Vai trò của KH&CN trong phát triển KT-XH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực hiện ở tỉnh bạc liêu (Trang 32 - 35)

9. Kết cấu của Luận văn

1.6. Vai trò của KH&CN trong phát triển KT-XH

1.6.1. Mối quan hệ giữa Khoa học và Công nghệ

Giai đoạn đầu của lịch sử phát triển KH&CN, công nghệ phát triển trên cơ sở các kinh nghiệm tích lũy được và qua đó kích thích khoa học phát triển để giải thích những kinh nghiệm đó. Từ cuộc cách mạng công nghiệp ở cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, nhiều lĩnh vực, ngành công nghệ rất xa nhau đã có sự tăng trưởng phi thường dựa trên các nền tảng thành tựu của khoa học. Tại thời điểm đó, đã hình thành xu hướng công nghệ đi sau khoa học, ngược lại với quá trình trước kia. Mối quan hệ giữa Khoa học và Công nghệ đã trở nên rõ nét, gắn bó hơn và hình thành hai cách tiếp cận:

- Có thể tìm kiếm cơ hội triển khai công nghệ mới từ các phát triển trong NCKH.

- Sự triển khai giải pháp công nghệ mới nhằm đáp ứng một nhu cầu KT - XH sẽ kích thích các NCKH. Việc áp dụng các thành tựu khoa học giúp rút ngắn được thời gian triển khai các công nghệ mới. Về phần mình, công nghệ lại cung cấp phương tiện giúp nâng cao năng lực, rút ngắn thời gian trong NCKH.

Như vậy, quan hệ giữa Khoa học và Công nghệ là mối quan hệ hữu cơ giữa hai lĩnh vực không tách rời nhau, cùng tác động vào nhau và thúc đẩy nhau phát triển.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý đến những điểm khác biệt giữa Khoa học và Công nghệ. Theo Vũ Cao Đàm3, có các điểm khác nhau cơ bản sau:

- Tri thức về khoa học là tri thức hiểu: Hệ thống tri thức về quy luật sự vật. Tri thức về công nghệ là tri thức làm: hệ thống tri thức về các giải pháp hành động.

- Sản phẩm của khoa học khó định hình trước. Sản phẩm của công nghệ được xác định trước theo thiết kế, nếu sai so thiết kế bị xem là phế phẩm.

- Hoạt động khoa học luôn đổi mới, có kế thừa, không lặp lại. Hoạt động của công nghệ lặp lại theo chu kỳ chế tạo sản phẩm.

- Quá trình hoạt động khoa học mang tính xác suất, có tính rủi ro. Quá trình hoạt động của công nghệ mang tính tin cậy cao trên cơ sở một quy trình đã được nhà chế tạo chuẩn hóa và được người sản xuất làm chủ.

- Sản phẩm khoa học (phát minh, phát hiện) tồn tại mãi với thời gian. Sản phẩm công nghệ (sáng chế) tồn tại nhất thời và tiêu vong theo sự tiến bộ kỹ thuật.

- Lao động khoa học mang tính linh hoạt và sáng tạo. Lao động công nghệ được định khuôn chặt chẽ theo quy trình.

1.6.2. Mối quan hệ giữa KH&CN và phát triển KT - XH

Quan hệ giữa phát triển KH&CN với phát triển KT - XH, về mặt lý luận có thể xem xét trên cơ sở phân tích hai nguyên lý: Nguyên lý phát triển KT - XH dựa trên KH&CN và vai trò động lực của KH&CN đối với phát triển KT - XH.

Trước đây, sự tăng trưởng/phát triển kinh tế thường được nhận thức dựa vào các yếu tố là đất đai, lao động và vốn. Nếu xa xôi hơn nữa thì kinh tế học chính trị cổ điển chỉ coi có đất đai và lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Nguyên lý phát triển KT - XH dựa trên KH&CN được đề xuất lần đầu tiên tại khóa họp hằng năm lần thứ 40 của ESCAP của Liên Hiệp Quốc tổ

3

chức tháng 4 năm 1984. Nghị quyết của khóa họp này đã nhấn mạnh rằng tiến bộ của công nghệ là yếu tố quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế.

Chính xuất phát từ vai trò và sự đóng góp to lớn, ngày càng tăng của KH&CN trong phát triển KT - XH mà ESCAP đã khẳng định rằng: Nếu có kế hoạch sử dụng công nghệ thích hợp, nó có thể là chìa khóa cho một xã hội phồn vinh. Một khuyến cáo của Ủy ban này cho rằng “Việc duy trì một nền KH&CN cơ bản mạnh là điều cần thiết cho tăng trưởng kinh tế, lành mạnh xã hội và cạnh tranh quốc tế”. Lý luận và thực tiễn về quá trình tiến hóa và phát triển xã hội loài người đều chỉ ra vai trò ngày càng tăng và có tính chất quyết định của KH&CN. Chính vì vậy phát triển và ứng dụng các thành tựu của KH&CN là phương thức nhanh nhất để đạt mục tiêu phát triển KT - XH và chính các mục tiêu KT - XH lại tạo ra nhu cầu về phát triển KH&CN, bởi lẽ công nghệ là yếu tố của quá trình sản xuất. Mục tiêu phát triển KT - XH cao thì nhu cầu về KH&CN càng lớn. Khoa học tạo ra tiến bộ công nghệ, tiến bộ công nghệ tạo ra phần lớn sự tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng KT - XH tạo ra nhu cầu đối với KH&CN. Các mối quan hệ này gắn bó hữu cơ với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Về phần mình sự cạnh tranh trong tốc độ phát triển KT - XH thúc đẩy hoạt động NCKH ráo riết hơn, rộng lớn hơn và thiết thực hơn, và như vậy kết quả nghiên cứu không còn là để trưng bày hay “xếp ngăn kéo” mà kết quả nghiên cứu phải được chuyển giao cho sản xuất, được ứng dụng phục vụ cho các mục tiêu phát triển KT - XH.

Như vậy, hoạt động KH&CN vừa là kết quả của sự phát triển KT - XH, vừa là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi tích cực về mọi mặt đời sống xã hội.

Sự phát triển của KH&CN, tiến bộ của kỹ thuật phải căn cứ vào những mục tiêu, yêu cầu của nền kinh tế, của xã hội đặt ra cho mỗi thời kỳ/giai đoạn phát triển. Thế nhưng chính khi xác định những mục tiêu, yêu cầu của nền kinh tế, các nhà quản lý cũng không thể không căn cứ vào khả năng thực tế của KH&CN có thể làm cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển.

Tóm lại, có thể nói KH&CN ngày nay có ý nghĩa sống còn với sự phát triển KT - XH. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một điều rằng: Các nhà kinh tế cũng lại đã có những con số tổng kết từ thực tiễn cho thấy nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao không hẳn là hệ quả tất yếu của việc vận dụng tiến bộ KH&CN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực hiện ở tỉnh bạc liêu (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)