Đổi mới cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực hiện ở tỉnh bạc liêu (Trang 70 - 73)

9. Kết cấu của Luận văn

3.3. Đổi mới cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động

KH&CN

3.3.1. Đổi mới tổ chức thực hiện các nhiệm vụ R&D hướng vào hỗ trợ doanh nghiệp doanh nghiệp

Kết quả phân tích ở chương 2 đã chỉ ra Bạc Liêu có 971 doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ nhưng trong suốt giai đoạn từ năm 2006 - 2010, hoạt động R&D chỉ được tổ chức thực hiện tại 2 doanh nghiệp. Điều này cho thấy việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ R&D ở địa phương còn rất hạn chế, mức đầu tư thấp, chưa tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, cơ chế quản lý chậm đổi mới, cơ chế tài chính còn bất cập. Vì vậy cần có sự đổi mới trong tổ chức thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động này.

Về nguyên tắc, việc đầu tư cho hoạt động R&D cần có sự định hướng phù hợp với đặc thù và phục vụ có hiệu quả các yêu cầu sát thực của địa phương. Cụ thể các đề tài/dự án R&D cần được xác định dựa trên các tiêu chí như: Tập trung theo các hướng ưu tiên có lợi cho phát triển KT - XH của tỉnh; giải quyết các vấn đề cần thiết cho SXKD nhưng các doanh nghiệp chưa đủ năng lực tiến hành; kết quả nghiên cứu được tạo ra có khả năng nhân rộng cho nhiều doanh nghiệp; giải quyết những vấn đề mang tính chất hàng hóa công; có tính rủi ro lớn nhưng có khả năng tạo ra những kết quả có tính đột phá. Tuy nhiên để thực hiện tốt nguyên tắc này cần có những biện pháp đổi mới cơ bản về phương thức quản lý, tổ chức thực hiện, cơ chế tài chính …

Để giải quyết vấn đề này, Luận văn đề xuất biện pháp đổi mới, đó là bên cạnh việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ R&D theo quy chế quản lý đề tài/dự án, cần đề nghị lãnh đạo tỉnh cho phép tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ R&D phục vụ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp dưới hình thức “quản lý theo các dự án đổi mới công nghệ”. Trong cách quản lý mới này sẽ tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ R&D của tỉnh với các dự án đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp theo một phương thức quản lý được quy định thống nhất, để sản phẩm cuối cùng được tạo ra sẽ gắn với địa chỉ áp dụng cụ thể tránh được sự lãng phí, đồng thời huy động được nhiều nguồn

vốn đầu tư từ phía xã hội. Đây là biện pháp đổi mới có tính đột phá trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ R&D ở địa phương.

Thực tế tại một số doanh nghiệp có hoạt động R&D điển hình trên địa bàn tỉnh đã có những bước sơ khai của phương thức quản lý này. Đó là việc các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư đổi mới công nghệ, trong đó có sử dụng một phần kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho hoạt động R&D. Điểm tồn tại cơ bản là ở đây vẫn còn song hành hai phương thức quản lý riêng, độc lập trong cùng một dự án: Phần kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho hoạt động R&D được quản lý theo quy chế quản lý đề tài/dự án khoa học; phần kinh phí còn lại quản lý theo các quy định về đầu tư và xây dựng. Do vậy chưa tạo ra được phương thức quản lý thống nhất cho các dự án đầu tư có mục tiêu đổi mới công nghệ.

Để xây dựng và thực hiện được phương thức quản lý mới có hiệu quả, về phía các cơ quan quản lý yêu cầu phải nâng cao được vai trò định hướng đầu tư, đó là lựa chọn được các nhiệm vụ R&D có khả năng tạo ra các kết quả đáp ứng được nhu cầu của nhiều doanh nghiệp và có khả năng tạo ra các đột phá trong phục vụ phát triển KT - XH của tỉnh. Về phía các doanh nghiệp, yêu cầu phải có sự phối hợp tốt với các cơ quan quản lý, các tổ chức R&D và các đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện.

Mặt khác việc quản lý theo dự án có hiệu quả đòi hỏi phải có sự gắn kết trong việc xây dựng và thực thi các chính sách KH&CN, chính sách tài chính, chính sách đầu tư, chính sách công nghiệp… của tỉnh. Điều này đồng nghĩa với yêu cầu phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành, các cơ quan liên quan ở tỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện, để phục vụ cho chủ thể các dự án là doanh nghiệp. Do vậy, việc đổi mới quản lý hoạt động R&D và đổi mới công nghệ theo hướng này là phù hợp với xu thế phát triển theo mô hình tương tác kết hợp và tiến đến tiếp cận quan điểm về hệ thống đổi mới quốc gia.

Ngoài ra, cơ cấu kinh phí đầu tư cho hoạt động R&D ở địa phương cũng cần được điều chỉnh hướng vào hỗ trợ doanh nghiệp là chủ thể đổi mới

công nghệ. Cụ thể là tăng tỷ lệ đầu tư cho các hoạt động R&D gắn liền với ứng dụng trong đổi mới công nghệ của doanh nghiệp như gắn với quá trình tiếp thu, làm chủ công nghệ nhập, cải tiến, nội địa hóa công nghệ và tiến đến mô phỏng, phát triển công nghệ.

3.3.2. Nâng cao hiệu quả các hoạt động dịch vụ KH&CN nhằm thúc đẩy phát triển và gắn kết hoạt động R&D trong doanh nghiệp phát triển và gắn kết hoạt động R&D trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp với vai trò tạo nguồn cho hoạt động R&D cần được hỗ trợ hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ. Cụ thể là hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức lại bộ phận R&D, hỗ trợ thông tin KH&CN, hỗ trợ tài chính đối với kết quả được áp dụng có hiệu quả, tạo điều kiện để doanh nghiệp phối hợp với các tổ chức R&D trong quá trình thực hiện.

Để thực hiện tốt vai trò khuyến khích và bảo vệ các thành quả sáng tạo, góp phần thúc đẩy hoạt động chuyển giao ứng dụng kết quả R&D trong doanh nghiệp, hoạt động sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh cần được tăng cường thông qua hỗ trợ tuyên truyền nâng cao nhận thức và khuyến khích doanh nghiệp sử dụng thông tin sở hữu công nghiệp.

Nâng cao hiệu quả hoạt động tham gia Chợ công nghệ và thiết bị, đây là nơi để các doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm các kết quả R&D phục vụ cho việc đổi mới công nghệ. Vì vậy, việc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Chợ và các hoạt động chuyển giao sau Chợ là rất cần thiết nhằm tạo ra các nguồn cung, cầu công nghệ từ đó kích thích hoạt động nghiên cứu khoa học.

Về tăng cường năng lực cung cấp thông tin KH&CN, giải pháp trước mắt là tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Trung tâm Thông tin KH&CN của Sở KH&CN trên trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có và đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của Trung tâm này phát triển theo hướng mở rộng thành Trung tâm phục vụ thông tin KH&CN cho cả tỉnh. Tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin với các Trung tâm Thông tin KH&CN của các tỉnh và quốc gia, với thư viện tỉnh, thư viện các Trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là Trường Đại học

Bạc Liêu để giúp các tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp hình thành nhu cầu sử dụng thông tin, nhất là thông tin về sáng chế, các kết quả R&D, các công nghệ mới… phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và đổi mới công nghệ của đơn vị mình.

Để các hoạt động hỗ trợ trên đạt hiệu quả, việc hỗ trợ thành lập và phát triển các trung tâm tư vấn hỗ trợ hoạt động R&D trên địa bàn tỉnh là rất quan trọng. Các trung tâm này có nhiệm tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm kết quả R&D, các công nghệ phù hợp, giúp đánh giá, thẩm định, giám định công nghệ… Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có loại hình dịch vụ này. Vì vậy, dịch vụ này là không thể thiếu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực hiện ở tỉnh bạc liêu (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)