Tổ chức tuyển chọn và thực hiện hoạt động hỗ trợ đào tạo du họcsinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ đào tạo cho du học sinh việt nam đến nhật bản của công ty cổ phần sản xuất và thương mại vietsuc (Trang 75 - 79)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ đào tạo du họcsinh tại công ty

4.2.4. Tổ chức tuyển chọn và thực hiện hoạt động hỗ trợ đào tạo du họcsinh

4.2.4.1. Hoạt động tuyển sinh

Muốn đưa học sinh có chất lượng cao ra nước ngoài, khâu đầu tiên có tính quyết định là tuyển chọn đúng, có nghĩa là tuyển chọn được người có trình độ phù hợp với yêu cầu của các trường nước ngoài, đúng với nguyện vọng của bản thân người du học. Muốn vậy, cần xác định rõ tiêu chuẩn tuyển chọn học sinh cho trường học lập quy trình tuyển chọn và áp dụng các phương pháp tuyển chọn khoa học, thích ứng để tuyển chọn học sinh phù hợp nhất với yêu cầu của các trường.

Xác định rõ các quy định và các tiêu chuẩn tuyển chọn học sinh. Thông thường gồm các tiêu chuẩn:

+ Trình độ học vấn: chuẩn mực này nhằm xác định khả năng tiếp thu của học sinh;

+ Tiêu chuẩn sức khỏe: chiều cao, cân nặng, tình hình bệnh tật, thể trạng; + Chuẩn mực phẩm chất đạo đức: đây là chuẩn mực nhằm xác định rõ nhân thân của học sinh. Học sinh có phẩm chất đạo đức tốt khi gặp những khó khăn trong học tập, sinh sống ở nước ngoài, họ sẽ vững vàng tìm cách vượt qua. Họ có ý thức kỷ luật tốt, có trách nhiệm cộng đồng cao.

4.2.4.2. Quản lý về đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi du học

Về thời gian đào tạo:

- Đối với lao động tham gia XKLĐ tại thị trường Nhật Bản, thời gian đào tạo tiếng và thời gian bồi dưỡng kiến thức cần thiết là 6 tháng;

+ Đối với lao động tham gia XKLĐ tại thị trường Malaysia, thời gian đào tạo và thời gian bồi dưỡng kiến thức cần thiết là 3 tháng.

Bảng 4.10. Nội dung và thời lượng đào tạo du học sinh của Công ty đến Nhật Bản năm 2017 Nội dung thuyết Thực hành Tổng số tiết

1. Truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc 4 4 2. Những nội dung cơ bản liên quan về pháp luật, hình

sự, dân sự, hành chính của Việt Namvà của nước tiếp nhận người du học

12 12

3. Phong tục tập quán, văn hóa của nước tiếp nhận

người du học 4 4 8

4. Cách thức ứng xử trong lao động và đời sống 8 8 5. Sử dụng các phương tiện giao thông đi lại, mua bán,

sử dụng các dựng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt đời sống hàng ngày

4 4 8

6. Những vấn đề cần chủ động phòng ngừa trong thời

gian sống và học tập ở nước ngoài 6 6 7. Ôn tập và kiểm tra cuối khóa 4 4

Tổng số 58 16 74

Nguồn: Phòng Hành chính-Tổ chức

Nội dung chi tiết từng môn học mà doanh nghiệp đang áp dụng

- Đào tạo ngoại ngữ cho người du học: giúp người du học đạt được trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của công việc và có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ để có thể sống và học tập bên nước ngoài. Đây là khâu rất quan trọng và cần phải được quan tâm đúng mức.Việc dạy ngoại ngữ cần tiến hành song song và lồng ghép với chương trình dạy nghề…. Trong quá trình đào tạo ngoại ngữ, ngoài những kiến thức cơ bản liên quan đến công việc, giao tiếp còn cần bổ sung những kiến thức ngoại ngữ liên quan đến môi trường, văn hóa, phong tục tập quán của nước mà học sinh đến học và học sinh nắm được những kỹ năng thiết yếu, sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp và trong công việc họ sẽ làm.

ngoài là việc cung cấp cho người du học các thông tin liên quan đến các vấn đề sau:

+ Pháp luật của Việt Nam: Những quy định liên quan đến việc người du học đi du học; các quy định về xuất nhập cảnh;

+ Luật pháp của nước tiếp nhận du học: các quy định về nhập cư; quy trình về xuất nhập cảnh; Luật lao động; các chế độ bảo hiểm (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tại nạn…); các chế độ bồi dưỡng cho người nước ngoài, Luật hình sự;

+ Những quy định về việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật;

+ Phong tục, tập quán, tôn giáo và sinh hoạt của nước nhận du học, kinh nghiệm giao tiếp, quan hệ ứng xử;

+ Giáo dục về phong tục tập quán của nước bạn tạo thuận lợi cho người du học hòa nhập với môi trường mới;

+ Giáo dục về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của người du học với doanh nghiệp, Nhà nước trong việc thực hiện hợp đồng.

Theo số liệu khảo sát của tác giả về ý kiến của người đi du họcvề chất lượng đào tạo được thể hiện ở Bảng 4.11.

Như vậy, người đi du học đánh giá rất cao trình độ chuyên môn, kiến thức và kỹ năng thực hành cũng như nội dung giảng dạy của giáo viên Vietsus, điều này cũng là hợp lý vì giáo viên mà Công ty lựa chọn đều là những giáo viên giàu kinh nghiệm, tốt nghiệp các trường ngoại ngữ uy tín, có chứng chỉ tối thiểu N2 trở lên.

Nhìn chung, hoạt động đào tạo của Công ty được đánh giá là có chất lượng tốt và khá, phù hợp với nội dung chương trình và đối tượng đào tạo, nhiệt tình với công tác giảng dạy, truyền đạt kiến thức dễ hiểu. Tuy nhiên, qua phiếu điều tra có nhiều ý kiến phản ánh là các giảng viên của các trường, trung tâm đều có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, nhưng nội dung giảng mang tính hình thức, thực hành quá ít.

Bảng 4.11. Đánh giá của người học về chất lượng đào tạo STT Tiêu chí đánh giá GTTB STT Tiêu chí đánh giá GTTB Tỷ lệ đánh giá(%) Kém Không tốt Trung bình Tốt Rất tốt 1 2 3 4 5 1 Trình độ chuyên môn 4,27 0,00 0,88 9,65 49,12 40,35

2 Phương pháp giảng dạy 3,77 4,39 14,04 18,42 26,32 36,84 3 Kỹ năng thực hành 4,32 0,00 1,75 6,14 50,88 41,23

4 Thái độ giảng dạy 2,56 23,68 19,30 40,35 10,53 6,14 5 Nội dung giảng dạy 4,21 0,00 3,51 20,18 28,07 48,25

6 Tài liệu giảng dạy 3,93 11,40 4,39 1,75 44,74 3,93

7 Khả năng trả lời các

câu hỏi của người học 4,07 3,51 1,75 7,89 57,89 28,95

Nguồn: Điều tra của tác giả (2017)

Qua khảo sát, doanh nghiệp đã thực hiện tương đối tốt quá trình đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động, tuy nhiên còn nhiều nội dung mà doanh nghiệp thực hiện còn nhiều thiếu sót như:

+ Chưa có chương trình hướng dẫn về hoạt động du học, lợi ích của hoạt động này đối với bản thân, gia đình người lao động và đối với xã hội;

+ Đội ngũ giáo viên chưa đủ kinh nghiệm và hiểu biết về lĩnh vực du học; Chưa qua các lớp tập huấn nghiệm vụ chuyên môn và sư phạm do Cục Quản lý lao động ngoài nước tổ chức;

+ Học sinh đi học bỏ tiết còn nhiều; Qua phân tích ở trên, doanh nghiệp đã chủ động thực hiện những quy định của nhà nước về công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho lao động, nhưng bên cạnh đó còn nhiều tồn tại đáng quan tâm, đặc biệt trong các nội dung: Đội ngũ giáo viên, trang thiết bị, chương trình giảng dạy…

Bảng 4.12. Đánh giá của người đi du học về nội dung đào tạo Nội dung GTTB Nội dung GTTB Tỷ lệ đánh giá (%) Rất không phù hợp Không phù hợp Bình thường Phù hợp Rất phù hợp 1 2 3 4 5 1.Truyền thống, bản sắc văn

hóa của dân tộc 4,05 1,75 5,26 13,16 45,61 34,21 2.Luật pháp 3,99 3,51 4,39 19,30 35,09 37,72 3.Ngôn ngữ lý thuyết 3,81 6,14 9,65 10,53 44,74 28,95 4.Thực hành ngôn ngữ 3,21 1,79 26,79 37,50 10,71 23,21 Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (2017)

Bảng 4.12 cho thấy, nội dung đào tạo được người đi du học đánh giá khá phù hợp, cho giá trị trung bình dao động từ 3,48 đến 4,05, tức là trên trung bình đến phù hợp. Tuy nhiên theo số liệu khảo sát thu được thấy rằng, đào tạothực hành ngôn ngữ còn hạn chế (điểm số trung bình là 3,48) trong đó tỷ lệ đánh giá rất không phù hợp là 23,21% và rất không phù hợp là 1,79%. Công ty nên xem xét để nâng cao chất lượng Đào tạo thực hành ngôn ngữ cho người đi du học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ đào tạo cho du học sinh việt nam đến nhật bản của công ty cổ phần sản xuất và thương mại vietsuc (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)