9. Kết cấu của Luận văn
3.1. Đổi mới xây dựng nhiệm vụ KH&CN định hƣớng nhu cầu
3.1.2. Đánh giá triển vọng quy trình đề xuất, xét chọn đề tài/dự án theo cơ
chế đổi mới
Nhiệm vụ KH&CN được xây dựng hằng năm áp dụng theo quy trình đề xuất trên có những triển vọng sau:
UBND tỉnh (phê duyệt) Các Sở, ngành (XD đề cương) Các Viện NC, Trường ĐH (XD đề cương) Các tổ chức, cá nhân, DN (XD đề cương) Sở KH&CN (tổ chức tuyển chọn)
Giao trực tiếp Tuyển chọn
HĐ xét duyệt đề cương Tổ chức, cá nhân HĐ tuyển chọn Tổ chức, cá nhân Loại Trình phê duyệt TC, cá nhân chủ trì ĐT, DA Không đạt
- Theo cách làm hiện nay thì UBND tỉnh không có sự chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành ngay từ khâu đề xuất nhiệm vụ, việc định hướng nghiên cứu chủ yếu là do Sở KH&CN trên cơ sở Nghị quyết chung của kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, không có kế hoạch KH&CN dài hạn, không có sự khảo sát nhu cầu xã hội hằng năm. Do vậy trách nhiệm không rõ ràng, thiếu sự chỉ đạo của tỉnh, thiếu sự phối hợp của các Sở, ngành, nhiệm vụ KH&CN đề xuất không có định hướng, không sát với nhu cầu thực tiễn. Áp dụng quy trình đổi mới nêu trên sẽ khắc phục được những hạn chế này.
- Tách ra được hai nội dung độc lập đó là việc xác định được “đề bài” để đề xuất nhiệm vụ và tuyển chọn tổ chức, cá nhân có đủ năng lực chủ trì thực hiện nghiên cứu, thay cho cách làm hiện nay người đề xuất nhiệm vụ (theo ý kiến chủ quan) cũng là người thực hiện nhiệm vụ.
- Áp dụng quy trình này khắc phục được tình trạng nhiệm vụ KH&CN không gắn kết được với nhiệm vụ phát triển KT - XH, không gắn kết được với SXKD, không tập trung vào nghiên cứu giải quyết những vấn đề bức xúc do thực tiễn đặt ra.
- Chủ động trong việc xây dựng kế hoạch KH&CN hằng năm và cho từng giai đoạn phát triển.
- Tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN thực sự có năng lực, chuyên môn, do phải qua khâu tuyển chọn.
- Tránh được tình trạng đề xuất nhiệm vụ KH&CN dàn trải, mang tính chỉ định áp đặt.
Với giải pháp này các nhiệm vụ KH&CN được thể chế hóa thành chủ trương của địa phương, gắn kết được với mục tiêu phát triển KT - XH của địa phương, gắn kết được với thực tiễn SXKD, huy động được năng lực của các nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh. Có như vậy mới khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến kết quả NCKH không ứng dụng được và không nhân rộng được như hiện nay.