Sản phẩm nghiên cứu không hoàn chỉnh, thiếu tính dự báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực hiện ở tỉnh bạc liêu (Trang 58 - 59)

9. Kết cấu của Luận văn

2.3. Nguyên nhân kết nghiên cứu của các đề tài/dự án không ứng dụng

2.3.3. Sản phẩm nghiên cứu không hoàn chỉnh, thiếu tính dự báo

Nguyên nhân dẫn đến kết quả các đề tài, dự án không ứng dụng được và không nhân rộng được là do kết quả nghiên cứu không hoàn chỉnh, thiếu tính toán tổng thể (chất lượng tốt nhưng giá thành cao, không phù hợp với điều kiện sử dụng, năng lực tiếp thu). Khi được hỏi về vấn đề này với 40

người tham gia phối hợp thực hiện đề tài/dự án (Phụ lục 2 mục 9) trả lời như số liệu thống kê ở Bảng 2.6 dưới đây:

Bảng 2.6. Kết quả nghiên cứu không hoàn chỉnh, thiếu tính toán tổng thể

Giá trị Số ngƣời trả lời Tỷ lệ %

Đồng ý 31 77,5%

Không đồng ý 9 22,5%

Tổng số 40 100%

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Có đến 31/40 người được hỏi đồng ý với câu trả lời là nguyên nhân dẫn đến kết quả các đề tài, dự án không ứng dụng được và không nhân rộng được là do sản phẩm nghiên cứu không hoàn chỉnh, thiếu tính toán tổng thể. Điều này cho thấy một đề tài/dự án khi nghiên cứu, ngoài yếu tố về mặt giá trị khoa học còn phải dự báo được khả năng áp dụng, giá thành và năng lực tiếp nhận. Qua nghiên cứu thực tiễn ở địa phương cho thấy:

- Kết quả đề tài nghiên cứu thành công nhưng đó chỉ mới là sản phẩm “mẫu”, chưa thể triển khai rộng ngay được, để được thị trường chấp nhận đòi hỏi phải được hoàn thiện về cả chất lượng, hình thức, giá thành phù hợp....; tuy nhiên theo quan điểm cấp quản lý thì đó là sản phẩm, như vậy đã hoàn thành hợp đồng chính vì vậy hầu hết sản phẩm không được hoàn chỉnh.

- Bản thân cơ sở không thấy được đây là cơ hội của nhà nước hỗ trợ để đổi mới sản phẩm, cần phải đầu tư chất xám cũng như kinh phí để hoàn thiện sản phẩm mà cho rằng đó là công việc của nhóm nghiên cứu đề tài.

- Một số kết quả nghiên cứu cho ra sản phẩm tốt, tuy nhiên giá thành và kỹ thuật cao không phù hợp với năng lực tiếp thu của người dân nên không

thể triển khai áp dụng được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực hiện ở tỉnh bạc liêu (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)