.2 Tỷ lệ kinh phí thực hiện đề tài/dự án phân theo lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực hiện ở tỉnh bạc liêu (Trang 48)

Trong giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh là 11,57%/năm, trong đó ngành nông nghiệp - thủy sản đóng góp 4,95% chiếm tỷ trọng cao nhất so với các ngành khác. Với hoạt động KH&CN thể hiện qua số liệu ở Biểu đồ 2.1 và Biểu đồ 2.2 nêu trên đã phản ánh đúng tình hình thực tế này, nghĩa là lĩnh vực Nông nghiệp luôn là lĩnh trọng tâm trong hoạt động KH&CN của tỉnh, số lượng đề tài/dự án và kinh phí từ ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực này luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này chứng tỏ việc đầu tư nhiều cho nghiên cứu về nông nghiệp là phù hợp với điều kiện và đặc điểm nền kinh tế Bạc Liêu, nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Theo kết quả điều tra các đơn vị trong tỉnh tham gia thực hiện các nhiệm vụ KH&CN gồm các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, cho thấy phần lớn các ý kiến đều cho rằng danh mục các nhiệm vụ KH&CN đã được xét chọn đưa vào kế hoạch KH&CN trong giai đoạn 2006 - 2010 đáp ứng còn hạn chế yêu cầu chuyển đổi cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh. Số đề tài/dự án sau khi nghiệm thu không ứng dụng được vào thực tiễn sản xuất chiếm tỷ lệ khá nhiều. Trên cơ sở phân tích Báo cáo hoạt động KH&CN tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 - 2010 và bằng quan sát, thực tế kinh nghiệm nhiều

năm làm công tác quản lý KH&CN tại địa phương, tác giả Luận văn xin khái quát số lượng đề tài/dự án đã được nghiệm thu trong giai đoạn này nhưng kết quả nghiên cứu không áp dụng được vào thực tiễn như Bảng 2.3 dưới đây.

Bảng 2.3. Số liệu đề tài/dự án do các đơn vị thực hiện đã nghiệm thu giai đoạn 2006 - 2010 STT Lĩnh vực Đơn vị thực hiện Số đề tài/dự án đã nghiệm thu Kết quả nghiên cứu không áp dụng đƣợc 1 Nông nghiệp - Thủy sản

Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long 4

Trường Đại học Cần Thơ 2

Sở Nông nghiệp và PTNT Bạc Liêu 2 Trung tâm Giống Nông nghiệp - Thủy sản

Bạc Liêu 4 2

Chi cục Bảo vệ Thực vật Bạc Liêu 2 1 Trung tâm Khuyến Nông - Khuyến Ngư

Bạc Liêu 5 2

Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông

nghiệp sạch - Hội làm vườn Việt Nam 1 Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN

Bạc Liêu 2 1

Phòng Kinh tế thị xã Bạc Liêu 2 2

Phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Lợi 2 2 Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Vĩnh Lợi 2 2 Phòng NN&PTNT huyện Giá Rai 2 2 Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Giá Rai 1 1 Phòng NN&PTNT huyện Phước Long 1 1 Phòng NN&PTNT huyện Hồng Dân 1 1

Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Bạc

Liêu 1

Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm

Nông nghiệp Hưng Lộc - Đồng Nai 1 1 Công ty Phát triển Công nghệ sinh học Sh 1

Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Minh Hải 1

37 18 2 Kỹ thuật - Môi trƣờng

Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Đường bộ

III 2

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam 1 Viện Sinh học Nhiệt đới thành phố HCM 2 Phân viện Nhiệt đới - Môi trường Quân sự

thành phố HCM 1 1

Liên đoàn Địa chất Thủy văn - Địa chất

Công trình miền Nam 1

Trường Đại học KHTN thành phố HCM 1 Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài

nguyên thành phố HCM 1

Sở Nông nghiệp và PTNT Bạc Liêu 1 Trung tâm Thông tin KH&CN Bạc Liêu 1 Trung tâm Giống Nông nghiệp - Thủy sản

Bạc Liêu 1 1

Chi cục Bảo vệ Thực vật Bạc Liêu 1 1 Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN

Bạc Liêu 3 1

Trung tâm Y tế huyện Hòa Bình 1 1

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn

Bạc Liêu 1

18 5

Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu 1 1 Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản

Bạc Liêu 2

Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ

Tỉnh ủy Bạc Liêu 1 6 2 4 Khoa học Xã hội và Nhân văn

Trường Đại học Cần Thơ 1 1

Ban Dân vận Tỉnh ủy Bạc Liêu 1 Đài Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu 1 Hội Khoa học Lịch sử Bạc Liêu 1

Báo Bạc Liêu 1

Sở Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu 1 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bạc Liêu 1

Viện KHXH thành phố HCM 1

Hội Văn học - Nghệ thuật Bạc Liêu 1 Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Bạc

Liêu 1 1

Cục Thống kê Bạc Liêu 2

Sở Tư pháp Bạc Liêu 1 1

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bạc Liêu 1

14 3

Cộng 75 28

Nguồn: Báo cáo Tổng kết tình hình hoạt động KH&CN tỉnh Bạc Liêu giai đoạn từ năm 2006 - 2010 (2010)

Từ số liệu đánh giá ở Bảng 2.3 cho thấy, số các kết quả nghiên cứu áp dụng không hiệu quả là 28/75 đề tài,dự án - chiếm 37,33%.

Trong đó, lĩnh vực:

- Kỹ thuật - Môi trường: 5/18 đề tài, dự án - chiếm 27,8%. - Y tế: 2/6 đề tài, dự án - chiếm 33,3%.

- Khoa học Xã hội và Nhân văn: 3/14 đề tài, dự án - chiếm 21,4%. Như vậy, trong giai đoạn 2006 - 2010, số đề tài/dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp được đầu tư nhiều nhất nhưng hiệu quả mang lại không cao, gần 49% kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực này đưa vào áp dụng không hiệu quả. Đánh giá “kết quả nghiên cứu không áp dụng được” tức là thuộc một trong số các trường hợp như sau: Kết quả nghiên cứu áp dụng không hiệu quả; Áp dụng trong một thời gian ngắn; Chỉ được áp dụng tại nơi thực hiện đề tài/dự án; Không chuyển hóa thành chính sách của địa phương.

Trên cở sở phỏng vấn các đơn vị áp dụng kết quả nhiên cứu và các chủ nhiệm đề tài/dự án, Luận văn đã tổng hợp và điển hình một số kết quả nghiên cứu không áp dụng được hoặc không nhân rộng được vào thực tiễn sau đây:

(1) Đề tài “Nuôi thử nghiệm cá chình nước ngọt ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu”. Kết quả nghiên cứu rất thành công, với tỷ lệ sống của cá đạt trên 60%, trọng lượng trung bình đạt kích cỡ cá thương phẩm được thị trường chấp nhận. Tuy nhiên, đề tài không dự tính được nguồn cung cấp cá giống. Tại địa phương không có nguồn con giống này, cá giống được chuyển từ các tỉnh miền trung vào làm chi phí sản xuất tăng cao, giá cá thương phẩm trên thị trường không ổn định, kỹ thuật nuôi và đầu tư mô hình vượt khả năng của nông dân. Chính vì vây mà kết quả của đề tài chỉ dừng lại ở mô hình mẫu, không thể triển khai áp dụng được cho nông dân.

(2) Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất lúa - tôm ở xã Phong Tân, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu”. Kết quả của dự án không thành công như dự kiến. Nguyên nhân không thành công của dự án là do nhóm nghiên cứu không khảo sát kỹ điều tự nhiên, môi trường nước ở khu vực dự án thực hiện trước khi đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu. Độ mặn của nước ở đây không thích hợp để trồng lúa, vượt ngưỡng chịu mặn của cây lúa dẫn đến cây lúa không sống được, tôm nuôi tuy có phát triển nhưng năng suất đạt được không cao. Dự án hoàn toàn phá sản.

(3) Đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn cho nông dân tỉnh Bạc Liêu”. Nhóm chủ nhiệm đề tài đã Xây dựng thành công quy trình kỹ thuật sản xuất một số loại rau an toàn trên địa bàn thành phố Bạc Liêu và mô hình đã được áp dụng tại một số hộ dân tại vùng chuyên canh rau của thành phố. Tuy nhiên, mô hình này không nhân rộng được, nguyên nhân là do nhóm tác giả trước khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài không khảo sát thị trường đầu ra của sản phẩm. Rau được canh tác theo quy trình kỹ thuật của dự án thường có giá tiêu thụ đắt gấp từ 2 đến 3 lần rau được canh tác theo truyền thống của nông dân, việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được nên nông dân quay lại canh tác theo kiểu truyền thống.

(4) Dự án “Nhân nuôi và phóng thích ong ký sinh Asecodes Hisphinarum phòng trị bọ cánh cứng hại dừa ở tỉnh Bạc Liêu”. Dự án đã

thành công trong việc nhân nuôi ong ký sinh Asecodes Hisphinarum trong phòng thí nghiệm và đạt kết quả khả quan ngoài thực địa. Tuy nhiên, việc chuyển giao cho các hộ dân áp dụng kết quả của dự án thì không thành công. Việc nhân nuôi ong ký sinh Asecodes Hisphinarum đòi hỏi phải có phòng thí nghiệm và kỹ thuật nhân nuôi khá phức tạp, cả hai yếu tố này người trồng dừa ở Bạc Liêu đều không đáp ứng được. Một yếu tố khác là cây dừa trồng ở Bạc Liêu không tập trung thành diện rộng như ở một số tỉnh khác và loại cây này không phải là loại cây trồng chủ lực của tỉnh để phát triển kinh tế nên người dân ít quan tâm đến vấn đề bọ cánh cứng gây hại cũng như ý thức bỏ kinh phí ra đầu tư để chữa bệnh cho cây dừa. Trong khi đó dự án lại chưa tính đến cơ chế về nguồn lực cung cấp để ứng dụng trong thực tế, ngay cả địa phương và các cấp chính quyền không vào cuộc nên kết quả nghiên cứu không áp dụng được.

(5) Đề tài “Thử nghiệm trồng cây chà là Châu phi trên vùng đất nhiễm mặn ven biển tỉnh Bạc Liêu”. Kết quả nghiên cứu rất thành công. Cây chà là Châu phi thích nghi và tăng trưởng tốt trên vùng đất nhiễm mặn ven biển Bạc Liêu, năng suất và chất lượng trái đạt khá cao. Tuy vậy, việc nhân rộng kết quả không thực hiện được, nguyên nhân là do tại tỉnh Bạc Liêu và một số tỉnh

lận cận không có cơ sở nào thu mua, chế biến loại trái cây này, kết quả là người dân không thể mở rộng diện tích cánh tác mà chuyển dần sang trồng các loại cây ăn trái khác có giá trị kinh tế hơn như nhãn, mãn cầu…

(6) Đề tài “Nghiên cứu triển khai các công nghệ bảo vệ môi trường phù hợp với các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ trong tỉnh Bạc Liêu”. Nhóm nghiên cứu đã thiết kế và thử nghiệm thành công 2 hệ thống xử lý nước thải cho 2 cơ sở sản xuất chitin từ đầu vỏ tôm trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi. Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý này đạt tiêu chuẩn loại A, đủ chuẩn thải ra môi trường. Tuy vậy, loại hệ thống xử lý nước thải này không thể áp dụng cho các cơ sở tương tự. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do giá thiết bị quá cao, tiêu thụ điện năng lớn, chiếm nhiều diện tích, không phù hợp với các cơ sở sản xuất nhỏ trên địa bàn tỉnh.

(7) Đề tài: “Xây dựng mô hình thu gom rác thông qua cộng đồng ở thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu”. Với mục tiêu giúp cho người dân ở thị trấn Hòa Bình ý thức được việc phân loại rác thải ngay tại hộ gia đình, để rác thải đúng nơi quy định, thay đổi dần thói quen thải rác ra sông rạch, đường phố, nơi công cộng gây ô nhiễm môi trường.

Đề tài này triển khai thành công ở khâu đầu là phân loại và để rác đúng nơi quy định, nhưng ở khâu sau là khâu vận chuyển rác đến nơi xử lý tập trung thì không thành công. Việc vận chuyển rác đã qua phân loại cần phải có 2 xe chuyên dụng riêng biệt, nhóm nghiên cứu đã không vận động được sự hỗ kinh phí từ UBND huyện để mua phương tiện vận chuyển rác. Mặt khác, huyện cũng chưa có nhà máy xử lý rác mà chỉ có bãi chôn lấp, nên việc tái chế rác đã qua phân loại không thực hiện được. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu không ứng dụng được vào thực tiễn.

(8) Dự án: “Chuyển giao công nghệ ứng dụng dung dịch điện hoạt hóa trong chăn nuôi heo ở tỉnh Bạc Liêu”. Mục tiêu của dự án là phục vụ cho nghề chăn nuôi của tỉnh phát triển theo hướng quy mô lớn đảm bảo vệ sinh môi trường. Dự án đã chuyển giao và thử nghiệm thành công công nghệ ứng dụng dung dịch điện hoạt hóa để vệ sinh, xử lý nước thải trong chăn nuôi heo

tại trại nuôi heo của trung tâm giống nông nghiệp Bạc Liêu. Tuy nhiên kết quả của dự án cũng không áp dụng được vào thực tiễn. Nguyên nhân là do trên địa bàn tỉnh không có trại chăn nuôi heo nào có quy mô lớn để áp dụng, ngành chăn nuôi heo của tỉnh chủ yếu có quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình. Việc đưa công nghệ này vào áp dụng đối với hộ gia đình là không khả thi, sẽ làm tăng chí phí trong sản xuất, vượt khả năng tài chính của người dân, mặt khác là do người dân đã quen với tập quán chăn nuôi kiểu truyền thống. Chính vì vậy, kết quả của dự án không nhân rộng được cho nông dân.

(9) Đề tài “Lý luận, thực tiễn và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải cơ sở”. Kết quả nghiên cứu đã đút kết được lý luận và thực tiễn của công tác hòa giải ở cấp cơ sở, đồng thời đề xuất được một số giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả của công tác này ở địa phương. Tuy nhiên, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu là cơ quan chủ trì đề tài đã không chuyển hóa kết quả nghiên cứu thành đề án trình UBND tỉnh xem xét, ban hành thành chủ trương chỉ đạo chung cho hoạt động hòa giải ở cấp huyện, cấp xã. Vì vậy, Kết quả nghiên cứu chỉ được áp dụng trong nội bộ đơn vị chủ trì đề tài mà không áp dụng được ở các đơn vị khác.

2.3. Nguyên nhân kết nghiên cứu của các đề tài/dự án không ứng dụng đƣợc và không nhân rộng đƣợc đƣợc và không nhân rộng đƣợc

Từ kết quả điều tra, phỏng vấn các nhà quản lý, những người trực tiếp sử dụng kết qủa nghiên cứu của các đề tài/dự án khoa học, các đơn vị có đề tài/dự án thực hiện và qua phân tích các báo cáo tổng kết, đánh giá, các hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh; quy trình đề xuất, xét chọn nhiệm vụ KH&CN hằng năm cho thấy có những nguyên nhân chính dẫn đến các kết quả nghiên cứu không ứng dụng được, không nhân rộng được vào thực tiễn như sau:

2.3.1. Ý tưởng đề xuất nhiệm vụ không xuất phát từ đời sống thực tiễn nên không có khả năng ứng dụng không có khả năng ứng dụng

Một đề tài/dự án KH&CN phải thoả mãn nhiều yêu cầu, tiêu chí khác nhau, trong đó, hai tiêu chí cơ bản nhất, có tính quyết định là tính sáng tạo,

tính mới (hay tính khoa học) và tính lợi ích (hay tính thực tiễn).Tính sáng tạo, tính mới có nhiều mức độ, tuỳ thuộc vào phạm vi xem xét là quốc tế, quốc gia hay của địa phương. Ngoài ra, còn phải hiểu tính mới theo đối tượng, phương pháp nghiên cứu. Tiêu chí về tính lợi ích được đặt ra để hạn chế những nghiên cứu rất khoa học, rất mới nhưng sẽ không đem lại lợi ích gì cho cộng đồng, xã hội hoặc địa phương. Khi đề xuất một đề tài, dự án, cần trả lời câu hỏi là kết quả của đề tài, dự án sẽ đem lại lợi ích gì, có đáp ứng được nhu cầu thực tiễn không.

Khi được hỏi nguyên nhân dẫn đến các đề tài/dự án không áp dụng được với 40 người trực tiếp tham gia thực hiện đề tài/dự án đối với phương án “Kết quả NCKH chưa bám vào thị trường và thực tiễn yêu cầu” kết quả trả lời được thống kê tại Bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4. Kết quả NCKH chƣa bám vào thị trƣờng và thực tiễn yêu cầu

Giá trị Số ngƣời trả lời Tỷ lệ %

Đúng 36 90%

Sai 4 30%

Tổng số 40 100%

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Có đến 90% số người trả lời đúng là kết quả các đề tài/dự án không áp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực hiện ở tỉnh bạc liêu (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)