Cơ cấu CBCC phân theo giới tính, độ tuổi và trìnhđộ đàotạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo động lực cho cán bộ công chức của tổng cục thống kê (Trang 64 - 74)

STT Cơ cấu CBCC

phân theo..

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) I Giới tính 304 100 288 100 289 100 1 Nam 121 39,8 110 38,2 114 39,4 2 Nữ 183 60,2 178 61,8 175 60,6 II Độ tuổi 304 100,0 288 100,0 289 100,0 1 Dưới 30 tuổi 55 18,1 45 15,6 48 16,7 2 Từ 30 - 40 tuổi 132 43,4 130 45,0 130 45,0 3 Từ 41 - 50 tuổi 57 18,6 58 20,2 60 20,7 4 Trên 50 60 19,9 55 19,2 51 17,6 III Trình độ đào tạo 304 100,0 288 100,0 289 100,0 1 Tiến sỹ 2 0,6 3 1,1 5 1,7 2 Thạc sỹ 61 20,1 81 28,1 89 30,7 3 Đại học 241 79,3 204 70,8 195 67,4 Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, TCTK (2017)

3.1.4. Kết quả hoạt động của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2015-2017

3.1.4.1. Biên soạn và phổ biến thông tin thống kê

Ngành Thống kê đã bám sát các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước để tổ chức thu thập, tổng hợp, biên soạn một khối lượng lớn thông tin thống kê phục vụ kịp thời đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm được bổ sung nhiều thông tin có chất lượng, phản ánh bức tranh kinh tế vĩ mô, xu hướng sản xuất kinh doanh, đồng thời kiến nghị các giải pháp để Chính phủ tham khảo trong chỉ đạo, điều hành. Trên cơ sở Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội đầy đủ, Tổng cục đã biên soạn báo cáo tóm tắt với dãy số liệu của cả giai đoạn gửi Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng.

Niên giám Thống kê quốc gia đầy đủ và tóm tắt được xuất bản đúng thời gian quy định và bảo đảm chất lượng. Nội dung Niên giám được cải tiến, bổ sung thêm phần đánh giá tổng quan và từng ngành, lĩnh vực, đồng thời ứng dụng đồ họa Inforgraphic trong Niên giám, giúp chuyển tải thông tin hiệu quả hơn.

Nhiều báo cáo, ấn phẩm phân tích chuyên sâu đã được biên soạn và xuất bản như: Báo cáo “Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo” hàng quý, 6 tháng và cả năm, báo cáo phân tích đánh giá “Mức độ sẵn sàng hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam”. Các báo cáo này đã được gửi tới các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ làm tài liệu tham khảo, phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành phát triển doanh nghiệp trong xu thế hội nhập nhằm nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam; ấn phẩm “Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2011 - 2015”, “Năng suất lao động của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, “Hiệu quả của các doanh nghiệp trong nước 10 năm 2005 - 2014”, “Hiệu quả của các doanh nghiệp FDI 10 năm 2005 - 2014”, “Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 5 năm 2010 - 2014”, “Doanh nghiệp Việt Nam 15 năm đầu Thế kỷ XXI”, “Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2014”,“Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015 với các nước tham gia TPP”; “Kết quả Điều tra cá thể năm 2015”, “Số liệu kinh tế - xã hội Việt Nam 15 năm đầu thế kỷ XXI”; “Kết quả Điều tra chi tiêu của khách Việt Nam ra nước ngoài năm 2015”, “Tư liệu kinh tế - xã hội chọn lọc từ kết quả các cuộc điều tra 15 năm đầu thế kỷ XXI”, “Số liệu kinh tế - xã hội các nước ASEAN giai đoạn 2000 - 2013”. Những ấn phẩm thống kê này được các cấp, các ngành đánh giá cao và sử dụng hiệu quả trong hoạch định kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những năm qua, Tổng cục đã tổ chức thành công các cuộc Họp báo công bố tình hình kinh tế - xã hội Quý I, 6 tháng đầu năm, 9 tháng và cả năm. Năm 2016 là năm đầu tiên Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội hàng quý nhằm thông tin kịp thời, công khai và đầy đủ tới đông đảo người sử dụng. Bên cạnh việc tổ chức các cuộc Họp báo thông báo tình hình kinh tế - xã hội, Tổng cục Thống kê đã công bố lịch phổ biến thông tin thống kê trên Trang Thông tin điện tử của Ngành và phát hành ấn phẩm “Giới thiệu một số sản phẩm thông tin thống kê chủ yếu” nhằm thông báo công khai thời điểm và các loại ấn phẩm Tổng cục Thống kê sẽ công bố để người dùng tin chủ động nắm bắt và đây

cũng là lời cam kết của Tổng cục Thống kê đối với người dùng tin về tính kịp thời của thông tin thống kê.

3.1.4.2. Công tác Tổ chức điều tra và xử lý thông tin điều tra thống kê

Trong năm 2015- 2017, toàn Ngành đã thực hiện rất nhiều cuộc điều tra thống kê theo như kế hoạch. Bên cạnh việc thực hiện các cuộc điều tra thường xuyên, Tổng cục đã tập trung tiến hành một số cuộc điều tra lớn, quan trọng trong kế hoạch.

- Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2016

Ngành Thống kê là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp đã tích cực hoàn thành các công việc của Tổng điều tra như: công tác chuẩn bị; công tác thu thập thông tin; kiểm tra, giám sát và phúc tra; nghiệm thu kết quả thu thập thông tin theo đúng phương án của Tổng điều tra. Kết quả sơ bộ đã được tổng hợp và công bố tại kỳ họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2016.

- Điều tra doanh nghiệp và điều tra xu hướng kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Phương án Điều tra doanh nghiệp năm 2016 có một số cải tiến, hoàn thiện hơn năm trước đó là: Tập trung điều tra theo hướng tiếp cận thu thập thông tin từ cơ sở trực thuộc doanh nghiệp; thu thập thông tin chi tiết, đầy đủ đối với các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; điều tra chi tiết các doanh nghiệp cơ sở hoạt động trong ngành công nghiệp phục vụ chuyển đổi năm gốc so sánh mới 2015 đối với các chỉ số sản xuất - tiêu thụ - tồn kho ngành công nghiệp; điều tra phản ánh thực trạng và mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế. Từ đó, báo cáo kết quả điều tra đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh, chi tiết hơn về tình hình doanh nghiệp năm 2016, cung cấp thông tin đầy đủ hơn cho sự quản lý, chỉ đạo điều hành và phát triển doanh nghiệp của Chính phủ, Bộ, ngành và địa phương trong xu thế hội nhập nhằm nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp Việt Nam.

Tổng điều tra kinh tế 2017

Tổng cục đã trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra đối với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân các cấp, Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung

ương. Trên cơ sở đó, Tổng cục Thống kê đã thành lập Tổ thường trực Tổng điều tra Trung ương và triển khai Điều tra thí điểm Tổng điều tra tại Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký quyết định ban hành “Phương án Tổng điều tra kinh tế 2017” và “Quyết định và triển khai rà soát danh sách doanh nghiệp” trên phạm vi toàn quốc phục vụ lập danh sách doanh nghiệp, cơ sở kinh tế trực thuộc doanh nghiệp cho Tổng điều tra kinh tế đối với khu vực doanh nghiệp.

3.1.4.3.Hợp tác chia sẻ thông tin từ các Bộ, ngành Trung ương và Sở, ngành địa phương

Cùng với việc thường xuyên cung cấp, phổ biến thông tin và các sản phẩm thống kê quan trọng tới Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương, Tổng cục Thống kê tiếp tục chủ động làm việc với các Bộ, ngành về chia sẻ thông tin. Năm 2016, Quy chế phối hợp trong lĩnh vực thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê đã được hai cơ quan ký kết. Hiện tại, Quy chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa Tổng cục Thống kê với Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Kho bạc nhà nước Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Ban Chỉ đạo Tây bắc đang được triển khai xây dựng.

Đánh giá sau 1 năm thực hiện chia sẻ thông tin giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê, nhận thấy việc chia sẻ thông tin (cơ sở dữ liệu vi mô) giữa hai cơ quan đã giúp cho ngành Thống kê có thông tin đầy đủ, kịp thời về khu vực doanh nghiệp, giảm được gánh nặng của điều tra doanh nghiệp, có hiệu quả và ý nghĩa lâu dài đối với hoạt động của hai Ngành.

3.1.4.4. Công tác điều động, luân chuyển, tiếp nhận công chức, viên chức

Căn cứ vào vị trí việc làm, nhu cầu và thực trạng công chức, viên chức của các đơn vị, hàng năm Tổng cục Thống kê tiến hành rà soát, thực hiện việc luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác giữa các đơn vị trong Ngành và giữa các vị trí công tác trong một đơn vị. Việc chuyển đổi vị trí việc làm ở các đơn vị bước đầu khắc phục được tình trạng cục bộ khép kín, sự trì trệ khi ở một vị trí quá lâu, góp phần phòng ngừa sai phạm, tiêu cực. Mặt khác, công tác luân chuyển giúp công chức, viên chức trưởng thành, tích luỹ thêm kinh nghiệm trong công việc và khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu..., kết quả cụ thể: năm 2015

là 220 người; năm 2016 là 116 người; năm 2017 là 156 người. Phần lớn những chức danh, vị trí công tác được chuyển đổi phù hợp với năng lực, sở trường và phát huy hiệu quả tốt.

3.1.4.5. Công tác phương pháp chế độ thống kê

Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác phương pháp chế độ thống kê trong hoạt động thống kê, Tổng cục Thống kê luôn chú trọng đến công tác nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng phương pháp thống kê mới nhằm nâng cao chất lượng của các sản phẩm thống kê. Năm qua công tác phương pháp chế độ thống kê đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, thể hiện cụ thể như sau:

- Đã chủ động đề xuất và được Chính phủ, Quốc hội đồng ý thay đổi niên độ Báo cáo thống kê hàng tháng và sử dụng Chỉ số giá tiêu dùng bình quân so với cùng kỳ năm trước làm thước đo lạm phát của nền kinh tế trong công tác lập kế hoạch, điều hành và đánh giá lạm phát của nền kinh tế.

- Ban hành 05 Phương án điều tra giá sản xuất thời kỳ 2015 - 2020 (Phương án Điều tra giá sản xuất hàng công nghiệp, Phương án Điều tra giá sản xuất nông lâm thủy sản, Phương án Điều tra giá sản xuất dịch vụ, Phương án Điều tra giá vận tải, kho bãi, Phương án Điều tra giá xuất khẩu, nhập khẩu) góp phần cải tiến tương đối toàn diện lĩnh vực thống kê giá. Bên cạnh đó, Tổng cục đã nghiên cứu, mở rộng mẫu điều tra giá tiêu dùng thời kỳ 2014 - 2019 để lồng ghép nội dung điều tra giá so sánh quốc tế (nội dung lồng ghép này sẽ được tiến hành từ năm 2017). Tổng cục đang nghiên cứu phương pháp thu thập, tính toán chỉ số giá tiền lương và chỉ số giá bất động sản, phối hợp với Bộ Xây dựng nghiên cứu, thống nhất về phương pháp luận điều tra và tính chỉ số giá xây dựng, nghiên cứu sử dụng bảng giá các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2015 thay cho bảng giá năm 2010 để tính giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp thủy sản.

- Nghiên cứu, cải tiến Phương án Điều tra công nghiệp tháng chuyển đổi năm gốc so sánh mới (năm gốc 2015 thay cho năm 2010).

- Ban hành Phương án Điều tra người sử dụng trái phép chất ma túy và Phương án Điều tra người khuyết tật. Đây là hai cuộc điều tra có tính đặc thù, nhậy cảm và lần đầu tiên được thực hiện trên mẫu quốc gia. Bên cạnh đó, Tổng cục đã cập nhật, hoàn thiện và ban hành hàng loạt Phương án các cuộc điều tra thường xuyên.

- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và nội dung hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; đã dự thảo và tổ chức hội thảo xin ý kiến các đơn vị liên quan về Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê.

- Xây dựng, trình Bộ trưởng để xem xét trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 09/3/2009 ban hành Bảng Danh mục giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân theo đúng tinh thần chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

- Nghiên cứu, báo cáo Lãnh đạo Bộ tính khả thi việc xây dựng bộ chỉ số đánh giá Bộ, ngành và các địa phương về mức độ hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Lãnh đạo Bộ đã giao Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương xây dựng Bộ chỉ số đánh giá đối với Bộ, ngành; Tổng cục Thống kê xây dựng Bộ chỉ số đánh giá đối với địa phương và sẽ bắt đầu thực hiện từ năm 2017.

- Góp ý, thẩm định một số dự thảo hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thống kê và phương án điều tra của Bộ, ngành, địa phương.

3.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn này được thu thập từ các nguồn số liệu sau:

- Báo cáo tổng kết năm của Cơ quan Tổng cục Thống kê (Báo cáo thực trạng đội ngũ cán bộ công chức năm, Báo cáo tổng kết công tác tổ chức cán bộ năm và phương hướng nhiệm vụ năm tiếp theo; Biểu thống kê số lượng, cơ cấu, chất lượng công chức..)

- Báo cáo công tác tổ chức, cán bộ năm của Vụ Tổ chức cán bộ, Cơ quan Tổng cục Thống kê.

- Chiến lược phát triển của ngành, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành, các báo cáo của Vụ Tổ chức cán bộ (Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức giai đoạn 2015 - 2020).

- Các bài viết về phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo đơn vị Cơ quan Tổng cục Thống kê, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

- Các bài viết trên sách báo, tạp chí và trên mạng internet, các báo cáo khoahọc về tạo động lực lao động để xây dựng cơ sở cho việc nghiên cứu.

3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc tạo động lực cho CBCC trong Cơ quan Tổng cục Thống kê, tác giả đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra.

+ Chọn mẫu điều tra: Để thực hiện luận văn này tác giả tiến hành thu thập số liệu theo phương pháp điều tra chọn mẫu. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2017 TCTK có 289 CBCC, trong đó có 32 cán bộ và 257 công chức, tác giả tiến hành chọn mẫu theo công thức Slovin như sau:

n = N/ (1 + N*e2)

Trong đó: n là số lượng mẫu cần xác định cho điều tra N là tổng số mẫu

e là mức độ chính xác mong muốn (do điều kiện có hạn về thời gian nên tác giả lựa chọn e = 10%)

Từ công thức trên, số mẫu được tính toán là 97 người, cụ thể: - Số cán bộ Cơ quan Tổng cục Thống kê là 25 người;

- Số công chức Cơ quan Tổng cục Thống kê là 72 người. + Phương pháp điều tra:

Tác giả dùng một hệ thống các câu hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập thông tin khách quan liên quan đến chủ đề nghiên cứu người được hỏi sẽ trả lời bằng cách viết vào phiếu điều tra trong một thời gian nhất định. Phương pháp này cho phép điều tra, thăm dò ý kiến đồng loạt nhiều người nên tác giả đã sử dụng phương pháp này.

+ Nội dung phiếu điều tra:

Bảng câu hỏi điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:

Phần I: Thông tin cá nhân của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, trình độ đào tạo, chức vụ, thời gian công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo động lực cho cán bộ công chức của tổng cục thống kê (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)