.8 Thiếu hỗ trợ đầu ra đối với kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực hiện ở tỉnh bạc liêu (Trang 60)

Giá trị Số ngƣời trả lời Tỷ lệ %

Đúng 18 60%

Sai 12 40%

Tổng số 30 100%

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Số liệu trên cho thấy có đến 60% người được hỏi đồng tình với phương án trả lời là “Thiếu chính sách hỗ trợ đầu ra cho kết quả nghiên cứu” cũng là

một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả của các đề tài/dự án không áp dụng được và không nhân rộng được.

Tóm lại, từ những nguyên nhân trên và từ phân tích nội dung tại mục 2.2.2 của chương này, có thể thấy hiệu qủa của việc áp dụng quy trình đề xuất, xét chọn nhiệm vụ KH&CN hằng năm ở tỉnh Bạc Liêu theo cách thức “từ dưới lên” hiện nay là không cao, nó được thể hiện qua số kết quả nghiên cứu của các đề tài/dự án ở tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006 - 2010 không ứng dụng được hoặc không nhân rộng được vào thực tiễn sản xuất còn chiếm tỷ lệ khá lớn 37,33%. Để khắc phục thực trạng này, giải pháp đổi mới quy trình đề xuất, xét chọn nhiệm vụ KH&CN hiện nay ở tỉnh Bạc Liêu mà Luận văn đề xuất trong chương 3 là cần thiết.

* Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2, Luận văn đã tiến hành phân tích thực trạng xét chọn đề tài/dự án và ứng dụng kết quả NCKH giai đoạn 2006 - 2010 tại tỉnh Bạc Liêu, những bất cập trong quy trình xét chọn đề tài/dự án hiện nay; kết quả triển khai đề tài nghiên cứu khoa học giai đoạn 2006 - 2010 và phân tích điển hình một số kết quả nghiên cứu không áp dụng được hoặc không nhân rộng được vào thực tiễn với rất nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chính: Ý tưởng đề xuất nhiệm vụ không xuất phát từ đời sống thực tiễn; người đề xuất nhiệm vụ thiếu thông tin về thị trường; sản phẩm nghiên cứu không hoàn chỉnh, thiếu tính dự báo; thiếu cơ sở pháp lý cho việc áp dụng kết quả nghiên cứu; thiếu chính sách hỗ trợ đầu ra đối với sản phẩm đề tài/dự án.

Từ những phân tích nêu trên, việc đưa ra giải pháp đổi mới quy trình đề xuất, xét chọn nhiệm vụ KH&CN ở tỉnh Bạc Liêu phù hợp với nhu cầu thực tiễn của xã hội là cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng đầu vào đề tài/dự án, khắc phục những hạn chế trong khâu ứng dụng kết quả nghiên cứu của các đề tài/dự án vào đời sống sản xuất.

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUY TRÌNH XÉT CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG NHU CẦU

Từ những đề tài/dự án thực tế đã phân tích ở chương 2 có thể thấy tùy theo từng cách tiếp cận có thể đưa ra được rất nhiều nguyên nhân để lý giải nguyên nhân khiến cho kết quả NCKH không ứng dụng được và không nhân rộng được, nhưng suy cho cùng là do kết quả nghiên cứu chưa đáp ứng đúng với nhu cầu thị trường và yêu cầu của thực tiễn phát triển KT - XH. Nghĩa là phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội… phải đáp ứng đúng nhu cầu của người sử dụng và yêu cầu phát triển KT - XH của địa phương. Đây là hệ quả tất yếu khi cơ chế quản lý về KH&CN của chúng ta hiện chưa thực sự chuyển hẳn được sang vận hành theo mô hình “thị trường

kéo” (KH&CN phải xuất phát từ những vấn đề của thực tiễn và quay trở lại

đáp ứng thực tiễn). Hoạt động KH&CN của nước ta hiện nay vẫn còn đang vận hành theo mô hình “KH&CN đẩy" và bước đầu từng khâu, từng quá trình đang vận hành theo mô hình “thị trường kéo”. Các yếu tố để điều khiển quá trình này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực quản lý của các cấp, các ngành và

chính sách vĩ mô về KH&CN của nhà nước. Trong khi đó hai yếu tố này đối

với cấp địa phương đang còn nhiều khó khăn, bất cập. Do nhân lực KH&CN còn hạn chế, cơ chế quản lý tài chính, chính sách về KH&CN của địa phương cũng không thể nằm ngoài cơ chế, chính sách của Nhà nước.

Đây hoàn toàn là những vấn đề phải giải quyết đồng bộ, bằng chính sách mang tính vĩ mô và không thể giải quyết trong một thời gian ngắn được. Do vậy tùy thuộc vào điều kiện, sự phát triển KT - XH của mỗi địa phương phải có chiến lược phát triển thích hợp và những giải pháp cụ thể để từng bước đổi mới, nâng cao hiệu quả cho hoạt động KH&CN của mình. Cần nghiên cứu phân chia đa dạng hóa các loại hình nghiên cứu và triển khai và có phương thức quản lý thích hợp để phát huy hiệu quả. Xuất phát từ quan điểm đó, trong nghiên cứu này Luận văn đề xuất một số giải pháp cụ thể về quản lý

hoạt động KH&CN tại tỉnh Bạc Liêu, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc ứng dụng các kết quả NCKH vào thực tiễn. Đó là:

3.1. Đổi mới xây dựng nhiệm vụ KH&CN định hƣớng nhu cầu

3.1.1. Đổi mới cơ chế đề xuất, xét chọn đề tài/dự án theo hình thức đặt hàng

Từ những bất cập trong quy trình đề xuất, xét chọn đề tài/dự án tỉnh Bạc

Liêu như đã phân tích trong chương 2, cần thiết phải đổi mới cách đề xuất, xét

chọn nhiệm vụ KH&CN hằng năm theo nguyên tắc chủ động “đặt hàng từ trên xuống” tức là “đề bài” được đặt ra trước trên cơ sở phân tích, khảo sát nhu cầu của xã hội về sản phẩm KH&CN thay cho cách làm hiện nay là “từ dưới lên” (như đã phân tích ở mục 2.2.2). Quy trình đề xuất, xét chọn nhiệm vụ KH&CN theo nguyên tắc này có thể mô tả như sơ đồ tại hình 3.1 và hình 3.2.

Qua sơ đồ cho thấy việc đề xuất và xét chọn nhiệm vụ KH&CN hằng năm được tiến hành theo 2 bước:

Bước 1: Lựa chọn ưu tiên làm cơ sở đề xuất nhiệm vụ KH&CN (đặt đề

bài). Trên cơ sở phân tích hiện trạng KH&CN trên địa bàn tỉnh và khảo sát nhu

cầu, năng lực cung ứng và ứng dụng các sản phẩm KH&CN (Sở KH&CN tham mưu) phục vụ phát triển KT - XH của địa phương, Sở KH&CN chủ trì phối hợp với các Sở, ngành tiến hành xây dựng ưu tiên làm cơ sở cho việc đề xuất nhiệm vụ KH&CN dưới dạng chương trình mở, các đề tài/dự án độc lập với tư cách là

“đề bài” đặt hàng các tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học. Bước xây dựng ưu tiên được thể hiện như sơ đồ ở hình 3.1.

Qua sơ đồ cho thấy, định hướng nhu cầu ở đây chính là cơ chế xác lập

“đề bài” làm cơ sở cho việc định hướng đề xuất, xét chọn và đặt hàng nhiệm vụ

KH&CN. Để làm được điều này, Sở KH&CN phải phối hợp với các Sở, ngành hoặc thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn độc lập tiến hành bước khảo sát, lập báo cáo hiện trạng xác định nhu cầu sản phẩm KH&CN trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó xây dựng “đề bài” đặt hàng nghiên cứu. Đây là bước rất quan trọng bởi nó có tính quyết định đến chất lượng đầu vào cũng như sản phẩm đầu ra của đề tài/dự án (khả năng ứng dụng kết quả đề tài/dự án sau khi nghiên cứu xong). Vì vậy việc xây dựng “đề bài” định hướng cho đề xuất, xét chọn đề tài/dự án là rất cần

thiết. Nhận định này hoàn toàn phù hợp với kết quả mà tác giả Luận văn đã khảo sát thực tế bằng phiếu điều tra tại Bảng 2.9 dưới đây:

Bảng 2.9. Cần thiết đặt đề bài định hƣớng cho đề xuất đề tài/dự án

Giá trị Số ngƣời trả lời Tỷ lệ %

Có 21 70%

Không 9 30%

Tổng số 30 100%

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Khi hỏi “Có cần thiết phải xây dựng đề bài trước để định hướng cho việc đề xuất đề tài/dự án?” (Phụ lục 1 mục 7.2) đối với 30 người là các chủ nhiệm đề tài, dự án đã thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010, có đến 70% số người được hỏi cho rằng cần thiết, chiếm đa số so với 30% số người trả lời không cần thiết. Điều này cho thấy nhận định trên hoàn toàn có cơ sở thực tiễn.

Để hình thành được các nhiệm vụ KH&CN theo đề bài đặt ra, các đề xuất nhiệm vụ KH&CN phải qua ít nhất ba vòng chuyên gia với các hội đồng (ad- hoc) khác nhau và các nhóm chuyên trách gồm các nhà khoa học, nhà sản xuất, nhà quản lý, các nhà hoạt động xã hội và các tác nhân xã hội khác. Sau khi hình thành các nhiệm vụ dưới dạng chương trình mở, các đề tài/dự án độc lập, Sở KH&CN thông qua Hội đồng KH&CN tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để đặt hàng nghiên cứu.

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình xây dựng ƣu tiên phục vụ cơ chế đặt hàng nhiệm vụ KH&CN Sở KH&CN Hội đồng KH&CN tỉnh Đề tài độc lập Chương trình KH&CN Dự án độc lập HĐ KH&CN, chuyên gia

(đề tài, dự án ưu tiên)

Đạt

UBND tỉnh HĐ KH&CN chuyên

ngành, chuyên gia

Xác lập ưu tiên (đặt đề bài)

Không đạt

Đạt

Không đạt

Phân tích hiện trạng KH&CN

Phương pháp Xây dựng các kịch bản Các nhóm công tác

Các tổ chức, cá nhân, DN

Bước 2: Tuyển chọn hoặc giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN (nhà khoa học). Căn cứ vào các nhiệm vụ KH&CN đã

được UBND tỉnh phê duyệt và công bố ở Bước 1, các tổ chức, cá nhân tùy theo năng lực, chuyên môn xây dựng thuyết minh đề cương nghiên cứu gửi về Sở KH&CN tuyển chọn, đặt hàng hoặc giao trực tiếp thực hiện (Giao trực tiếp trong trường hợp nhiệm vụ KH&CN có tính chất đặc biệt liên quan đến an ninh quốc phòng). Việc tuyển chọn được Sở KH&CN tiến hành thông qua hình thức tổ chức Hội đồng tuyển chọn, tổ chức, cá nhân nào được Hội đồng tuyển chọn đánh giá đạt yêu cầu sẽ được Sở KH&CN trình UBND tỉnh phê duyệt cho chủ trì thực hiện thay cho cách làm hiện nay là người đề xuất nhiệm vụ cũng là người thực hiện nhiệm vụ (không qua tuyển chọn).

Hình 3.2. Sơ đồ quy trình tuyển chọn chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN

3.1.2. Đánh giá triển vọng quy trình đề xuất, xét chọn đề tài/dự án theo cơ chế đổi mới chế đổi mới

Nhiệm vụ KH&CN được xây dựng hằng năm áp dụng theo quy trình đề xuất trên có những triển vọng sau:

UBND tỉnh (phê duyệt) Các Sở, ngành (XD đề cương) Các Viện NC, Trường ĐH (XD đề cương) Các tổ chức, cá nhân, DN (XD đề cương) Sở KH&CN (tổ chức tuyển chọn)

Giao trực tiếp Tuyển chọn

HĐ xét duyệt đề cương Tổ chức, cá nhân HĐ tuyển chọn Tổ chức, cá nhân Loại Trình phê duyệt TC, cá nhân chủ trì ĐT, DA Không đạt

- Theo cách làm hiện nay thì UBND tỉnh không có sự chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành ngay từ khâu đề xuất nhiệm vụ, việc định hướng nghiên cứu chủ yếu là do Sở KH&CN trên cơ sở Nghị quyết chung của kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, không có kế hoạch KH&CN dài hạn, không có sự khảo sát nhu cầu xã hội hằng năm. Do vậy trách nhiệm không rõ ràng, thiếu sự chỉ đạo của tỉnh, thiếu sự phối hợp của các Sở, ngành, nhiệm vụ KH&CN đề xuất không có định hướng, không sát với nhu cầu thực tiễn. Áp dụng quy trình đổi mới nêu trên sẽ khắc phục được những hạn chế này.

- Tách ra được hai nội dung độc lập đó là việc xác định được “đề bài” để đề xuất nhiệm vụ và tuyển chọn tổ chức, cá nhân có đủ năng lực chủ trì thực hiện nghiên cứu, thay cho cách làm hiện nay người đề xuất nhiệm vụ (theo ý kiến chủ quan) cũng là người thực hiện nhiệm vụ.

- Áp dụng quy trình này khắc phục được tình trạng nhiệm vụ KH&CN không gắn kết được với nhiệm vụ phát triển KT - XH, không gắn kết được với SXKD, không tập trung vào nghiên cứu giải quyết những vấn đề bức xúc do thực tiễn đặt ra.

- Chủ động trong việc xây dựng kế hoạch KH&CN hằng năm và cho từng giai đoạn phát triển.

- Tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN thực sự có năng lực, chuyên môn, do phải qua khâu tuyển chọn.

- Tránh được tình trạng đề xuất nhiệm vụ KH&CN dàn trải, mang tính chỉ định áp đặt.

Với giải pháp này các nhiệm vụ KH&CN được thể chế hóa thành chủ trương của địa phương, gắn kết được với mục tiêu phát triển KT - XH của địa phương, gắn kết được với thực tiễn SXKD, huy động được năng lực của các nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh. Có như vậy mới khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến kết quả NCKH không ứng dụng được và không nhân rộng được như hiện nay.

3.2. Đổi mới cách thức tổ chức Hội đồng KH&CN

Theo cách làm hiện nay, Hội đồng KH&CN do UBND tỉnh quyết định thành lập hoặc ủy quyền cho Sở KH&CN quyết định thành lập, với cơ cấu thành phần và số lượng như sau: Hội đồng có từ 9 đến 11 thành viên, gồm chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên, cơ cấu thành phần Hội đồng (không kể chủ tịch Hội đồng) gồm: 1/2 thành viên là các nhà KH&CN, tổ chức SXKD, doanh nghiệp và người sử dụng kết quả nghiên cứu; 1/2 thành viên thuộc cơ quan quản lý nhà nước. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc bỏ phiếu biểu quyết và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Qua thực tiễn nhiều năm làm công tác thư ký Hội đồng nhận thấy. Việc tổ chức Hội đồng KH&CN như trên có bất cập là: Đề xuất và chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN giai đoạn 2006 - 2010 chủ yếu là do cán bộ thuộc các cơ quan quản lý nhà nước trong tỉnh thực hiện, trong khi đó cơ cấu số lượng thành viên Hội đồng cũng là cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước chiếm tỷ lệ cao hơn cơ cấu thành viên là các nhà khoa học. Nhận thức vấn đề khoa học là thuộc chuyên môn của các nhà khoa học nhưng với tỷ lệ số lượng thành viên thấp trong cơ cấu Hội đồng mà Hội đồng thì lại làm việc theo nguyên tắc bỏ phiếu, do vậy việc đánh giá, xét chọn nhiệm vụ KH&CN chưa thực sự khách quan, mang yếu tố quản lý nhiều hơn. Nhiều nhiệm vụ KH&CN chưa phải là cấp thiết theo đánh giá của nhà khoa học nhưng nó vẫn được xét chọn đưa vào kế hoạch năm. Chính vì vậy, việc cơ cấu lại tỷ lệ thành phần Hội đồng theo hướng nâng tỷ lệ thành phần các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực KH&CN, người sử dụng kết quả nghiên cứu, giảm tỷ lệ thành phần là các nhà quản lý là điều cần thiết. Thành phần Hội đồng hợp lý phải là 2/3 nhà khoa học, chuyên gia KH&CN và người sử dụng kết quả nghiên cứu, 1/3 là các nhà quản lý. Nếu nhà khoa học, chuyên gia KH&CN ở địa phương còn thiếu và không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn thì mời thành phần này ở các Viện nghiên cứu, Trường đại học ngoài tỉnh hoặc Trung ương tham gia Hội đồng.

3.3. Đổi mới cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động KH&CN KH&CN

3.3.1. Đổi mới tổ chức thực hiện các nhiệm vụ R&D hướng vào hỗ trợ doanh nghiệp doanh nghiệp

Kết quả phân tích ở chương 2 đã chỉ ra Bạc Liêu có 971 doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ nhưng trong suốt giai đoạn từ năm 2006 - 2010, hoạt động R&D chỉ được tổ chức thực hiện tại 2 doanh nghiệp. Điều này cho thấy việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ R&D ở địa phương còn rất hạn chế, mức đầu tư thấp, chưa tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, cơ chế quản lý chậm đổi mới, cơ chế tài chính còn bất cập. Vì vậy cần có sự đổi mới trong tổ chức thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động này.

Về nguyên tắc, việc đầu tư cho hoạt động R&D cần có sự định hướng phù hợp với đặc thù và phục vụ có hiệu quả các yêu cầu sát thực của địa phương. Cụ thể các đề tài/dự án R&D cần được xác định dựa trên các tiêu chí như: Tập trung theo các hướng ưu tiên có lợi cho phát triển KT - XH của tỉnh;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới quy trình xét chọn đề tài nghiên cứu khoa học theo định hướng nhu cầu nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực hiện ở tỉnh bạc liêu (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)