Đổi mới cơ chế đề xuất, xét chọn đề tài/dự án theo hình thức đặt hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực hiện ở tỉnh bạc liêu (Trang 63 - 67)

9. Kết cấu của Luận văn

3.1. Đổi mới xây dựng nhiệm vụ KH&CN định hƣớng nhu cầu

3.1.1. Đổi mới cơ chế đề xuất, xét chọn đề tài/dự án theo hình thức đặt hàng

Từ những bất cập trong quy trình đề xuất, xét chọn đề tài/dự án tỉnh Bạc

Liêu như đã phân tích trong chương 2, cần thiết phải đổi mới cách đề xuất, xét

chọn nhiệm vụ KH&CN hằng năm theo nguyên tắc chủ động “đặt hàng từ trên xuống” tức là “đề bài” được đặt ra trước trên cơ sở phân tích, khảo sát nhu cầu của xã hội về sản phẩm KH&CN thay cho cách làm hiện nay là “từ dưới lên” (như đã phân tích ở mục 2.2.2). Quy trình đề xuất, xét chọn nhiệm vụ KH&CN theo nguyên tắc này có thể mô tả như sơ đồ tại hình 3.1 và hình 3.2.

Qua sơ đồ cho thấy việc đề xuất và xét chọn nhiệm vụ KH&CN hằng năm được tiến hành theo 2 bước:

Bước 1: Lựa chọn ưu tiên làm cơ sở đề xuất nhiệm vụ KH&CN (đặt đề

bài). Trên cơ sở phân tích hiện trạng KH&CN trên địa bàn tỉnh và khảo sát nhu

cầu, năng lực cung ứng và ứng dụng các sản phẩm KH&CN (Sở KH&CN tham mưu) phục vụ phát triển KT - XH của địa phương, Sở KH&CN chủ trì phối hợp với các Sở, ngành tiến hành xây dựng ưu tiên làm cơ sở cho việc đề xuất nhiệm vụ KH&CN dưới dạng chương trình mở, các đề tài/dự án độc lập với tư cách là

“đề bài” đặt hàng các tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học. Bước xây dựng ưu tiên được thể hiện như sơ đồ ở hình 3.1.

Qua sơ đồ cho thấy, định hướng nhu cầu ở đây chính là cơ chế xác lập

“đề bài” làm cơ sở cho việc định hướng đề xuất, xét chọn và đặt hàng nhiệm vụ

KH&CN. Để làm được điều này, Sở KH&CN phải phối hợp với các Sở, ngành hoặc thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn độc lập tiến hành bước khảo sát, lập báo cáo hiện trạng xác định nhu cầu sản phẩm KH&CN trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó xây dựng “đề bài” đặt hàng nghiên cứu. Đây là bước rất quan trọng bởi nó có tính quyết định đến chất lượng đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra của đề tài/dự án (khả năng ứng dụng kết quả đề tài/dự án sau khi nghiên cứu xong). Vì vậy việc xây dựng “đề bài” định hướng cho đề xuất, xét chọn đề tài/dự án là rất cần

thiết. Nhận định này hoàn toàn phù hợp với kết quả mà tác giả Luận văn đã khảo sát thực tế bằng phiếu điều tra tại Bảng 2.9 dưới đây:

Bảng 2.9. Cần thiết đặt đề bài định hƣớng cho đề xuất đề tài/dự án

Giá trị Số ngƣời trả lời Tỷ lệ %

Có 21 70%

Không 9 30%

Tổng số 30 100%

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Khi hỏi “Có cần thiết phải xây dựng đề bài trước để định hướng cho việc đề xuất đề tài/dự án?” (Phụ lục 1 mục 7.2) đối với 30 người là các chủ nhiệm đề tài, dự án đã thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010, có đến 70% số người được hỏi cho rằng cần thiết, chiếm đa số so với 30% số người trả lời không cần thiết. Điều này cho thấy nhận định trên hoàn toàn có cơ sở thực tiễn.

Để hình thành được các nhiệm vụ KH&CN theo đề bài đặt ra, các đề xuất nhiệm vụ KH&CN phải qua ít nhất ba vòng chuyên gia với các hội đồng (ad- hoc) khác nhau và các nhóm chuyên trách gồm các nhà khoa học, nhà sản xuất, nhà quản lý, các nhà hoạt động xã hội và các tác nhân xã hội khác. Sau khi hình thành các nhiệm vụ dưới dạng chương trình mở, các đề tài/dự án độc lập, Sở KH&CN thông qua Hội đồng KH&CN tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để đặt hàng nghiên cứu.

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình xây dựng ƣu tiên phục vụ cơ chế đặt hàng nhiệm vụ KH&CN Sở KH&CN Hội đồng KH&CN tỉnh Đề tài độc lập Chương trình KH&CN Dự án độc lập HĐ KH&CN, chuyên gia

(đề tài, dự án ưu tiên)

Đạt

UBND tỉnh HĐ KH&CN chuyên

ngành, chuyên gia

Xác lập ưu tiên (đặt đề bài)

Không đạt

Đạt

Không đạt

Phân tích hiện trạng KH&CN

Phương pháp Xây dựng các kịch bản Các nhóm công tác

Các tổ chức, cá nhân, DN

Bước 2: Tuyển chọn hoặc giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN (nhà khoa học). Căn cứ vào các nhiệm vụ KH&CN đã

được UBND tỉnh phê duyệt và công bố ở Bước 1, các tổ chức, cá nhân tùy theo năng lực, chuyên môn xây dựng thuyết minh đề cương nghiên cứu gửi về Sở KH&CN tuyển chọn, đặt hàng hoặc giao trực tiếp thực hiện (Giao trực tiếp trong trường hợp nhiệm vụ KH&CN có tính chất đặc biệt liên quan đến an ninh quốc phòng). Việc tuyển chọn được Sở KH&CN tiến hành thông qua hình thức tổ chức Hội đồng tuyển chọn, tổ chức, cá nhân nào được Hội đồng tuyển chọn đánh giá đạt yêu cầu sẽ được Sở KH&CN trình UBND tỉnh phê duyệt cho chủ trì thực hiện thay cho cách làm hiện nay là người đề xuất nhiệm vụ cũng là người thực hiện nhiệm vụ (không qua tuyển chọn).

Hình 3.2. Sơ đồ quy trình tuyển chọn chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực hiện ở tỉnh bạc liêu (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)