Phươngpháp xử lý và phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo động lực cho cán bộ công chức của tổng cục thống kê (Trang 71 - 72)

3.2.1 .Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.Phươngpháp xử lý và phân tích số liệu

3.2.2.1.Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp theo phương pháp thống kê nhằm phục vụ cho việc phân tích vềthực trạng tạo động lực lao làm việc cho CBCCtrong TCTK và giải pháp tạo động lực lao động trong thời gian tới.

- Số liệu điều tra được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel.

3.2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Những thông tin sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí mô tả đặc điểm của CBCC và cơ chế tạo động lực làm việc: Thông tin về vị trí công tác, độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, nhu cầu được đào tạo, cơ cấu ngành nghề, mức độ thoả mãn, chế độ đãi ngộ, nhu cầu nhân sự trong tương lai, đào tạo lao động....Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn đã dùng các phương pháp sau đây:

a. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu để thấy đặc

điểm biến động của vấn đề cần nghiên cứu.

b. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu có tính chất như nhau. Phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh số liệu kỳ này với các số liệu kỳ trước để thấy rõ xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tạo động lực cho cán bộ công chức của tổng cục thống kê (Trang 71 - 72)