Quy trình xây dựng nhiệm vụ KH&CN của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực hiện ở tỉnh bạc liêu (Trang 35 - 37)

9. Kết cấu của Luận văn

1.7. Quy trình xây dựng nhiệm vụ KH&CN của Việt Nam

Hằng năm Bộ Khoa học và Công nghệ thay mặt Nhà nước có công văn hướng dẫn xây dựng nhiệm vụ KH&CN gửi các Bộ, ngành, địa phương và yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương báo cáo và xây dựng nhiệm vụ KH&CN của bộ, ngành, địa phương mình theo đúng với những chương, mục đã được hướng dẫn gửi về Bộ KH&CN, sau đó Bộ giao cho các Ban chủ nhiệm chương trình làm nhiệm vụ tổng hợp, xét chọn, khi các nhiệm vụ KH&CN đã được xét chọn bởi các Ban chủ nhiệm và được gửi về Bộ, nó sẽ được Bộ thành lập các Hội đồng chuyên ngành để thẩm định lại. Căn cứ kết quả thẩm định của các Hội đồng, Bộ trưởng Bộ KH&CN quyết định phê duyệt danh mục các nhiệm vụ KH&CN và báo cáo với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để hai bộ này trình Quốc hội phê duyệt nguồn kinh phí cho năm kế hoạch. Số kinh phí trình Quốc hội phê duyệt là tùy thuộc vào đề xuất của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ KH&CN không được thông báo trước. Sau khi được phân bổ kinh phí, tùy vào số kinh phí nhiều hay ít, Bộ KH&CN lựa chọn những nhiệm vụ KH&CN ưu tiên để đưa ra thông báo tuyển chọn hoặc giao trực tiếp cho tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện.

Về lý thuyết, qui trình trên là rất hợp lý và chặt chẽ nhưng trong thực tế việc triển khai thực hiện vẫn rất khó khăn, mất nhiều thời gian qua nhiều khâu xét chọn, thẩm định, và chờ phê duyệt nguồn kinh phí. Mặt khác, khâu xác định nhiệm vụ KH&CN ở các Bộ, ngành, địa phương chưa thật sự sát với nhu cầu thực tiễn. Các Bộ, ngành, địa phương thông thường khi có yêu cầu của Bộ KH&CN lại đưa yêu cầu xuống các đơn vị trực thuộc, các đơn vị trực thuộc đề xuất các nhiệm vụ trong phần lớn các trường hợp không căn cứ theo kế hoạch hoạt động, theo chiến lược phát triển của Bộ, ngành, địa phương mình, không đánh giá kết quả của các chương trình dự án đầu tư từ các năm trước,

không khảo sát nhu cầu thực tiễn xã hội mà theo ý kiến chủ quan của các cán bộ làm công tác NCKH của Bộ, ngành, địa phương và không quan tâm đến việc mình được phân bổ bao nhiều kinh phí, được phân bổ bao nhiều thì sử dụng bấy nhiêu. Điều này dẫn đến mặc dù các nhiệm vụ được các Bộ, ngành, địa phương đề xuất nhưng khi thực hiện thành công về mặt kỹ thuật lại không triển khai được kết quả nghiên cứu vào thực tiễn do không phù hợp với nhu cầu xã hội hoặc thiếu nguồn kinh phí để đưa vào áp dụng.

Tóm lại, từ phân tích trên Luận văn nhận định: Quy trình xây dựng nhiệm vụ KH&CN của nước ta vẫn theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, tuân theo cơ chế quản lý hành chính, nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý vẫn đóng vai trò chủ đạo, trong khi vai trò của các nhân tố khác như nhu cầu xã hội, doanh nghiệp, nhà khoa học chưa được đề cao, hay nói cách khác việc lập kế hoạch nhiệm vụ KH&CN ở nước ta hiện nay vẫn đang ở triết lý 3 của hoạt động KH&CN mà Luận văn đã trình bày ở mục 1.5.1 chương này và sự đổi mới là cần thiết.

* Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, Luận văn đã trình bày và phân tích cơ sở lý luận, bao gồm: Khái niệm đề tài/dự án, đề tài/dự án KH&CN, hoạt động KH&CN; lý luận về ứng dụng kết quả NCKH, nhu cầu về sản phẩm NCKH; lý thuyết về thị trường; đồng thời, đã phân tích khái niệm chính sách “khoa học và công

nghệ đẩy”, chính sách “thị trường kéo”, trong đó nêu rõ sự lạc hậu của chính

sách “khoa học và công nghệ đẩy”, muốn nâng cao khả năng ứng dụng kết

quả nghiên cứu vào thực tiễn thì cần phải tiến hành đổi mới hoạt động quản lý KH&CN theo mô hình “thị trường kéo”. Luận văn cũng đã phân tích vai trò của KH&CN trong phát triển KT - XH được thể hiện qua mối quan hệ hữu cơ giữa Khoa học và Công nghệ và giữa KH&CN với phát triển KT - XH. Chương 1 cũng đã nhận diện được quy trình xây dựng nhiệm vụ KH&CN chung hiện nay vẫn đang ở triết lý 3 của chính sách “khoa học và công nghệ

CHƢƠNG 2. HIỆN TRẠNG QUY TRÌNH XÉT CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TỈNH BẠC LIÊU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực hiện ở tỉnh bạc liêu (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)