Nhu cầu hỗ trợ đào tạo du học hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ đào tạo cho du học sinh việt nam đến nhật bản của công ty cổ phần sản xuất và thương mại vietsuc (Trang 43 - 44)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Nhu cầu hỗ trợ đào tạo du học hiện nay

Trong những năm gần đây, tỉ lệ học sinh THPT không thi đại học ngày càng gia tăng và con số này đang ở mức báo động trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2017. Một số lượng lớn học sinh chọn con đường du học để tìm tương lai tươi sáng hơn.

Theo những con số thống kê về tỉ lệ thất nghiệp của nước ta những năm trở lại đây, số lao động trình độ cao chiếm tỷ trọng không nhỏ lớn. Đỉnh điểm về thất nghiệp lao động trình độ cao có thể nhìn thấy là con số chênh lệch giữa 2 quý trong năm 2016. Trong quý IV/2016, số lượng người có trình độ đại học và trên đại học thất nghiệp đã tăng hơn 15.000 người so với quý III cùng năm, lên tới 218.800 người. Tình trạng thất nghiệp kéo theo nhiều hệ lụy về kinh tế.

Việc đầu tư 3 - 5 năm cho một sinh viên cao đẳng, đại học không hề dễ dàng với những gia đình ở nông thôn. Để có được kinh phí cho con em học tập, sinh hoạt, nhiều gia đình phải nhờ tới sự trợ giúp của các gói vay chính sách không lãi suất hay lãi suất thấp. Thế nhưng khi tốt nghiệp các em lại không tìm được việc làm để tự lập và phụ giúp trả nợ cho gia đình. Đó là nguyên nhân trực tiếp khiến tỷ lệ đăng ký thi cao đẳng, đại học không ngừng giảm trong những

năm qua.

Hiện nay, các em học sinh và cả phụ huynh đã có nhìn nhận mới về việc thi và học cao đẳng đại học. Nếu như trước đây, phụ huynh mong mỏi và định hướng rằng vào đại học là con đường tốt nhất để có tương lai tươi sáng, hiện tại họ đã thấy được sự bế tắc của bao cử nhân không có việc làm.

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và cho dù hoc cao đẳng, đại học hay học nghề thì thế hệ trẻ vẫn có thể phát huy mạnh mẽ. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, việc xuất khẩu lao động đang tạo ra cơ hội làm giàu, học hỏi khoa học kỹ thuật tiên tiến rất lớn cho lao động có tay nghề thấp tới cao.

Nếu như lao động trình độ cao trong nước có thu nhập trung bình chỉ từ 4 – 8 triệu/tháng, lao động làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS có thể đạt 1200 – 1500USD trong thời gian lên đến 4 năm 10 tháng. Sự chênh lệch rõ rệt về thu nhập khiến cho không chỉ học sinh mà cả phụ huynh đã phải nghĩ khác về hướng đi tốt hơn cho con em của mình.

Nếu như xuất khẩu lao động khiến cho lao động trình độ thấp có được cơ hội làm giàu thì du học là cánh cửa vàng giúp mở ra tương lai đầy hứa hẹn với cử nhân du học. Không chỉ có vị trí cao, đãi ngộ tốt mà thu nhập cũng rất hấp dẫn.

Bên cạnh đó, học tập, sinh sống tại nước ngoài còn tạo cơ hội cho du học sinh trau dồi ngoại ngữ, mở rộng vốn kiến thức xã hội. Ngoài ưu thế về chương trình học hiện đại với thời lượng học lý thuyết và thực hành song song, du học sinh sớm trưởng thành hơn do phải tự lập ngay từ khi bước chân vào giảng đường. Khó khăn, thách thức là môi trường lý tưởng để sinh viên khẳng định bản thân và thêm quyết tâm vào mục tiêu của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ đào tạo cho du học sinh việt nam đến nhật bản của công ty cổ phần sản xuất và thương mại vietsuc (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)