9. Kết cấu của Luận văn
3.2. Đổi mới cách thức tổ chức Hội đồng KH&CN
Theo cách làm hiện nay, Hội đồng KH&CN do UBND tỉnh quyết định thành lập hoặc ủy quyền cho Sở KH&CN quyết định thành lập, với cơ cấu thành phần và số lượng như sau: Hội đồng có từ 9 đến 11 thành viên, gồm chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên, cơ cấu thành phần Hội đồng (không kể chủ tịch Hội đồng) gồm: 1/2 thành viên là các nhà KH&CN, tổ chức SXKD, doanh nghiệp và người sử dụng kết quả nghiên cứu; 1/2 thành viên thuộc cơ quan quản lý nhà nước. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc bỏ phiếu biểu quyết và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Qua thực tiễn nhiều năm làm công tác thư ký Hội đồng nhận thấy. Việc tổ chức Hội đồng KH&CN như trên có bất cập là: Đề xuất và chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN giai đoạn 2006 - 2010 chủ yếu là do cán bộ thuộc các cơ quan quản lý nhà nước trong tỉnh thực hiện, trong khi đó cơ cấu số lượng thành viên Hội đồng cũng là cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước chiếm tỷ lệ cao hơn cơ cấu thành viên là các nhà khoa học. Nhận thức vấn đề khoa học là thuộc chuyên môn của các nhà khoa học nhưng với tỷ lệ số lượng thành viên thấp trong cơ cấu Hội đồng mà Hội đồng thì lại làm việc theo nguyên tắc bỏ phiếu, do vậy việc đánh giá, xét chọn nhiệm vụ KH&CN chưa thực sự khách quan, mang yếu tố quản lý nhiều hơn. Nhiều nhiệm vụ KH&CN chưa phải là cấp thiết theo đánh giá của nhà khoa học nhưng nó vẫn được xét chọn đưa vào kế hoạch năm. Chính vì vậy, việc cơ cấu lại tỷ lệ thành phần Hội đồng theo hướng nâng tỷ lệ thành phần các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực KH&CN, người sử dụng kết quả nghiên cứu, giảm tỷ lệ thành phần là các nhà quản lý là điều cần thiết. Thành phần Hội đồng hợp lý phải là 2/3 nhà khoa học, chuyên gia KH&CN và người sử dụng kết quả nghiên cứu, 1/3 là các nhà quản lý. Nếu nhà khoa học, chuyên gia KH&CN ở địa phương còn thiếu và không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn thì mời thành phần này ở các Viện nghiên cứu, Trường đại học ngoài tỉnh hoặc Trung ương tham gia Hội đồng.