Xuất nhiệm vụ thiếu thông tin về thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực hiện ở tỉnh bạc liêu (Trang 57 - 58)

9. Kết cấu của Luận văn

2.3. Nguyên nhân kết nghiên cứu của các đề tài/dự án không ứng dụng

2.3.2. xuất nhiệm vụ thiếu thông tin về thị trường

Để tìm hiểu mức độ nắm bắt thông tin về thị trường, thông tin định hướng phát triển KT - XH thực tế của các chủ nhiệm đề tài/dự án, tác giả Luận văn đã đặt câu hỏi và đưa ra 6 phương án trả lời đối với những đề tài/dự án không áp dụng được (Phụ lục 1 mục 12.2). Kết quả trả lời từ tổng số 40 phiếu hỏi được thống kê tại Bảng 2.5 dưới đây:

Bảng 2.5. Thiếu thông tin thị trƣờng

Giá trị Số ngƣời trả lời Tỷ lệ %

Có 27 67,5%

Không 13 32,5%

Tổng số 40 100%

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Kết quả trên cho thấy có đến 67,5% số người trả lời do thiếu thông tin về thị trường, thiếu thông tin về định hướng KT - XH ở địa phương dẫn đến “Đề tài sau nghiệm thu không còn phù hợp với tình hình phát triển KT - XH thực tế”.

Qua kinh nghiệm nhiều năm làm công tác quản lý và bằng nghiên cứu thực tế ở địa phương tác giả Luận văn nhận thấy:

- Việc nắm bắt, tổng hợp thông tin nhu cầu về sản phẩm KH&CN của người làm đề tài/dự án còn hạn chế, nguồn thông tin chủ yếu là qua sách báo, ít có điều kiện tiếp cận Internet để thu thập thông tin.

- Việc tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo về KH&CN ở địa phương hầu như rất ít, nên cơ hội để người làm công tác NCKH tham gia nắm bắt thông tin, trao đổi chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau là không nhiều.

- Các thông tin về quy hoạch, về định hướng phát triển KT - XH của địa phương chưa được phổ biến rộng rãi và kịp thời trong giới NCKH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực hiện ở tỉnh bạc liêu (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)