Đánhgiá của công chức vềthực hiệncôngviệc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo động lực cho cán bộ công chức của tổng cục thống kê (Trang 85 - 87)

Mức độ Chỉ tiêu

Tỷ lệ công chức đánh giá thực hiện công việc (%) Điểm bình quân Rất không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến rõ ràng Tương đối đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Hiểu rõ kết quả thực hiện công việc được đánh giá như thế nào

0 9,28 18,56 31,96 40,20 4,0

Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc rõ ràng, hợp lý

9,28 27,84 9,28 37,11 16,49 3,25

Đánh giá thực hiện chính

xác, công bằng 5,15 31,96 18,56 27,84 16,49 3,23 Chu kỳ đánh giá thực hiện

công việc hợp lý 16,49 31,96 9,28 18,56 23,71 3,1 Luôn có sự phản hồi về kết

quả thực hiện côngviệc 18,56 31,96 15,46 24,74 9,28 2,75 Kết quả đánh giá sử dụng

hợp lý trong các hoạt động quản lý CBCC

5,15 36,09 9,28 40,20 9,28 3,15

Cơ quan luôn thừa nhận thành tích

đóng góp bằng hành động cụ thể

9,28 31,96 9,28 36,09 13,39 3,25

Hài lòng với công tác đánh giá thực hiện công việc

7,22 27,84 15,46 26,80 22,68 3,31

Nguồn: Kết quả phiếu khảo sát (2018)

Công tác phản hồi thông tin đơn vị thực hiện chưa tốt. Đơn vị chưa tiến hành phỏng vấn đánh giá nên người quản lý không thể hiểu hết được những khó khăn, vướng mắc mà CBCC gặp phải trong quá trình làm việc, nên sẽ không có sự giúp đỡ và hỗ trợ kịp thời.

các hoạt động quản trị nhân lực. Đơn vị chủ yếu chỉ sử dụng kết quả đánh giá để phân loại CBCC phục vụ cho việc tính lương bổ sung, thưởng, đánh giá danh hiệu thi đua cuối năm mà chưa sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc để phục vụ cho việc bố trí nhân lực, thăng tiến, đào tạo phát triển nhân lực.

4.1.2.2. Bố trí công việc và sử dụng lao động hợp lý

Lãnh đạo TCTK rất quan tâm đến công tác phân tích công việc vì vậy đã chỉ đạo xây dựng Bộ quy định tiêu chuẩn chức danh công việc cho CBCC(PHỤ LỤC 1), nhằm quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận chức năng và các chức danh công việc trong quá trình làm việc nhằm tránh sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận, cá nhân; giúp cho CBCC hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của mình để chủ động thực hiện công việc và có sự phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận, cá nhân khác.

Tuy nhiên hoạt động phân tích công việc của TCTK vẫn còn một số tồn tại sau:

- Việc thực hiện phân tích công việc đã được tiến hành cho mỗi chức danh công việc cụ thể, nhưng được thực hiện một cách sơ sài. Ở mỗi chức danh, bản tiêu chuẩn chức danh mới chỉ nêu được một số nhiệm vụ chính của CBCC mà chưa nêu ra được tương ứng với mỗi nhiệm vụ chính đó thì họ có những nhiệm vụ cụ thể gì. Trong mô tả công việc của CBCC bản tiêu chuẩn chức danh công việc cũng chưa có quy định về mối quan hệ trong công việc, sự phối kết hợp trong thực hiện công việc để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cá nhân, các bộ phận hướng tới thực hiện mục tiêu chung của đơn vị.

- Về yêu cầu đối với người thực hiện công việc, có nội dung khá đơn giản, chưa chi tiết cụ thể. Các yêu cầu chủ yếu quan tâm đến bằng cấp, chứng chỉ của CBCCmà chưa quan tâm nhiều đến năng lực, kỹ năng, phẩm chất cần thiết của họ để đảm nhận chức danh công việc của mình.

- Hoạt động phân tích công việc chưa có kết quả tốt về bản tiêu chuẩn thực hiện công việc đối với mỗi chức danh. Đây là cơ sở chính cho đánh giá thực hiện công việc, hoạch định đào tạo, tuyển dụng. Chính vì chưa có bản tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng chức danh công việc cụ thể nên việc đánh giá thực hiện công việc tại đơn vị chỉ được dựa trên những tiêu chí chung chung, không mang tính định lượng, điều này ảnh hưởng đến tính chính xác của hệ thống đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo động lực cho cán bộ công chức của tổng cục thống kê (Trang 85 - 87)