9. Kết cấu của Luận văn
2.3. Nguyên nhân kết nghiên cứu của các đề tài/dự án không ứng dụng
2.3.4. Chưa đủ cơ sở pháp lý cho việc áp dụng kết quả nghiên cứu
Đối với cấp tỉnh, muốn giải quyết một vấn đề nào đó phải có chủ trương của tỉnh (UBND tỉnh phê duyệt, ra quyết định) thì mới đảm bảo tính
pháp lý, giao trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện và điều quan trọng nữa là phải có kinh phí và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện. Kết quả của các đề tài/dự án cũng vậy, khi nghiên cứu thành công muốn được ứng dụng vào sản xuất đại trà cũng phải được UBND tỉnh phê duyệt, trên cơ sở đó các cấp chính quyền mới có căn cứ pháp lý để chỉ đạo triển khai. Tuy nhiên nhiều đề tài/dự án nghiên cứu thành công nhưng chưa được UBND tỉnh phê duyệt nên phạm vi bị bó hẹp hoặc không triển khai được vì những lý do:
- Các nhà lãnh đạo địa phương chưa coi trọng nhiều đến vấn đề triển khai các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, do vậy nhiều kết quả nghiên cứu không có chính sách đầu tư phát triển tiếp theo nên dần bị lãng quên.
- Khi nghiệm thu xong, kết quả nghiên cứu mặc dù được đánh giá rất tốt nhưng các Sở, ngành chủ quản các đơn vị chủ trì thực hiện đề tài/dự án không quan tâm đến việc nhân rộng kết quả mà cho đó là nhiệm vụ của Sở KH&CN. Mặt khác, các Ban chủ nhiệm đề tài cho rằng khi đề tài/dự án đã được nghiệm thu là hết trách nhiệm, do vậy không cơ quan nào trình UBND tỉnh phê duyệt đưa vào ứng dụng trong thực tiễn.
Nhận định trên hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát tại Bảng 2.7 dưới đây:
Bảng 2.7. Kết quả nghiên cứu chƣa đƣợc phê duyệt
Giá trị Số ngƣời trả lời Tỷ lệ %
Đúng 22 73,3%
Sai 8 26,7%
Tổng số 30 100%
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát
Khi hỏi về nguyên nhân dẫn đến kết quả của các đề tài/dự án không áp dụng được và không nhân rộng được đối với 30 người đang là cán bộ lãnh
đạo tại các cơ quan, đơn vị có đề tài/dự án đã nghiệm thu, có đến 73,3% số người được hỏi cho rằng “Kết quả nghiên cứu chưa được UBND tỉnh phê duyệt” nên không có cơ sở pháp lý để triển khai áp dụng và nhân rộng.