Khái niệm và vai trò của tạo động lực cho ngườilao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo động lực cho cán bộ công chức của tổng cục thống kê (Trang 25 - 31)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về tạo động lực cho cán bộ công chức

2.1.2.Khái niệm và vai trò của tạo động lực cho ngườilao động

2.1. Cơ sở lý luận về tạo động lực cho cán bộ công chức

2.1.2.Khái niệm và vai trò của tạo động lực cho ngườilao động

2.1.2.1. Một số khái niệm

a. Động lực

Nghiên cứu động lực hoạt động của con người đã được thực hiện từ rất lâu trong lịch sử tâm lý học. Bằng các cách tiếp cận và nghiên cứu khác nhau, các nhà tâm lý học đã tìm cách lý giải tại sao con người có thể thực hiện được hành vi nào đó, tại sao hoạt động của anh ta có thể kéo dài trong một thời gian nhất định hoặc ngưng lại đúng lúc …

Theo từ điển Tiếng Việt: Động lực được hiểu là cái thúc đẩy, làm cho phát triển. Nhà nghiên cứu Mitchell 1999 cho rằng: “ Động lực là một mức độ mà một cá nhân muốn đạt tới và lựa chọn để gắn kết các hành vi của mình”.

Theo Vroom (1964), động lực là trạng thái hình thành khi người lao động kỳ vọng rằng họ sẽ nhận được kết quả, phần thưởng như mong muốn nếu họ nỗ lực thực hiện công việc.

Theo Mullins (2007) động lực có thể được định nghĩa như là một động lực bên trong có thể kích thích cá nhân nhằm đạt mục tiêu để thực hiện một số nhu cầu hoặc mong đợi.

Guay, F et al. (2010) định nghĩa: “Động lực là lý do để thực hiện hành vi”

Sheri Coates Broussard and M. E. Betsy Garrison (2004) “Động lực là cái thúc đẩy con người làm hoặc không làm một điều gì đó.

Theo Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2007), “Động lực là sự khao khát và tự nguyện của con người để nâng cao mọi nỗ lực của mình nhằm đạt được mục tiêu hay kêt quả cụ thể nào đó’’

động lực như sau: “Động lực là sự khát khao và tự nguyện của con người nhằm tăng cường sự nỗ lực để đạt được mục đích hay một kết quả cụ thể (động lực bao gồm tất cả những lý do khiến con người hành động”.

b. Động lực lao động

Trong giai đoạn hiện nay, nguồn nhân lực của tổ chức đóng vai trò hết sức quan trọng, đó là nhân tố quyết định nên sự thành bại trong kinh doanh của tổ chức. Vấn đề tạo động lực lao động là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp, nó thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, nâng cao năng suất lao động.

Có nhiều quan niệm khác nhau về động lực lao động nhưng đều có những điểm chung cơ bản nhất.

Cũng nghiên cứu về động lực làm việc, một số chuyên gia tại Công ty Tâm Việt quan niệm về động lực lao động: “Động lực lao động là động cơ có ý thức hay vô thức khơi gợi và hướng hành động và việc đạt được mục tiêu mong đợi”. Như vậy, để tạo động lực cho ai đó thực hiện việc gì, bạn phải làm cho người đó muốn làm việc đó chứ không phải bị buộc phải làm…

Theo giáo trình quản trị nhân lực của ThS. Nguyễn Văn Điềm – PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân thì “Động lực lao động là sự khao khát, tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới một mục tiêu, kết quả nào đó”.

Theo giáo trình hành vi tổ chức của TS. Bùi Anh Tuấn, “Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người tích cực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng, nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như bản thân người lao động”.

Suy cho cùng động lực trong lao động là sự nỗ lực, cố gắng từ chính bản thân mỗi người lao động mà ra. Như vậy mục tiêu của các nhà quản lý là phải làm sao tạo ra được động lực để người lao động có thể làm việc đạt hiệu quả cao nhất phục vụ cho tổ chức. Vì vậy “Động lực lao động là sự khao khát, tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức.

Động lực lao động không xuất phát từ bất kỳ sự cưỡng chế nào, không phát sinh từ các mệnh lệnh hành chính. Động lực lao động không biểu hiện qua lời nói mà qua các hành động cụ thể, nó xuất phát từ trong nội tâm của người lao động. Động lực cá nhân là kết quả của rất nhiều nguồn lực trong hoạt động đồng thời

trong bản thân mỗi người và trong môi trường sống, làm việc. Do vậy, hành vi có động lực (hay hành vi được thúc đẩy, khuyến khích) trong tổ chức là kết quả tổng hợp của sự kết hợp tác động của nhiều yếu tố như văn hóa tổ chức, kiểu lãnh đạo, cấu trúc của tổ chức, các chính sách nhân lực của tổ chức và cách thức triển khai thực hiện hiện các chính sách đó. Các yếu tố thuộc về các nhân người lao động cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực cho chính họ như nhu cầu, mục đích, các giá trị, lý tưởng, hoài bão, các kế hoạch trong tương lai.

Với những cách hiểu như trên, có thể rút ra một cách hiểu chung nhất về động lực lao động: “Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người tích cực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng, nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như bản thân người lao động”.

Suy cho cùng động lực trong lao động là sự nỗ lực, cố gắng từ chính bản thân mỗi người lao động mà ra. Như vậy mục tiêu của các nhà quản lý là phải làm sao tạo ra được động lực để người lao động có thể làm việc đạt hiệu quả cao nhất phục vụ cho tổ chức. Theo giáo trình Quản trị nhân lực II của trường Đại học Lao động xã hội: “Tạo động lực lao động là tổng hợp các biện pháp và cách ứng xử của tổ chức, của các nhà quản lý nhằm tạo ra sự khát khao và tự nguyện của người lao động cố gắng phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổchức”.

Tạo động lực là những hoạt động (các chính sách, biện pháp, cách thức…) mà nhà quản lý tác động tới người lao động nhằm thúc đẩy họ tham gia và làm việc với hiệu quả cao nhất đem lại lợi ích cho cá nhân họ và đóng góp lớn nhất cho tổ chức, doanhnghiệp.

Mục đích của tạo động lực là làm tăng khả năng làm việc, tăng năng suất, chất lượng công việc và mang lại hạnh phúc cho người lao động.

Đối với doanh nghiệp, mục tiêu sử dụng lao động là hiệu quả, năng suất và sự lâu dài. Do vậy các doanh nghiệp luôn đưa ra các biện pháp nhằm động viên khuyến khích người lao động để họ nỗ lực mang hết khả năng của mình ra làm việc và giữ họ gắn bó lâu dài doanh nghiệpmình.

Đối với người lao động, quá trình lao động ở doanh nghiệp luôn có hướng bị nhàm chán, bị tác động bởi các yếu tố trong quan hệ lao động và quan hệ xã hội. Vì vậy tinh thần thái độ và tính tích cực của họ có xu hướng giảm sút và tất yếu họ sẽ tìm lối thoát là đi khỏi doanh nghiệp. Do đó để tạo được động lực lao

động mạnh mẽ cho người lao động cần phải tìm những biện pháp nhằm tăng cường sự thỏa mãn của con người cả về vật chất lẫn tinh thần, thúc đẩy họ đem hết khả năng của mình phục vụ doanh nghiệp. Từ đó, nhà quản lý đưa ra chính sách phù hợp tạo sự say mê, hứng thú làm việc cho mỗi ngườilao động.

c. Tạo động lực làm việc cho người lao động

Vấn đề tạo động lực làm việc cho nhân lực nói chung và cho người lao động trong tổ chức nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo Lê Thanh Hà (2008): “Tạo động lực lao động là tổng hợp các biện pháp và cách hành xử của tổ chức, nhà quản lý để tạo ra sự khát khao, tự nguyện của người lao động buộc họ phải nỗ lực, cố gắng phấn đấu nhằm đạt được các mục tiêu mà tổ chức đề ra. Các biện pháp được đặt ra có thể là các đòn bẩy kích thích về tài chính, phi tài chính, cách hành xử của tổ chức được thể hiện ở điểm tổ chức đó đối xử lại với người lao động như thế nào”.

Theo Bùi Anh Tuấn (2009): “Tạo động lực lao động được hiểu là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong làm việc”.

Trong Giáo trình Quản trị Nhân lực của TS. Lê Thanh Hà (2009) viết: “Tạo động lực lao động là tổng hợp các biện pháp và cách ứng xử của tổ chức, của các nhà quản lý nhằm tạo ra sự các mục tiêu của tổ chức”.

Từ các khái niệm trên có thể hiểu rằng tạo động lực làm việc cho người lao động chính là việc các nhà quản trị vận dụng một hệ thống các chính sách, biện pháp cách thức quản lý tác động tới người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong công việc, thúc đẩy họ hài lòng hơn với công việc và mong muốn được đóng góp cho tổ chức, doanh nghiệp.

2.1.2.2. Vai trò của tạo động lực cho người lao động

Tạo động lao động tác động đến khả năng tinh thần, thái độ làm việc nhằm đem lại hiệu quả cao công việc và luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọngvới toàn bộ hoạt động quản trị kinh doanh. Tạo động lực lao động là trách nhiệm và mục tiêu của nhà quản lý. Tạo động lực lao động đóng vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất lao động khi các điều kiện đầu vào khác không đổi. Vai trò của công tác tạo động lực được xét trên ba khía cạnh: người lao động, tổ chức và xã hội.

a. Đối với người lao động

lực và đem hêt khả năng tâm huyết của mình vào công việc. Người lao động có hứng thú trong công việc, được làm việc với sự thoải mái làm cho người lao động có được trạng thái tinh thần tốt, không bị căng thẳng thần kinh, không ảnh hưởng tới sức khỏe từ đó họ có thể khámphá ra được niềm vui trong công việc.Tái tạo sức lao động cho người lao động: Khi người lao động được nhận phần khuyến khích về vật chất là tiền thưởng thì đây cũng là một khoảntiền giúp tái tạo sức lao động, họ có thể sử dụng nó vào việc nghỉ ngơi hoặc mua sắm những thứ họ cần, điều này cũng làm cho người lao động có tinhthần tốt hơn và muốn nhận được thêm những phần thưởng đó họ càng phảicố gắng.

Cùng với sự cố gắng của người lao động là hiệu quả công việc ngày một nâng cao, chính nhờ sự cố gắng của mỗi người lao động đã tạo nên môi trường làm việc năng động, hiệu quả, điều này tác động vào người lao động khiến họ được cống hiến sức lao động trong môi trường chuyên nghiệp, con người sẽ được phát triển, năng động và sáng tao hơn. Trong khi người lao động đang cố gắng để tạo thêm thu nhập cho mình thì họ cũng đã làm cho môi trường làm việc của họ ngày càng tốt hơn. Mỗi người sẽ có trách nhiệm với công việc hơn và thi đua nhau cùng cố gắng.

b.Đối với tổ chức

Tăng năng suất lao động: người lao động có động lực làm việc thì họ sẽ cố gắng hoàn thành công việc được giao và có thể sáng tạo ra một số biệnpháp cải tiến kỹ thuật, thao tác làm việc dẫn đến năng suất lao động được tăng lên. Từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho tổ chức. Ổn định hoạt động sản xuất – kinh doanh: Khi người lao động đượcthỏa mãn nhu cầu thì họ sẽ yên tâm làm việc cho tổ chức từ đó hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ổn định.

Thu hút được nhiều nhân tài: Khi chính sách tạo động lực của tổ chức tốt thì sẽ tạo được sự chú ý của người lao động có trình độ và năng lực trên thị trường lao động và họ rất có thể sẽ đến với tổ chức.

Giữ chân nhân tài: Tổ chức trong quá trình hoạt động chắc chắn sẽ không tránh khỏi những lúc gặp khó khăn, nếu việc giữ chân nhân tài không được tốt thì doanh nghiệp sẽ gặp tổn thất rất lớn, và tạo động lực giúp tổ chứclàm được điều đó.

Tối thiểu hóa các chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, thời gian do người lao động tiết kiệm được; chi phí tuyển dụng, đào tạo mới do giảm thiểu việc người lao động thôi việc…

Mối quan hệ trong tổ chức được cải thiện: Những quan hệ trong tổ chức như quan hệ giữa nhân viên với lãnh đạo, quan hệ đồng nghiệp…, đều có chiều hướng tốt nếu người lãnh đạo có phong cách lãnh đạo đúng đắn và tạo động lực làm việc cho nhân viên kịp thời. Nhân viên sẽ cảm thấy vui vẻ khi được làm việc, được nhận phần thưởng, hoạt động trong môi trường công bằng, minh bạch. Từ đó họ sẽ quý trọng lãnh đạo và mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo tốt đẹp lại chính là động lực để nhân viên làm việc tốt hơn.

Ngoài ra mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau tốt đẹp mọi người cùng muốn phấn đấu, không khí làm việc sẽ sôi nổi, thân thiện mọi người cùng cảm thấy thoải mái, như vậy công việc sẽ tốt hơn.

Tinh thần làm việc, trách nhiệm được nâng cao: Khi những người lao động được quan tâm, khuyến khích làm việc, họ sẽ nhận thấy tầm quan trọng của công việc mình đang làm nên họ sẽ có trách nhiệm cao hơn trong công việc.

c. Đối với xã hội

Một trong những chiến lược của mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững là con người, bởi tất cả mọi cuả cải vật chất đều do con người tạo ra; trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất. Để tăng năng suất lao động của cải vật chất nói riêng, doanh nghiệp nói chung ngưới lao động cần có động lực để làm việc. Khi năng suất lao động tăng, kéo theo của cải vật chất tạo ra cho xã hội ngày càng nhiều do đó mà nền kinh tế - xã hội có sự tăng trưởng. Kinh tế - xã hội tăng trưởng sẽ giúp con người có điều kiện thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng đa dạng, điều đó cho thấy xã hội văn minh và phát triển hơn. Như vậy động lực lao động đã gián tiếp làm cho xã hội phát triển dựa trên sự phát triển của các công ty, doanh nghiệp, tổ chức và đời sống người lao động.

Tạo động lực lao động là chìa khóa để cải thiện kết quả làm việc con người chỉ làm việc khi người ta muốn, tức là có động lực từ chính bản thân họ hoặc có động lực thúc đẩy họ lao động, nghĩa là từ các nhân tố bên ngoài. Do đó tạo động lực cho người lao động là một nội dung không thể thiếu đối với mỗi nhà quản trị nếu muốn tổ chức tồn tại và phát triển vững mạnh.

Thực tế cho thấy kết quả của công việc có thể được xem như một hàm số của năng lực và đông lực làm việc: năng suất công việc = năng lực + động lực. Năng lực làm việc phụ thuộc vào các yếu tố như giáo dục, kinh nghiệm, kỹ năng. Cải thiện năng lực làm việc thường diễn ra chậm sau một quãng thời gian nhất

định. Ngược lại động lực làm việc có thể được cải thiện một cách nhanh chóng với tác động của nó tới thái độ và hành vi của người lao động rất rõ nét đó là:

- Giúp người lao động làm việc hăng say hơn, yêu nghề hơn, có ý thức trách nhiệm hơn với công việc đảm nhận và do đó hiệu quả công việc cũng được nâng lên.

- Người lao động tận tâm, gắn bó hơn với tổ chức, thiết tha với tổ chức và có ý thức trung thành, xây dựng và phát triển tổ chức vững mạnh.

Như vậy động lực lao động là yếu tố rất quan trọng để nâng cao năng suất và hiệu quả công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo động lực cho cán bộ công chức của tổng cục thống kê (Trang 25 - 31)