9. Kết cấu của Luận văn
1.5. Chính sách “khoa học và công nghệ đẩy” và “thị trƣờng kéo”
1.5.1. Khái niệm chính sách “khoa học và công nghệ đẩy”
Thuật ngữ KH&CN đẩy (Science and Technology Push) được hiểu là
kết quả nghiên cứu, công nghệ đưa vào sản xuất và tiêu thụ trên thị trường mà không cần tính đến mục đích tồn tại của doanh nghiệp và nhu cầu của người tiêu dùng. [6;43]
Để làm rõ khái niệm KH&CN đẩy, trước hết cần khảo sát các triết lý tồn tại quản lý KH&CN, theo Vũ Cao Đàm thì trong lịch sử khoa học của thế giới có 3 triết lý tồn tại của nền khoa học:
- Triết lý 1: Hoạt động KH&CN xuất hiện thuần túy do nhu cầu nội tại
của các cá nhân hoặc các nhóm tư nhân. Nhà nước không có bất kỳ mối quan tâm nào đối với hoạt động KH&CN.
- Triết lý 2: Hoạt động KH&CN bắt đầu được các nhà nước quan tâm. Có hai hình thức quan tâm: (1) Nhà nước công bố các chính sách vĩ mô tạo thuận lợi cho hoạt động KH&CN, định hướng ưu tiên thông qua các chính sách vĩ mô; (2) Nhà nước tài trợ một cách không vị lợi cho các hoạt động KH&CN của bất kỳ tổ chức nào trong xã hội. Trong cả hai hình thức này, nhà nước không can dự dưới bất kỳ hình thức nào vào các hướng nghiên cứu, trừ trường hợp Nhà nước muốn đặt hàng nghiên cứu để giải quyết một vấn đề nào đó mà Nhà nước quan tâm. Người ta gọi đó là mô hình của một “thiết chế tự trị trong khoa học” (Autonomous institution of Science). Đây là triết lý tổ chức KH&CN phổ biến hiện nay trên thế giới.
- Triết lý 3: Nhà nước chỉ huy hoạt động KH&CN thông qua các
chương trình, đề tài các cấp của Nhà nước; Nhà nước thành lập các tổ chức KH&CN “của” Nhà nước; Nhà nước đào tạo “đội ngũ” “cán bộ” KH&CN “của” Nhà nước; Nhà nước phân bổ ngân sách của Nhà nước cho các tổ chức KH&CN “của” Nhà nước để thực hiện các chương trình/đề tài “của” Nhà nước. Đây là triết lý tổ chức KH&CN trong tất cả các nước xã hội chủ nghĩa.
2 Khi biên soạn mục này, Luận văn đã sử dụng bài viết của Vũ Cao Đàm (6.2012): Các giải pháp đột phá về đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động KH&CN, đưa KH&CN thực sự trở thành động lực then chốt của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chính sách KH&CN đẩy là chính sách chủ động “đẩy” KH&CN vào sản xuất và đời sống. Chính sách này có giá trị nổi bật trong chiến tranh, khi các chính phủ muốn tận dụng mọi thành tựu KH&CN để tạo ra những vũ khí phục vụ chiến tranh. Triết lý này kéo dài từ cách mạng công nghiệp (thế kỷ XVII - XVIII), và nổi bật nhất trong thập niên 1950 - 1960, nhất là trong thời gian phục hồi kinh tế sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Vẫn theo khảo sát của Vũ Cao Đàm, thì:
- Việt Nam hiện vẫn đang đi theo “chính sách KH&CN đẩy”, với những chương trình/đề tài do Nhà nước chủ trì và do Nhà nước đặt kế hoạch áp dụng. Đó là một chính sách thịnh hành vào những thập niên thuộc nửa đầu thế kỷ XX, nghĩa là về triết lý chính sách KH&CN, Việt Nam đã lạc hậu so với thế giới trên nửa thế kỷ.
- Hệ thống KH&CN nước ta là một hệ thống KH&CN do Nhà nước chỉ huy theo triết lý “KH&CN đẩy” trong một hệ thống kinh tế đang chuyển hướng theo thị trường, nhưng lại thêm “định hướng xã hội chủ nghĩa”, với kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nghĩa là vẫn giữ quyền Nhà nước chỉ huy nghiêm ngặt.
Sau khi tham khảo từ tài liệu Martin, Michael J.C. (1994) và Vũ Cao Đàm (6.2012) về chính sách KH&CN đẩy, Luận văn đưa ra nhận định:
- Việc nghiên cứu và triển khai được thực hiện theo “kế hoạch” mà không căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của thị trường.
- Đa số kết quả nghiên cứu và triển khai trong trường hợp này không đạt hiệu quả kinh tế, một số trong đó không thể đưa vào áp dụng trong đời sống, sản xuất, mà buộc phải “cất ngăn kéo”.
- Việc chủ động “đẩy” KH&CN vào đời sống, sản xuất khi kết quả nghiên cứu và triển khai được thực hiện theo “kế hoạch” có thể dẫn đến tình trạng sản phẩm không được thị trường chấp nhận vì không đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Khi tuân theo chính sách KH&CN đẩy có thể dẫn đến nguồn kinh phí để tái đầu tư cho hoạt động KH&CN bị ảnh hưởng, vòng lẩn quẩn lại tác động đến kết quả thấp cho hoạt động KH&CN.
Tóm lại, chính sách KH&CN đẩy là chính sách chỉ có tác dụng trong một số trường hợp nhất định, đổi mới có thể khởi đầu bằng “lực đẩy” của KH&CN nhưng điều đó chỉ thành công khi nó đáp ứng được nhu cầu rõ ràng của thị trường hoặc giải quyết một số vấn đề kỹ thuật quan trọng.
1.5.2. Khái niệm chính sách “thị trường kéo”
Trong quá trình đổi mới, sức kéo của thị trường có tầm quan trọng đặc biệt. có thể đầu tư nhiều thời gian và tiền của cho công tác nghiên cứu và triển khai để phát triển sản phẩm, nhưng nếu như không nhìn rõ nhu cầu của thị trường thì ngay cả những sáng chế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cũng sẽ chỉ nằm trong “ngăn kéo”.
Để khảo sát thuật ngữ chính sách thị trường kéo, Luận văn tham khảo nghiên cứu của Vũ Cao Đàm (6.2012) về các thuật ngữ sau đây:
- Công nghệ kéo (Technology Pull/Driven), một chính sách xuất phát từ nhu cầu công nghệ của sản xuất, và công nghệ sẽ “kéo” khoa học đi theo. Chính sách này xuất hiện khi các nhà sản xuất đề xướng triết lý lấy công nghệ để giành thế mạnh cạnh tranh. Triết lý này kéo dài suốt nửa cuối thập niên 1960.
- Sản phẩm kéo (Product Pull/Driven), triết lý này là sự kế tiếp triết lý “Công nghệ kéo”. Các nhà kinh doanh cho rằng, cái họ cần chính là sản phẩm, chứ không phải là công nghệ. Chính từ sản phẩm sẽ kéo công nghệ theo, và đến lượt mình, công nghệ lại kéo khoa học theo. Triết lý này diễn ra vào đầu thập niên 1970, và kéo dài đến thập niên 1980.
- Thị trường kéo (Market Pull/Driven), là chính sách phát triển trong
điều kiện hệ thống kinh tế thế giới thành một thị trường mở. Và thị trường sẽ cuốn hút KH&CN đi theo nó, phục vụ cho các mục tiêu hợp tác và cạnh tranh. Chính sách này bắt đầu từ những thập niên 1980 - 1990 và kéo dài cho đến ngày nay.
- Nhu cầu kéo (Demand Pull/Driven), là sự mở rộng của chính sách thị trường kéo trên quy mô không chỉ trên thị trường, mà trên toàn xã hội.
Để khái quát mục chính sách KH&CN đẩy, chính sách thị trường kéo, Luận văn lấy sơ đồ do Martin, Michael J.C. đưa ra [6;44]
Hình 1.1. Sơ đồ “công nghệ đẩy”
Hình 1.2. Sơ đồ “thị trƣờng kéo”
- Ở mô hình “công nghệ đẩy”: khâu R&D được thực hiện trước tiên, đưa ra sản phẩm và “đẩy” vào thị trường. Trong mô hình này khoa học là cơ sở, tri thức, tiền đề của đổi mới công nghệ, hoạt động R&D là nhân tố thúc đẩy đổi mới công nghệ, Tuy nhiên nếu đổi mới công nghệ chỉ dựa vào khâu R&D mà không xuất phát từ nhu cầu thị trường, sẽ có khả năng xảy ra rủi ro là sản phẩm có thể không có thị trường tiêu thụ.
- Ở mô hình “thị trường kéo”: khâu khảo sát nhu cầu của thị trường được thực hiện trước tiên, sau đó mới tiến hành R&D. Trong mô hình này nhu cầu thị trường là tác nhân khởi thủy của các ý tưởng đổi mới có được thông qua quá trình tiếp xúc với khách hàng, nhu cầu này sẽ tạo cơ hội cho sản phẩm mới, quy trình mới và qua đó thúc đẩy hoạt động R&D.
Tóm lại, sau khi khảo sát quan niệm của Martin, Michael J.C. (1994) và
Vũ Cao Đàm (6.2012) về chính sách thị trường kéo, Luận văn đưa ra các nhận định sau đây về hoạt động KH&CN theo mô hình thị trường kéo:
- Để tiến hành cho khâu R&D, điều kiện tiên quyết phải dựa vào nhu cầu của người tiêu dùng và đòi hỏi của thị trường.
R&D Chế tạo Tiếp thị Nhu cầu
R&D Nhu cầu Thị trường đã biết Tiếp thị Chế tạo
- Một khi kết quả của khâu R&D được mua bán trên thị trường thì sẽ có nguồn kinh phí thu từ hoạt động này để tái đầu tư cho R&D, kéo theo hoạt động KH&CN đạt hiệu quả cao hơn.
- Hoạt động NCKH theo mô hình “thị trường kéo” sẽ khắc phục được tình trạng kết quả nghiên cứu không ứng dụng được vào thực tiễn, vì sản phẩm của nó có nơi tiêu thụ.