công tác dạy nghề cho lực lượng lao động nông thôn. Đây là bài học cho Việt Nam tiếp thu những kinh nghiệm đó và vận dụng linh hoạt vào tình hình thực tế tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện trong mỗi địa phương nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nông nghiệp. Phân cấp rõ vai trò của việc quản lý đào tạo nghề theo ngành dọc, đảm bảo tính chủ động trong triển khai công tác dạy nghề gắn với hỗ trợ tạo việc làm cho lao động nông thôn. Chương trình đào tạo nghề phát triển nguồn nhân lực có sự cân đối giữa số lượng dạy nghề với việc sử dụng lao động tạo ra sự cân đối cung cầu trong đào tạo dạy nghề. Có sự phối hợp giữa đào tạo lý thuyết tại cơ sở đào tạo với thực hành tại nơi sử dụng lao động, tạo sự kết nối giữa cơ sở đào tạo, người học và địa chỉ sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)