9. Kết cấu của Luận văn
1.4.3. Những dạng khiếm khuyết của thị trường
Thị trường được phân thành nhiều thị trường có cấu trúc khác nhau. Trong đó, thị trường cạnh tranh hoàn hảo (perfect competition market) là thị trường có ba yêu cầu cơ bản sau: (1) Có số lượng người mua và người bán đủ lớn để không một cá thể tham gia vào thị trường nào có thể tác động được đến giá thị trường; (2) Hàng hóa và dịch vụ bán ra phải đạt tiêu chuẩn hóa mà trong đó người mua không cảm nhận được sự khác biệt của cùng một loại sản phẩm của những người bán khác nhau và người mua có thông tin đầy đủ về giá cả của những hàng hóa và dịch vụ trên thị trường; và (3) Những người cung cấp hàng hóa và dịch vụ có thể dễ dàng tham gia vào hoặc rút khỏi thị trường. Thị trường vi phạm một trong ba yêu cầu này là thị trường không hoàn hảo (hay thị trường cạnh tranh không hoàn hảo). Thị trường cạnh tranh hoàn hảo giúp cho việc phân bố tài nguyên hiệu quả nhất mà xã hội mong muốn.
Trong thực tiễn, đại đa số các thị trường vi phạm một hoặc nhiều yêu cầu của thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Theo mức độ vi phạm các yêu cầu của thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường trở nên khiếm khuyết ở những mức độ khác nhau. Trong các tài liệu về kinh tế và phát triển, những khiếm khuyết của thị trường này thường được gọi là những thất bại thị trường
(market failures) - là những trường hợp mà thị trường không thể phân bố hàng hóa và dịch vụ hiệu quả ở mức xã hội mong muốn.
Thất bại thị trường có những trường hợp chủ yếu sau: (1) Độc quyền thị trường, là trường hợp khi thị trường chỉ do một (monopoly) hoặc một số ít (oligopoly) các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ chi phối thị trường; (2) Tác động ngoại lai (trong một số tài liệu còn gọi là ngoại ứng) xảy ra khi hành động của một đối tượng có ảnh hưởng đến phúc lợi của đối tượng khác mà ảnh hưởng này không được bồi thường hoặc khen thưởng. Tác động ngoại lai là những tác động không được phản ánh trong các giao dịch hay là trong giá cả thị trường; (3) Hàng hóa công cộng là hàng hóa hoặc dịch vụ mà việc một cá nhân sử dụng không ngăn cản những cá nhân khác cùng đồng thời sử dụng
hàng hóa đó; và (4) Bất bình đẳng thông tin khi thông tin mang tính hàng hóa công cộng, có nghĩa là việc sử dụng thông tin không mang tính cạnh tranh hoặc là tình trạng một bên tham gia giao dịch trên thị trường có đầy đủ thông tin hơn bên kia.