Đặc điểm địa bàn và phươngpháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo động lực cho cán bộ công chức của tổng cục thống kê (Trang 58)

3.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỔNG CỦA TỔNG CỤC THÔNG KÊ 3.1.1. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Tổng cục Thống kê 3.1.1. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Tổng cục Thống kê

Hiện nay, Tổng cục Thống kê là cơ quan trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý nhà nước về thống kê; tổ chức các hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật. Tổng cục Thống kê được tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính: Cơ quan Tổng cục Thống kê ở Trung ương với 16 đơn vị hành chính và 9 đơn vị sự nghiệp; các cơ quan thống kê ở địa phương với 63 Cục Thống kê tỉnh, thành phố và 968 Chi cục Thống kê huyện, quận; với tổng số trên 5,3 nghìn công chức, viên chức, trong đó nữ chiếm tỷ lệ xấp xỉ 43%, 66% công chức, viên chức có trình độ đại học và trên đại học (Tổng cục Thống kê, 2016a).

Trải qua 2/3 thế kỷ xây dựng và trưởng thành, ngành Thống kê Việt nam đã và đang khẳng định được vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin thống kê phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp nhằm đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân. Những thông tin thống kê do Tổng cục Thống kê công bố, cung cấp là nguồn thông tin chính thống, có tính pháp lý, được các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế tin cậy, sử dụng.

Ngày 6 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 61/SL thành lập Nha Thống kê Việt Nam thuộc Bộ Quốc dân kinh tế - tiền thân của ngành Thống kê và Tổng cục Thống kê ngày nay và ngày 6/5 hàng năm trở thành ngày truyền thống của Ngành Thống kê Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2016a).

Trong những năm đổi mới vừa qua, công tác thống kê của nước ta đã có bước phát triển mới và đạt nhiều kết quả, tiến bộ trên mọi mặt: Môi trường pháp lý cho công tác thống kê được tăng cường, Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã được ban hành và phát huy tác dụng tích cực; Hệ

thống tổ chức thống kê Nhà nước tiếp tục được củng cố, hoàn thiện; Phương pháp luận thống kê theo chuẩn mực quốc tế từng bước được đổi mới và áp dụng thành công; Công nghệ hiện đại trong xử lý và truyền đưa thông tin ngày càng được áp dụng rộng rãi; Hoạt động phổ biến thông tin thống kê từng bước được đổi mới với nhiều hình thức đa dạng; Lĩnh vực hợp tác quốc tế cũng đạt nhiều kết quả qua việc Tổng cục Thống kê tích cực, chủ động hội nhập và tham gia vào các hoạt động thống kê quốc tế…Qua đó, vị thế của Thống kê Việt Nam trong khu vực và trên thế giới đã dần được nâng lên (Tổng cục Thống kê, 2016b).

Về chức năng: (1) tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý nhà nước về thống kê, điều phối hoạt động thống kê, (2) tổ chức các hoạt động thống kê và (3) cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật (Thủ tướng Chính phủ, 2010).

Về nhiệm vụ, quyền hạn: (1) tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng các văn bản pháp quy để trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng ban hành; quản lý việc công bố thông tin thống kê kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật; (2) thực hiện báo cáo phân tích và dự báo thống kê tình hình kinh tế - xã hội hàng tháng, quý, năm; (3) đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; (4) thẩm định phương án điều tra thống kê, Chế độ báo cáo thống kê cơ sở, Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp của các Bộ, ngành, địa phương; (5) thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê; (6) tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học trong hoạt động thống kê; (7) quản lý tổ chức bộ máy, nhân lực, tài chính…(Thủ tướng Chính phủ, 2010).

Tuy nhiên để đáp ứng tốt hơn yêu cầu hội nhập và phát triển, ngành Thống kê Việt Nam cần có những bước đổi mới quan trọng. Ngày 2 tháng 3 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 312/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê; Tiếp sau đó, ngày 18 tháng 10 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1803/QĐ-TTg

phê duyệt Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn năm 2030. Đây là những căn cứ quan trọng để ngành Thống kê Việt Nam tiếp tục nâng cao năng lực, phát triển mạnh hơn, sâu hơn quá trình hội nhập với thống kê thế giới, đặc biệt đáp ứng và thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chính trị đã được Đảng và Nhà nước giao phó với mục tiêu: “Thống kê Việt Nam phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở hoàn thiện hệ thống tổ chức, bảo đảm đủ số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng đồng bộ phương pháp thống kê tiên tiến và tăng cường sử dụng công nghệ hiện đại; Hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia tập trung, thống nhất, thông suốt và hiệu quả với số lượng thông tin ngày càng đầy đủ và chất lượng thông tin ngày càng cao; phấn đấu đến năm 2020 Thống kê Việt Nam đạt trình độ khá và năm 2030 đạt trình độ tiên tiến trong khu vực” (Thủ tướng Chính phủ, 2011).

Tổ chức bộ máy, Căn cứ Quyết định số 54/2010/QĐ-TTg ngày 24/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất (Thủ tướng Chính phủ, 2010).

- Cơ quan Tổng cục Thống kê ở Trung ương:

Các tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm 15 đơn vị:

+ Vụ Phương pháp chế độ Thống kê và Công nghệ thông tin; + Vụ Thống kê Tổng hợp;

+ Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia; + Vụ Thống kê Công nghiệp;

+ Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản; + Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ;

+ Vụ Thống kê Xây dựng và Vốn đầu tư; + Vụ Thống kê giá;

+ Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường;

+ Vụ Thống kê Nước ngoài và hợp tác quốc tế; + Vụ Tổ chức cán bộ;

+ Vụ Kế hoạch tài chính;

+ Vụ Pháp chế và Thanh tra thống kê;

+ Văn phòng (có Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh).

- Ở cơ quan Tổng cục: Lãnh đạo Tổng cục: Tổng cục trưởng; 3 Phó Tổng cục trưởng. Các vụ gồm: 15 Vụ trưởng và tương đương, 35 phó Vụ trưởng và tương đương.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê

Ngày 24/8/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 54/2010/QĐ- TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ngành Thống kê trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, theo đó ngành Thống kê được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất. Cơ quan Tổng cục Thống kê ở Trung ương gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc và 9 đơn vị sự nghiệp. Cơ quan Thống kê ở địa phương gồm 63 Cục Thống kê ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục Thống kê cấp tỉnh) trực thuộc ngành Thống kê và gần 700 Chi cục Thống kê ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chi cục Thống kê cấp huyện) trực thuộc Cục Thống kê cấp tỉnh (Thủ tướng Chính phủ, 2010).

Tổng cục Thống kê gồm có 15 đơn vị, trong đó Tổng cục trưởng phụ trách 05 vụ chức năng: Vụ TK Tổng hợp, Vụ TK Thương mại và Dịch vụ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch tài chính Văn Phòng Tổng cục; còn 03 Phó Tổng cục trưởng phụ trách 10 vụ nghiệp vụ còn lại: Vụ Phương pháp chế độ TK và Công nghệ thông tin; Vụ TK Tổng hợp; Vụ TK Công nghiệp; Vụ TK Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản; Vụ TK Nước Ngoài và Hợp tác quốc tế; Vụ TK Xây dựng và Vốn đầu tư; Vụ TK Giá; Vụ TK Dân số và Lao động; Vụ TK Xã hội và Môi trường; Vụ TK Tài khoản quốc gia.

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018)

3.1.3. Đặc điểm lao động của Tổng cục Thống kê

3.1.3.1.Quy mô và chất lượng cán bộ công chức.

a. Quy mô cán bộ công chức của TCTK

Tổng số CBCC thuộc TCTK quản lý có đến ngày 31/12/2017 là 289 người. Năm 2016 là 288 người và năm 2015 là 304 người.

Biểu đồ 3.1. Số lượng CBCC của TCTK trong 03 năm 2015 - 2017

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, TCTK (2017).

b.Cơ cấu cán bộ công chức theo giới tính, độ tuổi và trình độ đào tạo

- Năm 2015 số Tổng cục Thống kê là 304 người, trong đó, nữ 183 người, chiếm 60,2%. Năm 2016 số CBCC của Tổng cục Thống kê là 288 người, trong đó, nữ 178 người, chiếm 61,8% Số CBCC của Tổng cục Thống kê năm 2017 là 289 người, trong đó, nữ 175 người, chiếm 60,6%.

- Cán bộ công chức của TCTK ngày càng được trẻ hóa, tỷ lệ CBCC trong độ tuổi 30-40 tăng dần qua các năm. Năm 2015 tỷ lệ CBCC trong độ tuổi này là 43,4% và năm 2017 tăng lên là 45,0%.

- Chất lượng đội ngũ CBCC của TCTK ngày một nâng cao. Số lương CBCC có trình độ Thạc sỹ, Tiên sỹ tăng dần qua các năm.Năm 2017 số người có trình độ tiến sỹ là 5 người, chiếm 1,7%, tổng số CBCC; thạc sỹ là 89 người, chiếm 30,7%, tăng 2,6 % so với năm 2016. Sau 3 năm, số CBCC có trình độ đào tạo sau đại học ngày càng tăng, điều đó cho thấy trình độ của cán bộ công chức ngày càng đáp ứng được với yêu cầu thực tế của công việc.

280 285 290 295 300 305 2015 2016 2017 304 288 289

Bảng 3.1. Cơ cấu CBCC phân theo giới tính, độ tuổi và trình độ đào tạo

STT Cơ cấu CBCC

phân theo..

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) I Giới tính 304 100 288 100 289 100 1 Nam 121 39,8 110 38,2 114 39,4 2 Nữ 183 60,2 178 61,8 175 60,6 II Độ tuổi 304 100,0 288 100,0 289 100,0 1 Dưới 30 tuổi 55 18,1 45 15,6 48 16,7 2 Từ 30 - 40 tuổi 132 43,4 130 45,0 130 45,0 3 Từ 41 - 50 tuổi 57 18,6 58 20,2 60 20,7 4 Trên 50 60 19,9 55 19,2 51 17,6 III Trình độ đào tạo 304 100,0 288 100,0 289 100,0 1 Tiến sỹ 2 0,6 3 1,1 5 1,7 2 Thạc sỹ 61 20,1 81 28,1 89 30,7 3 Đại học 241 79,3 204 70,8 195 67,4 Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, TCTK (2017)

3.1.4. Kết quả hoạt động của Tổng cục Thống kê giai đoạn 2015-2017

3.1.4.1. Biên soạn và phổ biến thông tin thống kê

Ngành Thống kê đã bám sát các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước để tổ chức thu thập, tổng hợp, biên soạn một khối lượng lớn thông tin thống kê phục vụ kịp thời đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm được bổ sung nhiều thông tin có chất lượng, phản ánh bức tranh kinh tế vĩ mô, xu hướng sản xuất kinh doanh, đồng thời kiến nghị các giải pháp để Chính phủ tham khảo trong chỉ đạo, điều hành. Trên cơ sở Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội đầy đủ, Tổng cục đã biên soạn báo cáo tóm tắt với dãy số liệu của cả giai đoạn gửi Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng.

Niên giám Thống kê quốc gia đầy đủ và tóm tắt được xuất bản đúng thời gian quy định và bảo đảm chất lượng. Nội dung Niên giám được cải tiến, bổ sung thêm phần đánh giá tổng quan và từng ngành, lĩnh vực, đồng thời ứng dụng đồ họa Inforgraphic trong Niên giám, giúp chuyển tải thông tin hiệu quả hơn.

Nhiều báo cáo, ấn phẩm phân tích chuyên sâu đã được biên soạn và xuất bản như: Báo cáo “Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo” hàng quý, 6 tháng và cả năm, báo cáo phân tích đánh giá “Mức độ sẵn sàng hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam”. Các báo cáo này đã được gửi tới các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ làm tài liệu tham khảo, phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành phát triển doanh nghiệp trong xu thế hội nhập nhằm nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam; ấn phẩm “Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2011 - 2015”, “Năng suất lao động của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, “Hiệu quả của các doanh nghiệp trong nước 10 năm 2005 - 2014”, “Hiệu quả của các doanh nghiệp FDI 10 năm 2005 - 2014”, “Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 5 năm 2010 - 2014”, “Doanh nghiệp Việt Nam 15 năm đầu Thế kỷ XXI”, “Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2014”,“Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015 với các nước tham gia TPP”; “Kết quả Điều tra cá thể năm 2015”, “Số liệu kinh tế - xã hội Việt Nam 15 năm đầu thế kỷ XXI”; “Kết quả Điều tra chi tiêu của khách Việt Nam ra nước ngoài năm 2015”, “Tư liệu kinh tế - xã hội chọn lọc từ kết quả các cuộc điều tra 15 năm đầu thế kỷ XXI”, “Số liệu kinh tế - xã hội các nước ASEAN giai đoạn 2000 - 2013”. Những ấn phẩm thống kê này được các cấp, các ngành đánh giá cao và sử dụng hiệu quả trong hoạch định kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những năm qua, Tổng cục đã tổ chức thành công các cuộc Họp báo công bố tình hình kinh tế - xã hội Quý I, 6 tháng đầu năm, 9 tháng và cả năm. Năm 2016 là năm đầu tiên Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội hàng quý nhằm thông tin kịp thời, công khai và đầy đủ tới đông đảo người sử dụng. Bên cạnh việc tổ chức các cuộc Họp báo thông báo tình hình kinh tế - xã hội, Tổng cục Thống kê đã công bố lịch phổ biến thông tin thống kê trên Trang Thông tin điện tử của Ngành và phát hành ấn phẩm “Giới thiệu một số sản phẩm thông tin thống kê chủ yếu” nhằm thông báo công khai thời điểm và các loại ấn phẩm Tổng cục Thống kê sẽ công bố để người dùng tin chủ động nắm bắt và đây

cũng là lời cam kết của Tổng cục Thống kê đối với người dùng tin về tính kịp thời của thông tin thống kê.

3.1.4.2. Công tác Tổ chức điều tra và xử lý thông tin điều tra thống kê

Trong năm 2015- 2017, toàn Ngành đã thực hiện rất nhiều cuộc điều tra thống kê theo như kế hoạch. Bên cạnh việc thực hiện các cuộc điều tra thường xuyên, Tổng cục đã tập trung tiến hành một số cuộc điều tra lớn, quan trọng trong kế hoạch.

- Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2016

Ngành Thống kê là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp đã tích cực hoàn thành các công việc của Tổng điều tra như: công tác chuẩn bị; công tác thu thập thông tin; kiểm tra, giám sát và phúc tra; nghiệm thu kết quả thu thập thông tin theo đúng phương án của Tổng điều tra. Kết quả sơ bộ đã được tổng hợp và công bố tại kỳ họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2016.

- Điều tra doanh nghiệp và điều tra xu hướng kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Phương án Điều tra doanh nghiệp năm 2016 có một số cải tiến, hoàn thiện hơn năm trước đó là: Tập trung điều tra theo hướng tiếp cận thu thập thông tin từ cơ sở trực thuộc doanh nghiệp; thu thập thông tin chi tiết, đầy đủ đối với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo động lực cho cán bộ công chức của tổng cục thống kê (Trang 58)