Tưởng đề xuất nhiệm vụ không xuất phát từ đời sống thực tiễn nên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực hiện ở tỉnh bạc liêu (Trang 55 - 57)

9. Kết cấu của Luận văn

2.3. Nguyên nhân kết nghiên cứu của các đề tài/dự án không ứng dụng

2.3.1. tưởng đề xuất nhiệm vụ không xuất phát từ đời sống thực tiễn nên

không có khả năng ứng dụng

Một đề tài/dự án KH&CN phải thoả mãn nhiều yêu cầu, tiêu chí khác nhau, trong đó, hai tiêu chí cơ bản nhất, có tính quyết định là tính sáng tạo,

tính mới (hay tính khoa học) và tính lợi ích (hay tính thực tiễn).Tính sáng tạo, tính mới có nhiều mức độ, tuỳ thuộc vào phạm vi xem xét là quốc tế, quốc gia hay của địa phương. Ngoài ra, còn phải hiểu tính mới theo đối tượng, phương pháp nghiên cứu. Tiêu chí về tính lợi ích được đặt ra để hạn chế những nghiên cứu rất khoa học, rất mới nhưng sẽ không đem lại lợi ích gì cho cộng đồng, xã hội hoặc địa phương. Khi đề xuất một đề tài, dự án, cần trả lời câu hỏi là kết quả của đề tài, dự án sẽ đem lại lợi ích gì, có đáp ứng được nhu cầu thực tiễn không.

Khi được hỏi nguyên nhân dẫn đến các đề tài/dự án không áp dụng được với 40 người trực tiếp tham gia thực hiện đề tài/dự án đối với phương án “Kết quả NCKH chưa bám vào thị trường và thực tiễn yêu cầu” kết quả trả lời được thống kê tại Bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4. Kết quả NCKH chƣa bám vào thị trƣờng và thực tiễn yêu cầu

Giá trị Số ngƣời trả lời Tỷ lệ %

Đúng 36 90%

Sai 4 30%

Tổng số 40 100%

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Có đến 90% số người trả lời đúng là kết quả các đề tài/dự án không áp dụng được là do ý tưởng đề xuất nhiệm vụ chưa bám vào thị trường và thực tiễn yêu cầu. Từ thực tiễn quản lý và số liệu khảo sát trên, tác giả Luận văn nhận định:

Nhiều đề tài/dự án khi nghiệm thu sản phẩm tạo ra được Hội đồng đánh giá là tốt nhưng lại không được thị trường chấp nhận. Mặc dù Sở KH&CN đã hỗ trợ sản xuất thử, song đó chỉ là bước khởi đầu để có sản phẩm mới, còn muốn được thị trường chấp nhận, được người dân tin dùng thì còn phải phụ thuộc vào việc tuyên truyền quảng bá, việc đảm bảo chất lượng, cách thức phân phối... tức là cả một chiến lược kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên trong thời gian qua nhiều sản phẩm nghiên cứu được đánh giá nghiệm thu tốt nhưng vẫn không được ứng dụng đại trà, với những lý do như sau:

- Tính cạnh tranh không cao. - Không có yếu tố bí quyết.

- Không được tiếp tục đầu tư hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Nhiều đề tài/dự án dù có kết quả tốt, đáp ứng được nhu cầu xã hội nhưng lại đòi hỏi quá hoàn thiện, yêu cầu kỹ thuật cao, quy mô lớn nên khi ứng dụng chi phí tăng lên rất cao do vậy mà không có khả năng thực thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực hiện ở tỉnh bạc liêu (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)