a. Chủ trương chính sách của Nhà nước
Trong những năm gần đây có thể thấy hệ thống chính sách của Nhà nước Việt Nam về du học ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường du học trên thế giới đồng thời đảm bảo tính ổn định, bền vững trên thị trường du học Việt Nam. Nhờ có hệ thống chính sách ngày càng đồng bộ của Nhà nước đã huy động được sự tham gia đông đảo của toàn xã hội vào hoạt động du học đem lại lợi ích cho đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay còn thiếu một số chính sách và cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp du học thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hoạt động du học như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, chính sách đầu tư, chính sách đào tạo dài hạn, chính sách hướng dẫn khuyến khích người du học xong về nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh…
Các cơ quan có liên quan còn chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động du học nên chưa tổ chức quản lý chặt chẽ, thiếu sự phối hợp kiểm tra giám sát với các doanh nghiệp du học.
Chính sách của Nhà nước vẫn còn những kẽ hở, ví dụ như chưa quản lý chặt chẽ đối với việc cấp phép đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực du học, Hoạt động tuyên truyền trong lĩnh vực du học chưa được thực hiện bài bản và hiệu quả nên ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của hoạt động này.
bộ làm hoạt động quản lý hoạt động du học, chưa tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa đào tạo và du học. Chính sách đào tạo dài hạn là chiến lược phát triển nguồn nhân lực cũng như nguồn nhân lực cho du học lâu dài nhưng hiện nay đang gặp những khó khăn chung.
b. Các yếu tố khác
- Thị trường du học ngày càng yêu cầu cao hơn, khắt khe hơn về chất lượng du học sinh, ý thức kỷ luật của du học.
- Điều kiện kinh tế, chính trị, tình hình dân số, nguồn học sinh của nước tiếp nhận học sinh. Các nước tiếp nhận học sinh thường là những nước có nền kinh tế phát triển.