9. Kết cấu của Luận văn
3.4. Đổi mới phƣơng thức chuyển giao và ứng dụng kết quả NCKH vào
sản xuất nông nghiệp
Cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh Bạc Liêu chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Chính vỉ vậy mà các đề tài/dự án khoa học cũng tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Như số liệu thống kê ở Bảng 2.2, lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 - 2010 có 37/75 đề tài/dự án chiếm 49%, số đề tài/dự án không ứng dụng được và không nhân rộng được cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn gần 48,6%. Lĩnh vực nông nghiệp có tính đặc thù riêng đối với từng vùng, từng địa phương, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, tập quán, văn hóa… Do đó việc ứng dụng các kết quả NCKH vào thực tiễn có thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều ở các yếu tố này. Nhiều mô hình sản xuất áp dụng tiến bộ kỹ thuật được nghiên cứu tốt nhưng khi đưa vào mở rộng sản xuất thì không mang lại kết quả như mong muốn và chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Đây chính là hệ quả của công tác quản lý hoạt động KH&CN mới chỉ tập trung vào các yếu tố đầu vào, mà chưa chú trọng đúng mức đến quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra và phương thức ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Chính vì vậy phải tăng cường, đổi mới việc nhân rộng các kết quả NCKH bằng cách lồng ghép hài hòa các biện pháp chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông
nghiệp. Từ bất cập trên, Luận văn xin đề xuất ba biện pháp chuyển giao công nghệ như sau:
3.4.1. Biện pháp chuyển giao công nghệ theo chương trình đa ngành
Đây là biện pháp có mục tiêu, biện pháp đồng bộ được ứng dụng rộng rãi cho nhiều lĩnh vực KT - XH trong cùng một giai đoạn như: Nông nghiệp, môi trường, y tế, dịch vụ… Đặc điểm cơ bản của biện pháp này là sử dụng được nhiều kết quả đã nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, đa ngành, đa lĩnh vực trên cơ sở được phân tích kỹ và đầy đủ các điều kiện KT - XH, điều kiện tự nhiên của vùng và các địa điểm triển khai, nó được tính toán và phân tích đầy đủ và tương đối chính xác các điều kiện về nguồn lực đáp ứng cho chương trình khi thực hiện đạt được các mục tiêu đề ra. Thời gian cho chương trình dài, thường từ 3 - 5 năm, huy động được đông đảo cán bộ quản lý, các cơ quan tham gia và kết quả của chương trình được đánh giá theo từng năm nhằm phát huy những hiệu quả đạt được đồng thời rút kinh nghiệm khắc phục những nhược điểm, hạn chế.
3.4.2. Biện pháp chuyển giao công nghệ theo dự án chuyên ngành
Biện pháp này theo nhu cầu thực tiễn cho một ngành, một lĩnh vực cụ thể. Đặc điểm cơ bản của biện pháp này là thông qua hỗ trợ của dự án để chuyển giao công nghệ theo từng chuyên ngành có tính chuyên sâu tới người nông dân. Bản chất của biện pháp này là “cầm tay chỉ việc” hỗ trợ những khó khăn bước đầu để người nông dân nắm bắt kỹ thuật, tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất. Đây là biện pháp thực địa vì vậy đòi hỏi cán bộ quản lý cũng như nhà khoa học phải kiên trì vì trình độ và năng lực của người nông dân còn hạn chế, cần có thời gian để tiếp thu.
3.4.3. Biện pháp chuyển giao công nghệ bằng tập huấn và tham quan mô hình hình
Bằng việc nghiên cứu một mô hình ứng dụng một số công nghệ nào đó, sau đó quảng bá, giới thiệu để người nông dân tham gia học tập thông qua các cuộc hội thảo “đầu bờ”. Đặc điểm cơ bản của biện pháp này là phải tổ chức tuyên truyền thật tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng qua chương
trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư để mọi người biết đến mô hình; Tổ chức cho người dân đến tham quan, học tập trực tiếp mô hình; Phải có cán bộ kỹ thuật chuyên trách để giới thiệu, phổ biến công nghệ cho người dân đến học tập.
Từ những đặc điểm của các biện pháp chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp nêu trên, nếu chúng ta chỉ tập trung và dừng lại ở việc nghiên cứu các mô hình áp dụng công nghệ và sau đó chỉ dùng phương pháp chuyển giao công nghệ bằng tập huấn và tham quan mô hình như hiện nay là chưa có hiệu quả cao trong việc nhân rộng các kết quả nghiên cứu. Bởi khó khăn trong cơ cơ chế tài chính. Kinh phí chỉ cấp cho đến lúc mô hình được xây dựng thành công mà không có cơ chế cấp tiếp kinh phí cho công tác tuyên truyền liên tục kết quả nghiên cứu của mô hình trong thời gian dài. Mặt khác, kinh phí cũng không hỗ trợ cho nông dân đi lại tham quan, học tập mô hình đòi hỏi phải có thời gian nhất định để tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm.
Do vậy việc đẩy mạnh biện pháp chuyển giao công nghệ theo dự án chuyên ngành, đối với những mô hình áp dụng công nghệ mới, tiên tiến và quy mô áp dụng ở diện rộng, phù hợp với các điều kiện tự nhiên, KT - XH là giải pháp khả thi nhất. Công việc này phải được triển khai ngay sau khi nghiên cứu xong và được đánh giá nghiệm thu kết quả tốt. Đây chính là điều kiện để có thể hỗ trợ tốt nhất đối với nông dân về kinh phí, giống, vật tư và công nghệ, giúp cho người nông dân có thể tự mình tiếp thu được công nghệ, tự đảm nhiệm được công việc mới, khắc phục được những khó khăn về tài chính và năng lực tiếp thu công nghệ. Đây cũng là giải pháp nhanh nhất để triển khai nhân rộng các kết quả nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn.
Thay vì việc nghiên cứu mô hình sau đó thông qua việc tuyên truyền để phổ biến nhân rộng, thì nay các đề tài/dự án khi nghiên cứu tổng kết mô hình xong, có hiệu quả cần thiết phải được gắn với việc nhân rộng mô hình thông qua dự án khoa học. Sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học để triển khai thực hiện dự án. Việc nghiên cứu triển khai loại đề tài/dự án này được thực hiện gồm các bước như sau: i) Nghiên cứu mô hình; ii) Tổng kết mô hình
trình diễn; iii) Thông qua dự án khoa học để chuyển giao công nghệ, nhân rộng mô hình.