Nội dung hỏi Trả lời
“có” (%)
Trả lời
“không” (%)
Theo chỉ đạo của tỉnh 62,6 37,4
Theo chỉ đạo của Sở/ngành 58,2 41,8
Theo chỉ đạo của cơ quan, đơn vị 62,8 37,2
Theo kế hoạch phát triển của ngành, đơn vị 20,8 79,2
Theo hợp đồng với đối tác 28,9 71,1
Tự mình đề xuất 54,5 45,5
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát
Từ số liệu trên cho thấy có đến 54,5% số nhiệm vụ KH&CN do cá nhân tự đề xuất, chỉ có 28,9% đề xuất theo hợp đồng với đối tác, đề xuất không theo kế hoạch phát triển của ngành, đơn vị chiếm đến 79,2%, còn lại là theo chỉ đạo nghiệp vụ của cấp trên. Điều này cho thấy nhận định mà tác giả Luận văn đã trình bày ở trên là hoàn toàn có cơ sở thực tiễn.
Phương thức đề xuất, xét chọn xây dựng kế hoạch này có những bất cập như sau:
- Việc xây dựng nhiệm vụ KH&CN rất thụ động, phụ thuộc nhiều vào việc đề xuất nhiệm vụ KH&CN của các đơn vị, cá nhân trực thuộc các Sở, ngành kiêm nhiệm làm công tác NCKH. Sự không chuyên, hạn chế về kinh nghiệm nghiên cứu của đội ngũ cán bộ này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả nghiên cứu.
- Ý tưởng đề xuất không xuất phát từ nhu cầu của xã hội cần những sản phẩm gì từ hoạt động NCKH, dẫn đến việc xét chọn, xây nhiệm vụ KH&CN hằng năm không sát với thực tiễn.
- Nhiệm vụ KH&CN ở địa phương chủ yếu được xây dựng cho kế hoạch từng năm, không phải cho từng giai đoạn phát triển. Vì vậy nó chỉ giải quyết được những vấn đề mang tính cục bộ, nhất thời mà không thể giải quyết được những vấn đề mang tính định hướng chiến lược lâu dài, phạm vi ảnh hưởng rộng.
- Thiếu những đề tài/dự án liên ngành, nhằm giải quyết những vấn đề KH&CN mà thực tiễn xã hội đặt ra cần có sự quan tâm, phối hợp của nhiều ngành.
- Hội đồng đánh giá, xét chọn đề tài/dự án gồm các thành viên chủ yếu là đại diện lãnh đạo các Sở, ngành quản lý nhà nước trong tỉnh, không phải là các chuyên gia, nhà khoa học có chuyên môn sâu thuộc lĩnh vực chuyên ngành được mời tư vấn. Do vậy, việc đánh giá, xét chọn đề tài/dự án gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu xem xét ở góc độ quản lý nhiều hơn là góc độ khoa học.
- Tiêu chí xét chọn đề tài/dự án theo quy định hiện nay là chưa phù hợp, còn xem nhẹ tính khả thi về thị trường của sản phẩm công nghệ tạo ra, tính khả thi của phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu.
Chính vì những bất cập nêu trên dẫn đến nhiều kết quả NCKH ở tỉnh Bạc Liêu trong suốt giai đoạn 2006 - 2010 không ứng dụng được hoặc không nhân rộng được vào thực tiễn sản xuất mà Luận văn sẽ làm rõ trong phần nội dung tiếp theo đây.
2.2.3. Kết quả triển khai đề tài/dự án NCKH giai đoạn 2006 - 2010 ở tỉnh Bạc Liêu Bạc Liêu
Khi thực hiện Luận văn này, thì cũng là lúc Sở KH&CN tỉnh Bạc Liêu đang tiến hành xây dựng “Kỷ yếu các đề tài, dự án tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 - 2010”. Trên cơ sở tài liệu ban đầu của Kỷ yếu và số liệu thu thập được qua các báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN hằng năm của Sở KH&CN tỉnh Bạc Liêu cho thấy trong giai đoạn từ năm 2006 - 2010 tỉnh Bạc Liêu đã cho triển khai thực hiện và nghiệm thu kết quả nghiên cứu 75 đề tài/dự án trên các lĩnh vực: Nông nghiệp - Thủy sản; Kỹ thuật - Môi trường; Y tế; Khoa học Xã
hội và Nhân văn. Kết quả nghiên cứu của các đề tài/dự án được đưa vào áp dụng trong thực tiễn ở giai đoạn này có những đóng góp nhất định vào sự phát triển KT - XH của tỉnh nhưng không phải 100% các đề tài/dự án sau khi nghiệm thu kết quả đều triển khai áp dụng được vào đời sống sản xuất. Có thể khái quát số lượng đề tài/dự án và kinh phí thực hiện hằng năm của tỉnh như Bảng 2.2 dưới đây.
Bảng 2.2. Số liệu đề tài/dự án và kinh phí thực hiện giai đoạn 2006 - 2010
Lĩnh vực Năm/ Số đề tài/ Kinh phí Nông nghiệp - Thủy sản Kỹ thuật - Môi trƣờng Y tế Khoa học Xã hội và Nhân văn Cộng 2006 Số đề tài 11 4 3 3 21 Kinh phí triệu đồng 1.818,757 1.597,608 163,082 1.409,396 4.988,843 2007 Số đề tài 7 6 - 6 19 Kinh phí triệu đồng 1.205,726 1.233,162 - 668,287 3.107,175 2008 Số đề tài 9 5 3 2 19 Kinh phí triệu đồng 1.411,836 1.278,722 267,190 185,050 3.142,798 2009 Số đề tài 3 1 - 1 5 Kinh phí triệu đồng 803,350 335,762 - 118,405 1.257,517 2010 Số đề tài 7 2 - 2 11 Kinh phí triệu đồng 1.280,299 534,965 - 456,470 2.271,734 Cộng Số đề tài 37 18 6 14 75 Kinh phí triệu đồng 6.519,968 4.980,219 430,272 2.837,608 14.768,067
Nguồn: Báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động KH&CN tỉnh Bạc Liêu giai đoạn từ năm 2006 - 2010 (2010)
Từ số liệu của Bảng 2.2 cho thấy số đề tài, dự án và kinh phí thực hiện chiếm tỷ trọng như sau:
Tổng số đề tài, dự án triển khai trong giai đoạn 2006 - 2010 là 75 đề tài/dự án. Trong đó, lĩnh vực:
- Nông nghiệp - Thủy sản: 37/75 đề tài, dự án - chiếm 49%. - Kỹ thuật - Môi trường: 18/75 đề tài, dự án - chiếm 24%. - Y tế: 6/75 đề tài, dự án - chiếm 8%.
- Khoa học Xã hội và Nhân văn: 14/75 đề tài, dự án - chiếm 19%
8% 19% 49% 24% Y tế KTMT Nông nghiệp KHXH&NV