Quy trình đề xuất, xét chọn nhiệm vụ KH&CN tỉnh Bạc Liêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực hiện ở tỉnh bạc liêu (Trang 42 - 45)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2. Thực trạng xét chọn đề tài/dự án và ứng dụng kết quả NCKH tạ

2.2.2. Quy trình đề xuất, xét chọn nhiệm vụ KH&CN tỉnh Bạc Liêu

Hằng năm, trên cơ sở Nghị quyết phát triển KT - XH đã được đề ra trong kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh trước đó và văn bản hướng dẫn của Sở KH&CN về xây dựng nhiệm vụ KH&CN của năm kế hoạch, các Sở, ngành đề xuất nhiệm của ngành mình, cấp mình, đơn vị mình gửi về Sở KH&CN. Sở KH&CN tổng hợp và tổ chức Hội đồng tư vấn xét chọn thông qua hình thức bỏ phiếu cho từng nhiệm vụ KH&CN. Những nhiệm vụ KH&CN đạt được số phiếu đồng ý từ 70% trở lên của các thành viên Hội đồng tư vấn được

đưa vào danh mục nhiệm vụ KH&CN để trình Hội đồng KH&CN tỉnh xem xét, cho ý kiến. Những nhiệm vụ KH&CN đạt được từ 70% số phiếu trở lên của thành viên Hội đồng KH&CN tỉnh được đưa vào dự thảo kế hoạch KH&CN năm trình UBND tỉnh phê duyệt giao trực tiếp cho đơn vị, cá nhân là chủ thể đề xuất nhiệm vụ KH&CN chủ trì thực hiện.

Có thể mô tả quy trình đề xuất, xét chọn nhiệm vụ KH&CN hằng năm của tỉnh như hình 2.1.

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình đề xuất, xét chọn nhiệm vụ KH&CN hằng năm ở địa phƣơng

Như vậy, kế hoạch KH&CN hằng năm của tỉnh chủ yếu được xây dựng trên cơ sở xét chọn những đề xuất nhiệm vụ KH&CN của các đơn vị, cá nhân trực thuộc các Sở, ngành trong tỉnh, mà những ý tưởng đề xuất này chủ yếu dựa trên quan điểm chỉ đạo nghiệp vụ của các Sở, ngành và năng lực quan sát đời sống xã hội của các cá nhân là cán bộ quản lý kiêm nhiệm làm công tác NCKH ở các đơn vị, phần lớn là không căn cứ vào kế hoạch phát triển của ngành mình, đơn vị mình. Nghĩa là kế hoạch KH&CN được hình thành “từ dưới lên” chứ không phải được hình thành trên cơ sở “đề bài” đặt ra trước từ khảo sát nhu cầu thực tiễn xã hội ở địa phương “đặt hàng từ trên xuống”.

Sở KH&CN thông báo nội dung KH&CN hằng năm của tỉnh Các Sở, ngành (triển khai) Các tổ chức và cá nhân trực thuộc (đề xuất nhiệm vụ) Hội đồng tư vấn xét chọn Hội đồng KH&CN tỉnh Loại bỏ UBND tỉnh phê duyệt

Để chứng minh cho nhận định trên, tác giả Luận văn đã tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra đối với các chủ nhiệm đề tài, dự án đã thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010. Việc đề xuất, xét chọn nhiệm vụ KH&CN để xây dựng kế hoạch hằng năm của tỉnh, tác giả Luận văn đã hỏi 45 người bằng câu hỏi “Nhiệm vụ KH&CN hằng năm được đề xuất theo định hướng chỉ đạo của ai?”

(chọn nhiều phương án). Kết quả tần suất trả lời như Bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1. Đề xuất nhiệm vụ KH&CN hằng năm

Nội dung hỏi Trả lời

“có” (%)

Trả lời

“không” (%)

Theo chỉ đạo của tỉnh 62,6 37,4

Theo chỉ đạo của Sở/ngành 58,2 41,8

Theo chỉ đạo của cơ quan, đơn vị 62,8 37,2

Theo kế hoạch phát triển của ngành, đơn vị 20,8 79,2

Theo hợp đồng với đối tác 28,9 71,1

Tự mình đề xuất 54,5 45,5

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Từ số liệu trên cho thấy có đến 54,5% số nhiệm vụ KH&CN do cá nhân tự đề xuất, chỉ có 28,9% đề xuất theo hợp đồng với đối tác, đề xuất không theo kế hoạch phát triển của ngành, đơn vị chiếm đến 79,2%, còn lại là theo chỉ đạo nghiệp vụ của cấp trên. Điều này cho thấy nhận định mà tác giả Luận văn đã trình bày ở trên là hoàn toàn có cơ sở thực tiễn.

Phương thức đề xuất, xét chọn xây dựng kế hoạch này có những bất cập như sau:

- Việc xây dựng nhiệm vụ KH&CN rất thụ động, phụ thuộc nhiều vào việc đề xuất nhiệm vụ KH&CN của các đơn vị, cá nhân trực thuộc các Sở, ngành kiêm nhiệm làm công tác NCKH. Sự không chuyên, hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu của đội ngũ cán bộ này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả nghiên cứu.

- Ý tưởng đề xuất không xuất phát từ nhu cầu của xã hội cần những sản phẩm gì từ hoạt động NCKH, dẫn đến việc xét chọn, xây nhiệm vụ KH&CN hằng năm không sát với thực tiễn.

- Nhiệm vụ KH&CN ở địa phương chủ yếu được xây dựng cho kế hoạch từng năm, không phải cho từng giai đoạn phát triển. Vì vậy nó chỉ giải quyết được những vấn đề mang tính cục bộ, nhất thời mà không thể giải quyết được những vấn đề mang tính định hướng chiến lược lâu dài, phạm vi ảnh hưởng rộng.

- Thiếu những đề tài/dự án liên ngành, nhằm giải quyết những vấn đề KH&CN mà thực tiễn xã hội đặt ra cần có sự quan tâm, phối hợp của nhiều ngành.

- Hội đồng đánh giá, xét chọn đề tài/dự án gồm các thành viên chủ yếu là đại diện lãnh đạo các Sở, ngành quản lý nhà nước trong tỉnh, không phải là các chuyên gia, nhà khoa học có chuyên môn sâu thuộc lĩnh vực chuyên ngành được mời tư vấn. Do vậy, việc đánh giá, xét chọn đề tài/dự án gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu xem xét ở góc độ quản lý nhiều hơn là góc độ khoa học.

- Tiêu chí xét chọn đề tài/dự án theo quy định hiện nay là chưa phù hợp, còn xem nhẹ tính khả thi về thị trường của sản phẩm công nghệ tạo ra, tính khả thi của phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu.

Chính vì những bất cập nêu trên dẫn đến nhiều kết quả NCKH ở tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực hiện ở tỉnh bạc liêu (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)