Nâng cao chất lượng các hình thức đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ đào tạo cho du học sinh việt nam đến nhật bản của công ty cổ phần sản xuất và thương mại vietsuc (Trang 92)

Để có nguồn học sinh có chất lượng tốt.Công ty cần nâng cao chất lượng tuyển chọn, đào tạo và sàng lọc những học sinh trước khi xuất cảnh để đáp ứng nhu cầu của các trường học và đảm bảo uy tín của công ty.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia du học, đáp ứng nhu cầu của các trường tại Nhật Bản, các giải pháp trước mắt hay lâu dài đều xoay quanh việc nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật và luật pháp cũng như trình độ ngoại ngữ cho các học sinh Công ty cần tiến hành đồng bộ các công việc sau:

Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho công việc giảng dạy và đào tạo… Xây dựng đội ngũ giáo viên trình độ cao, có tâm huyết để đào tạo học sinh đáp ứng tốt nhu cầu thị trường ngoài nước. Tăng cường dạy ngoại ngữ và giáo dục định hướng, xem đó là khâu then chốt quyết định đến chất lượng học sinh. Việc dạy ngoại ngữ phải tiến hành song song và lồng ghép với chương trình thực hành thực tế tại các tổ chức, dịch vụ có sử dụng tiếng Nhật.

phải xây dựng được chiến lược đào tạo toàn diện đặc biệt là khung chuẩn về đào tạo dạy ngoại ngữ và giáo dục định hướng bám sát yêu cầu thị trường quốc tế,phải chọn lọc nội dung, phương pháp và chương trình giảng dạy phù hợp sao cho phát huy được tối đa tính hiệu quả của hoạt động đào tạo.

Xây dựng chương trình giáo dục định hướng chuẩn, có tính khả thi cao, muốn làm được điều này cần quy hoạch, củng cố, bổ sung, hoàn thiện các tài liệu về giảng dạy giáo dục định hướng, các nội dung cơ bản liên quan đến pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại, kiến thức về xã hội, văn hóa và phong tục tập quán nước tiếp nhận, cách sống, giao tiếp, tự chăm sóc sức khỏe, quản lý tiền và thời gian nhàn rỗi… Giáo trình phải đảm bảo chất lượng sư phạm.

Để đạt được mục tiêu trên, Công ty cần có dự báo chính xác nhu cầu du học và có kế hoạch chuẩn bị nguồn học sinh.

Để làm được điều này, Công ty cần đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình và điều kiện giảng dạy phù hợp.

Để làm tốt điều này Công ty cần có sự phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan thông tấn, báo chí, đài truyền hình… nhằm tăng cường hoạt động thông tin, tuyên truyền giúp người du học nâng cao hiểu biết về pháp luật, nhất là pháp luật liên quan đến Nhật Bản, nhận thức rõ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ đối với bản thân. Đồng thời làm cho người du học thấy rõ được lợi ích, ý nghĩa và mục đích tham gia du học để có kế hoạch chủ động nâng cao ngoại ngữ, rèn luyện sức khỏe, ý thức kỷ luật, trang bị kiến thức về xã hội, văn hóa, pháp luật, phong tục tập quán, cách sống tự lập, tự bảo vệ bản thân khi sống và học tập tại nước ngoài.

Thường xuyên theo dõi sự rèn luyện và tu dưỡng của người lao động trong quá trình đào tạo, cương quyết không cho xuất cảnh những học sinh có ý thức tổ chức kỷ luật kém, lười học tập và rèn luyện, hay phá bĩnh để tránh ảnh hưởng đến số đông học sinhvà uy tín của công ty và cộng đồng du học sinh Việt Nam ở nước ngoài.

Tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn LĐ trên cơ sở hỗ trợ và quản lý của Nhà nước trong việc tạo nguồn LĐ có trình độ kỹ năng nghề và ngoại ngữ. Các cơ sở dạy nghề cần thay đổi quan điểm đào tạo theo nhu cầu thị trường LĐ, dạy nghề theo đơn hàng của DN XKLĐ, chủ

động xây dựng chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp, quy trình giảng dạy, lấy người học làm trung tâm và nhu cầu thị trường lao động làm định hướng đào tạo. Giữa cơ sở đào tạo và DN cần có sự gắn kết với nhau trong việc phân tích, dự báo nhu cầu thị trường lao động nước ngoài, xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn, xây dựng chương trình đào tạo, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bên trong việc đào tạo và tạo việc làm cho người lao động.

Tăng cường liên kết với chính quyền địa phương trong hoạt động đào tạo, thông qua các Quỹ giải quyết việc làm, Quỹ xóa đói giảm nghèo, ngân sách địa phương hỗ trợ tối đa cho người lao động, tổ chức đào tạo ngay tại địa phương để giảm chi phí, tạo mọi điều kiện cho người lao động tham gia học nghề và ngoại ngữ được tốt nhất.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Hoạt động du học của Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp CNH-HĐH và đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Qua nghiên cứu giải pháp hỗ trợ đào tạo của Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Vietsus, nghiên cứu đã đưa ra một số kết luận sau:

1. Hệ thống hoá được một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về giải pháp hỗ trợ đào tạo trong nước trước khi đưa học sinh ra nước ngoài du học, bao gồm: Lập kế hoạch đào tạoquản lý về đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người đi du học trước khi đi ra nươnước ngoài; quản lý hợp đồng du học; quản lý ở nước ngoài.

2. Nghiên cứu thực trạng về hoạt động hỗ trợ đào tạo du học tại Công tyđã chỉ ra rằng hoạt động hỗ trợ đào tạo của Công ty thông qua các chỉ tiêu Lập kế hoạch tuyển sinh du học, tổ chức hỗ các hoạt động trợ đào tạo và quản lý du học sinh; giải pháp về đào tạo bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ,kiến thức về kỹ năng sống, văn hóa, phong tục tập quán nước đến du học cần thiết cho người đi du học trước khi ra nước ngoài; quản lý hợp đồng du học; quản lý về tiền hoa hồng tuyển sinh và tiền dịch vụ trong hoạt động học sinh Việt Nam đi du học ở nước ngoài theo hợp đồng; quản lý ở nước ngoài. Và các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo của Công ty.

3. Dựa trên định hướng trong thời gian tới và thực trạng hỗ trợ đào tạo của Công ty, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ đào tạo của Công ty trong thời gian tới, cụ thể như:

(1) Giải pháp về mở rộng, phát triển thị trường và lập kế hoạch tuyển sinh trong nước, kế hoạch cung cấp học sinh cho các trường trong một số tỉnh, thành phố tại Nhật Bản;

(2) Giải pháp về hoàn thiện công tác tuyển chọn du học sinh;

(3) Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác du học của công ty;

Quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn tác giả đã thu thập số liệu, điều tra, phân tích hoạt động thực tế và trao đổi ý kiến với các nhà khoa học, các cán bộ quản lý, chuyên gia trong và ngoài ngành, doanh nghiệp du học và người đi du học để đề xuất các giải pháp hỗ trợ đào tạo của Công ty Vietsus đến thịtrường Nhật Bản trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới, song đề tài nghiên cứu vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, đang được thử nghiệm và từng bước tổ chức thực hiện, rất mong nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia để nâng cao tính khả thi của các giải pháp.

5.2 KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở phân tích các vấn đề chung về tình hình đào tạo của Việt Nam cũng như thực trạng, triển vọng, và khả năng phát triển đào tạo của Công ty Vietsus, luận văn đã đặt ra những luận cứ để nhìn nhận một cách khoa học và nghiêm túc những cơ hội, tiềm năng cũng như những thách thức cần tháo gỡ trên con đường phát triển. Các giải pháp tác giả đề xuất được dựa trên sự phân tích tình hình thực tiễn hoạt động du họccủa Công ty hiện nay. Để các giải pháp trên nhanh chóng được thực hiện và phát huy hiệu quả giúp cho hoạt động đào tạotrong nước của Công ty Vietsus phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả bổ sung các kiến nghị sau:

(1) Đối với Sở giáo dục Hà Nội

Phối hợp với các Ban ngành xây dựng hệ thống quy phạm pháp luật về du họchoàn chỉnh, minh bạch hóa chính sách hỗ trợ du học. Ban hành các chuẩn mực về chi phí (tiền môi giới, tiền dịch vụ, phí quản lý, quỹ hỗ trợ du học ngoài nước…).

(2) Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Rà soát lại toàn bộ cơ chế và bộ máy tổ chức đang đảm nhiệm công tác quản lý về du học. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức, phân định rõ chức năng nhiệm vụ quyền hạn, quan hệ công việc và bố trí nhân sự để tăng cường sự hỗ trợ, đưa ra giải pháp của nhà nước đối với lĩnh vực đào tạo cho học sinh trước khi đi du học nước ngoài.

Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác du học, kỹ năng sư phạm cho giáo viên ngoại ngữ của các công ty, các trung tâm du học. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá quá trình triển khai thực hiện công tác đào tạo và quản lý học sinh của các trung tâm.

(3) Đối với các Bộ, Ngành có liên quan

Hướng dẫn cụ thể việc thực hiện phân cấp đầy đủ theo chủ trương giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Cục Đào tạo với nước ngoài (tự xác định nhiệm vụ chính trị gắn với khả năng đội ngũ, CSVC, tài chính, tuyển dụng đội ngũ CBQL, chủ động hợp tác quốc tế).

Tạo cơ chế và điều kiện để Cục Đào tạo với nước ngoài thuận lợi tiếp cận, hợp tác với các trường ĐH lớn và có uy tín ở khu vực và thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt:

1. Chính phủ (2013). Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định việc công dân Việt nam ra nước ngoài học tập ngày 15 tháng 1 năm 2013.

II. Tài liệu Tiếng Anh:

2. Ajzen (1991). The theory of planed behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes. Vol. 50, Issue 2, December 1991, pp. 179 – 211. 3. Altbach, Philip G., Liz Reisberg and Laura E. Rumbley(2009). Trends in Global

Higher Education. Tracking an Academic Revolution. Paper inUNESCO 2009 World Conference on Higher Education, Paris.

4. Bodycott(2009). Choosing a higher education study abroad destination. What mainland Chinese parents and students rate as important.Journal of Research in International Education. Vol. 8, No. 3, pp. 349-373.

5. Chapman D. W. (1993). Improving the effectiveness and efficiency of Schooling. What have we learned from eight years of IEES research? Improving the Efficiency of Education Systems (IEED) project, learning systems Institute, Tallahassee: Florida State University.

6. Chen C.H. and C. Zimitat(2006). Understanding Taiwanese students' decisionmaking factors regarding Australian international higher education. International Journal of Educational Management, 20(2), 91-100.

7. (Douglas W. Naffziger; Jennifer P. Bott; Carolyn B Mueller- Ball State University 2009).

8. Hormoz Movassaghiet, Fahri Unsal and Kenan Göçer (2014).Study Abroad Decisions. Determinants and Perceived Consequences. Journal of Higher Education Theory and Practice. Vol. 14, Issue 1, pp/ 69 – 80.

9. Mazzarol T. and G.N. Soutar (2002). Push-pull factors influencing international student destination choice. International Journal of Educational Management, 16(2), 82-90.

10. Mercy Mpinganjira(2009). Comparative analysis of factors influencing decision to study abroad. African Journal of Business Management Vol. 3 (8), August 2009, pp. 358-365.

11. (YilinLu- Renmin University of China; Felix T.Mavondo – Monash University,Australia; Lily Lin Qiu – GICC International, Australia, 2012) 12. Pimpa N. (2003). The influence of family on Thai students' choices of international

education. International Journal of Educational Management, 17(5), 211- 219. 13. Felix Maringe and Steve Carter (2007). International students' motivations

for studying in UK HE. Insights into the choice and decision making of African students. International Journal of Educational Management, Vol. 21 Issue: 6, pp.459-475, https://doi.org/10.1108/09513540710780000.

14. Shanka T., V. Quintal and R. Taylor (2005). Factors Influencing International Students' Choice of an Education Destination- A Correspondence Analysis, Journal of Marketing for Higher Education, 15(2), 31-46.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TRONG NƯỚC CHO HỌC SINH TRƯỚC KHI DU HỌC CỦA CÔNG TY VIETSUS Xin chào các bạn!

Để đánh giá về chất lượnghỗ trợ đào tạo trong nước và nâng cao chất lượng đào tạocho học sinh trước khi đi du học của Công ty VIETSUS xin vui lòng đưa ra ý kiến của các bạn. Ý kiến của các bạn chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu đề tài, tôi xin cam đoan thông tin cá nhân của các bạn sẽ được giữ kín hoàn toàn.

I.Thông tin cá nhân

Họ tên họcsinh:Ngành học: ………..Kỳ nhập học ………. Điện thoại liên lạc Email ……….

Xin đánh dấu tích () vào mục chọn trả lời cho mỗi câu hỏi

Thang điểm : 1: Kém; 2: Không tốt; 3: Trung bình;4: Tốt; 5: Rất tốt

II. Nội dung khảo sát đánh giá

Câu 1 : Khảo sát nguồn học sinh đi du học qua công ty +Số người đến học do có nhu cầu từ bản thân 

+ Do có thông tin từ UBND xã, thị trấn.. 

+ Do giáo viên của công ty cung cấp 

+ Do bạn bè cung cấp 

Câu 5 : Đánh giá của người du học về CSVC

Đủ  Chưa đủ  Tạm đủ

Ý kiến khác :

Công ty cần làm gì để chất lượng đào tạo được tốt hơn

………

………

………

……… Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của các bạn!

Câu 2: Đánh giá về chất lượng đào tạo Kém Không tốt Trung bình Tốt Rất tốt 1 2 3 4 5 1.Trình độ chuyên môn 2.Phương pháp giảng dạy 3.Kỹ năng thực hành 4.Thái độ giảng dạy 5.Nội dung giảng dạy 6.Tài liệu giảng dạy

7.Khả năng trả lời các câu hỏi của người học

Câu 3: Đánh giá của người đi du học về nội dung đào tạo

Rất không phù hợp Không phù hợp Bình thường Phù hợp Rất phù hợp 1 2 3 4 5

Truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc

Luật pháp

Ngôn ngữ lý thuyết Thực hành ngôn ngữ

Câu 4:Đánh giá của người du học về chi phí du học Rất cao Khá cao Cao Chấp nhận được Thấp 1 2 3 4 5

Phụ lục 2:

Phiếukhảo sát ý kiến học viên đã học xong hiện tại đang ở Nhật Bản

Xin chào các bạn ! Để đánh giá về chất lượnghỗ trợ đào tạo trong nước và nâng cao chất lượng đào tạo cho học sinh trước khi đi du học của Công ty VIETSUS xin vui lòng đưa ra ý kiến của các bạn. Ý kiến của các bạn chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu đề tài, tôi xin cam đoan thông tin cá nhân của các bạn sẽ được giữ kín hoàn toàn.

I.Thông tin cá nhân

Họ tên họcsinh: ... Ngành học:... Kỳ nhập học ……….

Điện thoại liên lạc ... Email ... ……….

Xin đánh dấu tích () vào mục chọn trả lời cho mỗi câu hỏi

+ Bạn có hài lòng vào chất lượng đào tạo của công ty : Có  Không 

+ Bạn có hài lòng về phương pháp giảng dạy : Có  Không 

+Bạn cóhài lòng về CSVC và thiết bị của công ty : Có  Không 

+ Bạn cótin tưởng vào sự phát triển và uy tín của công ty : Có  Không 

Ý kiến khác :

1.Công ty cần làm gì để chất lượng đào tạo được tốt hơn

……… ………

2.Bạn có ý định giới thiệu bạn bè, người thân đi du học qua công ty: Có  Không 

Phụ lục 3

PHIẾU KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA CÁC TRƯỜNG TẠI NHẬT

Kính gửi: Quý khách hàng

Trân trọng cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và cộng tác với Công ty Vietsus trong thời gian vừa qua. Nhằm mục đích thu thập ý kiến đóng góp và phản hồi của Quý khách, rất mong Quý khách dành chút thời gian để trả lời các câu hỏi bên dưới nhằm giúp công ty chúng tôi cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo và cung cấp du học sinh ngày càng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ đào tạo cho du học sinh việt nam đến nhật bản của công ty cổ phần sản xuất và thương mại vietsuc (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)