Quy định mức tiền các hoạt động phúc lợi tại TCTK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo động lực cho cán bộ công chức của tổng cục thống kê (Trang 82 - 84)

STT Phúc lợi xã hội tại TCTK Số tiền được hưởng

1 Tết thiếu nhi 1/6 100.000đ / cháu (con CBCC)

2 Mùng 2/9 200.000đ/ CBCC

3 Giỗ Tổ Hùng Vương 200.000/CBCC

4 Cán bộ công chức kết hôn 1.000.000đ

5 Con cán bộ công chức kết hôn 1.000.000đ

6 Bản thân CBCC chết 2.0000.000đ

7 Bố, mẹ, vợ/chồng, con của CBCC chết 1.000.000đ

8 CBCC ôm đau không phải mổ 500.000đ

9 CBCC ôm đau phải mổ 1.000.000đ

Nguồn: Phòng Tài Vụ -TCTK (2017)

Tuy đã có quy định mức tiền chi cho các hoạt động phúc lợi tại TCTK xong quy chế phúc lợi chưa được phổ biến sâu rộng đến toàn bộ CBCC, nhiều CBCC chưa hiểu rõ về các khoản phúc lợi mình được nhận từ TCTK nên đôi khi còn bị sao nhãng quên không thăm hỏi động viên kịp thời khi CBCC gặp nạn, ôm đau....do vậy chưa khuyến khích được toàn thể CBCC tham gia và ủng hộ các chương trình phúc lợi của TCTK.

4.1.2. Tạo động lực lao động thông qua công cụ phi tài chính

4.1.2.1. Đánh giá kết qủa thực hiện công việc

Đánh giá kết quả lao động được coi là đòn bẩy tạo động lực trong lao động. Việc đánh giá đúng hiệu quả lao động sẽ giúp cho việc trả lương và các khoản thu nhập một cách hợp lý. Những điều này có tác động trực tiếp đối với người lao động. Ban Lãnh đạo TCTK đã thấy được tầm quan trọng của công tác đánh giá thực hiện công việc nhưng chưa thực sự đầy đủ. Điều này thể hiện qua những mục đích sử dụng hệ thống đánh giá thực hiện công việc của các đơn vị còn chưa khai thác hết được các giá trị mà hệ thống đánh giá mang lại. Công tác đánh giá định kỳ của các đơn vị là hoạt động đánh giá hàng năm.

Hiện tại TCTK đang áp dụng hệ thống đánh giá CBCC để phân loại A,B,C theo thang điểm 100.

Tiêu chuẩn phân loại là:

Loại A: Từ 90-100 điểm; Hoàn thành tốt công việc Loại B: Từ 70 – dưới 90 điểm; Hoàn thành công việc Loại C: Từ 50- dưới 70 điểm; chưa hoàn thành công việc Dưới 50 điểm không xếp loại

Việc đánh giá hàng năm chủ yếu phục vụ mục đích tính lương và thành tích thi đua của CBCC và tập thể các đơn vị trong Tổng cục, do vậy hầu như CBCC đều được đánh giá hoàn thành công việc để hưởng đủ lương. Hoạt động đánh giá được thực hiện rất đơn giản và còn mang nặng tính hình thức, không phản ánh chính xác kết quả thực hiện công việc của CBCC. Đôi khi kết quả đánh giá phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm và thói quen của người lãnh đạo. Chính vì thế ảnh hưởng đến cảm nhận của CBCC về tính công bằng và chính xác của hệ thống đánh giá.

Quá trình xét tăng lương cho CBCC lãnh đạo có căn cứ vào kết quả đánh giá nhưng chỉ là để tham chiếu chứ chưa phải là yếu tố quyết định. Điều này thể hiện ở việc tất cả các CBCC cứ đến hẹn lại lên, 3 năm tăng lương đối với ngạch công chức, 2 năm tăng lương đối với ngạch cán sự. Do đó, khả năng kích thích tạo động lực qua đánh giá CBCC gắn liền với công tác trả lương còn chưa cao. Qua khảo sát tác giả thu được kết quả đánh giá của CBCC về đánh giá thực hiện công việc như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo động lực cho cán bộ công chức của tổng cục thống kê (Trang 82 - 84)