9. Kết cấu của Luận văn
2.3. Nguyên nhân kết nghiên cứu của các đề tài/dự án không ứng dụng
2.3.5. Thiếu chính sách hỗ trợ đầu ra đối với sản phẩm đề tài/dự án
Hiện nay ngành KH&CN chưa có cơ chế, chính sách về kinh phí hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm từ hoạt động nghiên cứu của tỉnh. Ngay cả cơ quan Trung ương và địa phương cũng không có một nguồn ngân sách cụ thể nào dành cho hoạt động hỗ trợ ứng dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài/dự án vào thực tiễn. Công tác huy động nguồn kinh phí từ các thành phần khác trong xã hội, đặc biệt là người dân thì càng khó khăn hơn, do chưa thấy được lợi ích khi họ tham gia đóng góp vào hoạt động triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào phát triển sản xuất. Điều này gây trở ngại cho việc triển khai ứng dụng. Việc huy động các nguồn kinh phí từ xã hội hỗ trợ cho việc ứng dụng kết quả nghiên cứu hiện nay hầu như chưa được chú trọng. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh hoạt động này thì cơ hội các kết quả nghiên cứu đưa vào ứng dụng thực tiễn nhiều hơn.
Các đề tài có kết quả tốt, sản phẩm thử nghiệm đáp ứng được yêu cầu, song do đây là sản phẩm mới, người tiêu dùng chưa quen, việc quảng bá chưa được coi trọng, chưa có cơ chế tài chính cho việc tuyên truyền phổ biến nên kết quả nghiên cứu không đến được với người dân. Do vậy mà không có điều kiện phát triển và nhân rộng.
Qua điều tra, kết quả thu được tại Bảng 2.8 như sau:
Bảng 2.8.Thiếu hỗ trợ đầu ra đối với kết quả nghiên cứu
Giá trị Số ngƣời trả lời Tỷ lệ %
Đúng 18 60%
Sai 12 40%
Tổng số 30 100%
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát
Số liệu trên cho thấy có đến 60% người được hỏi đồng tình với phương án trả lời là “Thiếu chính sách hỗ trợ đầu ra cho kết quả nghiên cứu” cũng là
một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả của các đề tài/dự án không áp dụng được và không nhân rộng được.
Tóm lại, từ những nguyên nhân trên và từ phân tích nội dung tại mục 2.2.2 của chương này, có thể thấy hiệu qủa của việc áp dụng quy trình đề xuất, xét chọn nhiệm vụ KH&CN hằng năm ở tỉnh Bạc Liêu theo cách thức “từ dưới lên” hiện nay là không cao, nó được thể hiện qua số kết quả nghiên cứu của các đề tài/dự án ở tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 - 2010 không ứng dụng được hoặc không nhân rộng được vào thực tiễn sản xuất còn chiếm tỷ lệ khá lớn 37,33%. Để khắc phục thực trạng này, giải pháp đổi mới quy trình đề xuất, xét chọn nhiệm vụ KH&CN hiện nay ở tỉnh Bạc Liêu mà Luận văn đề xuất trong chương 3 là cần thiết.
* Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương 2, Luận văn đã tiến hành phân tích thực trạng xét chọn đề tài/dự án và ứng dụng kết quả NCKH giai đoạn 2006 - 2010 tại tỉnh Bạc Liêu, những bất cập trong quy trình xét chọn đề tài/dự án hiện nay; kết quả triển khai đề tài nghiên cứu khoa học giai đoạn 2006 - 2010 và phân tích điển hình một số kết quả nghiên cứu không áp dụng được hoặc không nhân rộng được vào thực tiễn với rất nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chính: Ý tưởng đề xuất nhiệm vụ không xuất phát từ đời sống thực tiễn; người đề xuất nhiệm vụ thiếu thông tin về thị trường; sản phẩm nghiên cứu không hoàn chỉnh, thiếu tính dự báo; thiếu cơ sở pháp lý cho việc áp dụng kết quả nghiên cứu; thiếu chính sách hỗ trợ đầu ra đối với sản phẩm đề tài/dự án.
Từ những phân tích nêu trên, việc đưa ra giải pháp đổi mới quy trình đề xuất, xét chọn nhiệm vụ KH&CN ở tỉnh Bạc Liêu phù hợp với nhu cầu thực tiễn của xã hội là cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng đầu vào đề tài/dự án, khắc phục những hạn chế trong khâu ứng dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài/dự án vào đời sống sản xuất.
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUY TRÌNH XÉT CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG NHU CẦU
Từ những đề tài/dự án thực tế đã phân tích ở chương 2 có thể thấy tùy theo từng cách tiếp cận có thể đưa ra được rất nhiều nguyên nhân để lý giải nguyên nhân khiến cho kết quả NCKH không ứng dụng được và không nhân rộng được, nhưng suy cho cùng là do kết quả nghiên cứu chưa đáp ứng đúng với nhu cầu thị trường và yêu cầu của thực tiễn phát triển KT - XH. Nghĩa là phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội… phải đáp ứng đúng nhu cầu của người sử dụng và yêu cầu phát triển KT - XH của địa phương. Đây là hệ quả tất yếu khi cơ chế quản lý về KH&CN của chúng ta hiện chưa thực sự chuyển hẳn được sang vận hành theo mô hình “thị trường
kéo” (KH&CN phải xuất phát từ những vấn đề của thực tiễn và quay trở lại
đáp ứng thực tiễn). Hoạt động KH&CN của nước ta hiện nay vẫn còn đang vận hành theo mô hình “KH&CN đẩy" và bước đầu từng khâu, từng quá trình đang vận hành theo mô hình “thị trường kéo”. Các yếu tố để điều khiển quá trình này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực quản lý của các cấp, các ngành và
chính sách vĩ mô về KH&CN của nhà nước. Trong khi đó hai yếu tố này đối
với cấp địa phương đang còn nhiều khó khăn, bất cập. Do nhân lực KH&CN còn hạn chế, cơ chế quản lý tài chính, chính sách về KH&CN của địa phương cũng không thể nằm ngoài cơ chế, chính sách của Nhà nước.
Đây hoàn toàn là những vấn đề phải giải quyết đồng bộ, bằng chính sách mang tính vĩ mô và không thể giải quyết trong một thời gian ngắn được. Do vậy tùy thuộc vào điều kiện, sự phát triển KT - XH của mỗi địa phương phải có chiến lược phát triển thích hợp và những giải pháp cụ thể để từng bước đổi mới, nâng cao hiệu quả cho hoạt động KH&CN của mình. Cần nghiên cứu phân chia đa dạng hóa các loại hình nghiên cứu và triển khai và có phương thức quản lý thích hợp để phát huy hiệu quả. Xuất phát từ quan điểm đó, trong nghiên cứu này Luận văn đề xuất một số giải pháp cụ thể về quản lý
hoạt động KH&CN tại tỉnh Bạc Liêu, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc ứng dụng các kết quả NCKH vào thực tiễn. Đó là: