Các hoạt động hỗ trợ đào tạo du họcsinh tại Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ đào tạo cho du học sinh việt nam đến nhật bản của công ty cổ phần sản xuất và thương mại vietsuc (Trang 66 - 75)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ đào tạo du họcsinh tại công ty

4.2.3. Các hoạt động hỗ trợ đào tạo du họcsinh tại Công ty

4.2.3.1. Hoạt động nghiên cứu phát triển nội dung hỗ trợ đào tạo du học

Trước hết Công ty đã đầu tư về cơ sở vật chất cần thiết và đội ngũ giáo viên ở trong nước và tại Nhật Bản để thực hiện hỗ trợ đào tạo du học của Công ty.

Về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của Công ty đã đầu tư xây dựng và trang bị ở trong nước gồm:

-Công ty có tòa nhà 4 tầng, mỗi tầng 214 m2 chia làm 3 phòng ở, có dầy đủ thiết bị vệ sinh, nóng lạnh, mạng… là kí túc xá cho học sinh khi học tiếng tại Việt Nam.Có 3 phòng học đạt chất lượng tiêu chuẩn cho việc học ngoại ngữ, bàn học riêng biệt loa, máy chiếu phục vụ cho việc học ngoại ngữ.

-Giám sát và giáo viên được công ty cấp đồng phục, điện thoại, bộ đàm… Tại Nhật Bản, công ty có văn phòng để quản lý du học sinh. Du học sinh được cấp phát đồng phục, điện thoại, máy tính… nên công tác quản lý khá thuận lợi.

Ngoài các hạng mục hỗ trợ đào tạo trong nước cho học sinh trước khi tới Nhật Bản du học, Công ty Vietsus còn chú trọng đến công tác hỗ trợ các em tại Nhật Bản.

Cụ thể:

Ngoài các thủ tục hỗ trợ cho học sinh trước khi du học như trên, Công ty tư vấn du học, các tổ chức du học cần xây dựng kế hoạch hỗ trợ du học sinh tại nước ngoài như:

1. Hỗ trợ cho học sinh thủ tục thuê nhà tại Nhật; 2. Hỗ trợ và bố trí đón học sinh tại sân bay phía Nhật; 3. Hỗ trợ thủ tục đăng ký nơi ở, mua bảo hiểm tại Nhật; 4. Hướng dẫn du học sinh đến trường nhập học;

5. Hỗ trợ làm con dấu, mua vé tàu; 6. Hỗ trợ học sinh làm sổ ngân hàng;

7. Hỗ trợ cho du học sinh việc làm thêm tại Nhật Bản;

8. Hỗ trợ và hướng dẫn học sinh cuộc sống, sinh hoạt tại Nhật.

Bảng 4.2. Các hạng mục hỗ trợ đào tạo trong nước cho học sinh của công ty Vietsus đến thị trường Nhật Bản

TT Hạng mục

1 Tư vấn cho học sinh lập kế hoạch du học

2 Tư vấn hỗ trợ xác định chi phí du học

3 Tư vấn hỗ trợ cho học sinh về thủ tục, hồ sơ. Chuẩn bị hồ sơ tại Việt Nam

4 Hỗ trợ đào tạo cho học sinh

1.Tiếng nhật chương trình sơ cấp tương đương N4-N5 2.Kỹ năng sống

3.Văn hóa đặc trưng của Nhật Bản

4.Quy định của trường, Quy định cơ bản của pháp luật về du học, nước đến du học

5.Quy định của công ty tư vấn du học về số tiết học...

6.Thực hành tiếng Nhật tại các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam

7.Hỗ trợ đào tạo chương trình phỏng vấn của trường.

5 Hỗ trợ xử lý hồ sơ,dịch thuật hồ sơ, chuyển hồ sơ sang trường bên Nhật 6 Hướng dẫn học sinh và người bảo lãnh trả lời cụ xuất nhập cảnh Nhật bản

7 Hỗ trợ học sinh nộp học phí khi có tư cách lưu trú COE 8 Hoàn thiện hồ sơ xin Visa cho học sinh

9 Đặt vé máy bay cho học sinh

10 Hướng dẫn thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh cho học sinh 11 Hướng dẫn mang hình lý cho học sinh

12 Làm thủ tục tại san bay cho học sinh.

Qua quá trình khảo sát tìm ra những kết quả trong quá trình đào tạo cho du học sinh trước khi xuất cảnh đã đạt được, chúng tôi chú ý đến các đánh giá của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, trường bên nhật nhằm đưa ra giải pháp để phát triển đào tạo bền vững, tiến bộ cho các em du học sinh.

Để thực hiện mục tiêu này chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp, thu thập các thông tin, tài liệu từ người đăng ký du học, người đang học, người đã học xong và ở trường bên nhật; Phỏng vấn giáo viên và những người tham gia quản lý đào tạo, phỏng vấn các cấp lãnh đạo quản lý trực tiếp và một số chuyên gia chuyên kiểm định và đánh giá chất lượng đào tạo. Kết quả thu thập, xử lý số liệu được thể hiện qua một số bảng dưới đây.

Trước hết, ý kiến của người học về thông tin liên quan đến tổ chức du học của Công ty, thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Ý kiến người đăng ký du học về thông tin du học năm 2017

Chỉ tiêu Kết quả

* Số lượng điều tra (người) 50

- Tỷ lệ đến học do có nhu cầu từ bản thân (%) 96 - Tỷ lệ biết được thông tin về TT từ:

+ Do có thông tin từ UBND xã, thị trấn (%) 28 + Do giáo viên của TT cung cấp (%) 0 + Do bạn bè cung cấp(%) 34 + Do tuyên truyền, quảng cáo của công ty (%) 38

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)

Bảng 4.3 cho thấy kết quả điều tra học viên đến đăng ký du học, đã thu được rất nhiều ý kiến, giúp cho việc đánh giá tương đối chính xác về kết quả hoạt động tuyển sinh, tư vấn của công ty. Phần lớn người học xuất phát từ nhu cầu bản thân muốn du học, tuy nhiên việc tiếp cận với thông tin tuyển sinh đào tạo nghề của người dân còn găp nhiều khó khăn.

Kết quả khảo sát ý kiến các học viên đang học tiếng tại Công ty đã cung cấp cho chúng ta được rất nhiều ý kiến quý báu, từ đó giúp công ty có cái nhìn đúng đắn về kết quả giảng dạy của mình và những tâm tư nguyện vọng của học viên đang học. Số người học có sự tin tưởng vào Công ty khá cao, tuy nhiên sự hài lòng của họ về phương pháp giảng dạy và cơ sở vật chất của Công ty còn chưa cao. Nhận thấy điều

này, Công ty đã không tăng cường cải tiến cơ sở vật chất, cải tiến phương pháp giảng dạy nên kết quả đánh giá năm 2017 đã khả quan rõ rệt (Bảng 4.4).

Bảng 4.4. Kết quả điều tra ý kiến các học viên đang học tiếng tại Công ty

Chỉ tiêu Kết quả

* Số lượng điều tra (người) 50

- Tỷ lệ tin tưởng vào chất lượng của công ty (%) 86 - Tỷ lệ hài lòng về phương pháp giảng dạy (%) 96 - Tỷ lệ hài lòng về CSVC và thiết bị của công ty (%) 100 - Tỷ lệ có ý định rủ người khác cùng đến học (%) 84

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)

Qua kết quả phỏng vấn học viên đã được công ty hỗ trợ đào tạo và tư vấn du học hiện đang ở Nhật Bản (Bảng 4.5) cho thấy đại đa số người học hài lòng về hoạt động hỗ trợ đào tạo của Công ty. Tuy nhiên, học viên có ý kiến cho rằng thời gian dạy tiếng liên tục 6 tháng tại Trung tâm rất khó cho người học vì người học phải đi xa để học tiếng vì còn phải lao động để kiếm sống.

Bảng 4.5. Kết quả điều tra ý kiến học viên đã học xong hiện đang ở Nhật Bản Nhật Bản

Chỉ tiêu Kết quả

* Số lượng điều tra (người) 50

- Tỷ lệ tin tưởng vào chất lượng của công ty(%) 98 - Tỷ lệ hài lòng về phương pháp giảng dạy(%) 90 - Tỷ lệ hài lòng về CSVC và thiết bị của công ty(%) 96 - Tỷ lệ tin tưởng vào chất lượng của công ty(%) 96

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)

Ý kiến đóng góp của giảng viên, những người trực tiếp tạo ra kết quả đào tạo là rất quý báu, giúp lãnh đạo đơn vị biết rõ chất lượng của mình và năng lực của đợn vị, từ đó có bước đi đúng hướng để đạt kết quả cao. Kết quả khảo sát ở Bảng 4.6 cho thấy những nội dung Công ty cần cải tiến.

Bảng 4.6. Kết quả điều tra ý kiến các giảng viên và người quản lý của Công ty Công ty

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Số lượng điều tra (người) 15 15 15

- Tỷ lệ cho rằng CSVC của công ty chưa đáp ứng được so với yêu cầu (%)

53,3 46,7 46,7

- Tỷ lệ cho rằng các phương pháp tuyên truyền quảng bá của công ty hiện nay là hiệu quả (%)

33,3 40 40

- Tỷ lệ cho rằng cần phát triển nội dung đào tạo đa dạng, nhiều bậc học (%)

100 100 100

- Tỷ lệ cho rằng việc liên kết chặt chẽ giữa tiếng và thực hành tiếng là rất cần thiết (%)

100 100 100

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)

Qua điều tra, phỏng vấn phần lớn giáo viên cho rằng điều kiện CSVC của Trung tâm chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo; thiếu trang thiết bị hiện đại, đồng bộ. 100% GV được hỏi ý kiến cho rằng việc đa dạng hóa nội dung chương trình đào tạo, kết chặt chẽ giữa dạy tiếng và thực hành tiếng là rất cần thiết.

Bảng 4.7. Kết quả điều tra năng lực giáo viên của công ty trong 3 năm

ĐVT: người

Năm Số lượng giáo viên

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Trình độ tiếng Nhật N2

trở lên Đại học Cao đẳng NV sư phạm

2015 12 9 2 1 12

2016 12 9 3 0 12

2017 13 10 3 0 13

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2015-2017)

Chất lượng giáo viên là quan trọng đối với hoạt động dạy nghề, nhân tố này có tính chất quyết định tới thương hiệu của công ty, quyết định tới kết quả đào tạo của công ty. Vì vậy trong những năm qua, công ty đã đầu tư nâng cao chất lượng giáo viên và khuyến khích động viên tạo mọi điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ, kết quả đã có sự chuyển biến (Bảng 4.7).

Bảng 4.8. Kết quả điều tra ý kiến của các trường ở Nhật Bản năm 2017

Chỉ tiêu Fukushi Semon

Nagoya Nishinihon

*Số lượng điều tra 15 15 15

- Số người theo học tại trường 200 125 90 - Số người đến Nhật Bản học tiếp chương trình được

ngay (không phải đào tạo lại) 200 125 90 - Số người có nhu cầu nhập lớp đào tạo nâng cao 36 63 20 - Đánh giá về chương trình đào tạo

+ Phù hợp 86,7% 80% 66,7%

+ Không phù hợp 13,3% 20% 33,3% - Đánh giá về thời gian đào tạo

+ Phù hợp 66,7% 73,3% 80%

+ ý kiến khác 33,3% 26,7% 20% Nguồn: Tổng hợp qua điều tra (2017)

Ý kiến của các trường tại Nhật là thước đo tương đối chính xác về chất lượng đào tạo của công ty. Qua thực tế điều tra (Bảng 4.8) xin ý kiến đánh giá của các trường tại Nhật Bản, chúng tôi đã thu được rất nhiều ý kiến quý báu từ đó giúp công ty có cái nhìn tương đối chính xác về chất lượng đào tạo của mình và phần nào hiểu được tâm tư nguyện vọng của người học và yêu cầu của các trường tại Nhật Bản.

4.2.3.2. Lập kế hoạchhỗ trợ đào tạo du học hàng năm

Công ty đã bước đầu chú trọng xây dựng một kế hoạch đưa du học sinh đến Nhật Bản theo yêu cầu của thực tế và kết hợp với khả năng của bản thân doanh nghiệp. Bản kế hoạch này chỉ ra được rằng trong năm này, kỳ nhập học này doanh nghiệp sẽ phải đưa được bao nhiêu học sinh đi du học có thời hạn tới các tỉnh của Nhật Bản. Từ đó xem xét yêu cầu của các thị trường ấy ra sao từ đó có các phương hướng tuyển chọn, đào tạo học sinh một cách phù hợp, đầy đủ kỹ năng, sự hiểu biết và nhất là ngoại ngữ, cụ thể giúp các em học sinh và gia đình nắm bắt đầy đủ thông tin cần thiết và chính xác về nội dung du học, cụ thể:

- Xác định mục đích du học

Du học để làm gì? Điểm lợi của du học so với học trong nước (Ngoại ngữ, chương trình đào tạo…)? Xác định rõ mục đích, động lực bản thân dẫn đến quyết định du học.

- Chọn ngành

Giúp người học hiểu về đặc điểm của từng khối ngành (khoa học tư nhiên, khoa học xã hội, nghệ thuật, máy tính, kĩ thuật, kinh tế, du lịch…) cũng như các ngành thuộc khối ngành, sau đó xem bản thân phù hợp với những khối ngành/ngành nào dựa trên những yếu tố như:

+ Sở thích/nhu cầu/mong muốn bản thân; + Trình độ, khả năng hiện tại;

+ Tài chính;

+ Thời gian (một số ngành đòi hỏi đầu tư nhiều hơn về tài chính cũng như thời gian);

+ Một số yếu tố phụ khác cần cân nhắc: gia đình, người thân, hỗ trợ từ tổ chức/cơ quan….

- Chọn trường du học.

Sau khi đã tìm được khối ngành/ngành phù hợp, người học nên chọn trường có thế mạnh về khối ngành đó. Giúp người học tìm hiểu hệ thống giáo dục và giá trị văn bằng ở những quốc gia đó.

- Học phí: Tìm hiểu về chính sách học phí của từng vùng, từng trường, các cơ hội học bổng, miễn giảm, cho vay học phí, giảm trừ gia cảnh (scholarship, grant, loan,..).

- Chọn hướng tiếp cận: Giúp người học tìm hiểu về cơ sở vật chất, hỗ trợ từ nhà trường thông tin kì nhập học và thời gian du học.

- Đào tạo tiếng Nhật: Người học cần chuẩn bị vốn ngoại ngữ trước khi lên đường du học. Ngoại ngữ tốt sẽ thuận tiện hơn trong học tập, sinh hoạt hằng ngày và cũng là lợi thế khi xin visa. Văn hóa của từng vùng: con người, thời tiết/khí hậu, giao tiếp, tranh luận, tôn giáo, phong tục tập quán, văn hóa vùng miền, các lễ hội/sự kiện,…. Cần xem xét liệu bản thân có phù hợp với nền văn hóa đó không (tránh tình trạng như shock văn hóa, trầm cảm, hay nguy hiển hơn cả là các triệu chứng như inferiority complex). Tích cực tham gia các hoạt động sinh

hoạt tập thể/văn hóa của vùng. - Hỗ trợ sinh hoạt

Nhà ở: Từ nhu cầu bản thân và khả năng tài chính để chọn loại hình nhà ở (kí túc xá, nhà ghép, homestay, căn hộ,…), ăn uống, ẩm thực và các nhu cầu sinh hoạt khác: Thông tin liên lạc, tiền tệ để học sinh và gia đình tính toán chi phí: Học phí; Thuế; Chi phí và thời gian cho các loại giấy tờ, thủ tục (visa, các loại giấy tờ,…); Vé máy bay, mức sinh hoạt phí chung ở vùng theo học (nhà ở, đi lại, tiền ăn, giá cả các loại hàng hóa; Đào tạo về quy định làm thêm, việc làm sau khi tốt nghiệp.

Bảng 4.9. Kế hoạch hỗ trợ đào tạo du học sinh Việt Nam đến Nhật Bản của Công ty Vietsus, 2018-2020 Năm Tỉnh 2018 2019 2020 Tokyo 25 28 28 Kyoto 15 15 15 Chiba 10 11 11 Nagoya 90 96 96 Fukuoka 35 36 36 Kobe 15 18 18 Tổng 190 204 204 Nguồn: Phòng Hành chính Công ty (2017)

Vấn đề phát triển thị trường du học của Công ty, hơn lúc nào hết đang là đòi hỏi cấp thiết nhất là trong điều kiện khó khăn chung hiện nay của một số thị trường. Đây là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự tăng trưởng của Công ty trong thời gian tới. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển hơn nữa thị trường du học cần tiến hành các biện pháp sau:

Phương hướng tổng quát của công tác phát triển thị trường là: Củng cố, nâng chất lượng cung ứng, dịch vụ để tăng thị phần ở các thị trường đã có, làm tốt công tác chuẩn bị để xúc tiến mở thêm các thị trường mới một cách vững chắc.

Thực hiện mô hình liên thông giữa doanh nghiệp và địa phương giới thiệu các nguồn, phòng tuyển sinh có đủ năng lực về tỉnh tuyển học sinh. Bên cạnh đó, tỉnh cần thường xuyên tổ chức các Hội thảo du học để người có nhu cầu đi du

học có cơ hội gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các trường nước ngoài.

Công ty xác định được những thị trường nào đang có nhu cầu cao về du học, những thị trường nào đã bão hòa... để từ có có những biện pháp thúc đẩy hoặc hạn chế đưa học sinh sang các thị trường đó. Công ty căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình để lựa chọn và quyết định đầu tư vào những thị trường nào cho thích hợp và có hiệu quả, không nên dàn trải, “chạy theo bằng mọi giá”. Khi khi du học sinh tới nước ngoài Công ty có bộ phận theo dõi, giám sát, quản lý việc thực hiện và tuân thủ pháp luật nước sở tại và qui định của trường học bằng nhiều cách khác nhau, kết hợp với các trường ở nước ngoài để trao đổi thông tin cụ thể theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý đối với những thị trường có ít học sinh. Với những thị trường có nhiều học sinh, Công ty phải mở văn phòng đại diện và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ đào tạo cho du học sinh việt nam đến nhật bản của công ty cổ phần sản xuất và thương mại vietsuc (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)