Kinh nghiệm hoạt động hỗ trợ đào tạo du họcsinh của một số doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ đào tạo cho du học sinh việt nam đến nhật bản của công ty cổ phần sản xuất và thương mại vietsuc (Trang 44 - 46)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm hoạt động hỗ trợ đào tạo du họcsinh của một số doanh

nghiệp tư vấn du học trong nước

Tiến trình toàn cầu hóa và quốc tế hóa giáo dục đang ngày càng lan rộng tầm ảnh hưởng trên hầu hết các lãnh thổ, từ đó, việc du học của học sinh, sinh viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc bổ sung lực lượng lao động và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Số lượng du học sinh ngày càng có xu hướng tăng và dự báo đến năm 2020, toàn thế giới sẽ có khoảng 7 triệu sinh viên quốc tế (Albach et al., 2009). Thống kê từ Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, năm 2014 có khoảng gần 130.000 công dân Việt Nam theo học tại nước ngoài, tăng khoảng 5% so

với năm 2013. Theo đó, điểm đến được du học sinh Việt Nam ưa chuộng nhất là Úc với 27.550 người, đứng thứ hai là Hoa Kỳ với 16.579 người và thứ ba là Nhật Bản với 14.726 người.

a. Công ty Cổ phần Annalink

Liên quan đến vấn đề hỗ trợ đào tạo cho du học sinh, ông Trần Quốc Khánh – Giám đốc Công ty Cổ phần Annalink chia sẻ, Công ty đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, thảo luận với các du học sinh tương lai và thấy có nhiều vấn đề khiến các em băn khoăn như: Làm thế nào để hòa nhập với môi trường mới, cuộc sống mới? Làm sao có thể xoay sở mọi việc khi không có người thân bên cạnh? Nên làm gì khi đối mặt với những khó khăn về tài chính? Làm thế nào để tìm được việc làm thêm trong thời gian du học?… “Vì vậy, những khóa học về các kỹ năng nói trên là hết sức cần thiết để tạo dựng cho các du học sinh tương lai một bước đệm vững vàng để có thể tự tin bước vào cuộc sống mới tại nước ngoài, từ vấn đề sinh sống, học tập đến việc làm”. Ông Khánh nói.

Khóa học “Kỹ năng dành cho du học sinh” mà công ty Annalink phối hợp với Trung tâm đào tạo kỹ năng Cuộc sống Bamboo Education (bắt đầu từ tháng 10/2014) tổ chức là một ví dụ. Theo chia sẻ của ông Khánh, nội dung chương trình học “Kỹ năng dành cho du học sinh” không chỉ đưa đến với các em kiến thức về đất nước, con người, văn hóa và phong tục nước sở tại; các kỹ năng giúp các em tự lập, tự tin hòa nhập vào môi trường mới; sự chuẩn bị trước khi đi du học như mua sắm đồ dùng, đi lại, ăn ở… mà còn bao gồm cả kiến thức và thực hành về văn hóa ẩm thực Việt Nam giúp du học sinh tự tin giao lưu văn hóa, giới thiệu bản sắc dân tộc Việt Nam và đặc biệt là đào tạo các chuyên môn kỹ năng nghề như kỹ năng nghề phụ bếp, kỹ năng nghề nấu ăn, kỹ năng nghề làm bánh, kỹ năng nghề cắm hoa, kỹ năng nghề pha chế… giúp du học sinh tự tin tìm công việc làm thêm nhằm có thêm thu nhập và tích lũy kinh nghiệm thực tế ngay từ những ngày đầu đi du học. Ngoài ra, chương trình còn mời các cựu du học sinh đến chia sẻ kinh nghiệm mà họ đã trải qua tại nước ngoài. Đây là buổi học thú vị để các học viên biết mình cần làm những gì để tránh những cú sốc văn hóa, biết công việc gì nên làm, biết những trung tâm, đoàn thể hỗ trợ cho sinh viên để liên hệ khi cần giúp đỡ.

Việc tham gia các hoạt động cộng đồng và các lớp trang bị kỹ năng sẽ giúp du học sinh xây dựng các mối quan hệ, có thể hỗ trợ nhau khi du học. An

Trần (Sinh viên Đại học Công giáo Úc), đến xứ sở chuột túi theo học chương trình dự bị đại học cho hay, cô từng đi xin việc ở các nhà hàng, quán cà phê… nhưng đều bị từ chối. “Mình nhận ra rằng, tất cả chỉ vì mình chưa có kinh nghiệm. Mình thấy các khóa học ngắn hạn trang bị kỹ năng mềm cho du học sinh trước lúc lên đường rất hữu ích. Khi đi xin việc, bạn có thể tự tin nói mình có kinh nghiệm trong việc này, việc kia. Đồng thời, kể về những gì bạn đã được học trong khóa học đó. Người quản lý chắc chắn sẽ ngạc nhiên và bất ngờ bởi khả năng của bạn” – An Trần chia sẻ.

Trong khi đó, một số du học sinh chọn các khóa học ngắn hạn về nấu ăn, làm bánh… trước khi lên đường. “Nhờ vào khóa học này, mình đã học được rất nhiều kỹ năng cần thiết không những giúp ích trong cuộc sống mà còn có cả bằng chứng nhận để chứng minh với nhà tuyển dụng rằng, mình phù hợp với công việc họ đang cần. Không những có thêm thu nhập để hỗ trợ việc học, mình có cơ hội tăng cường thêm khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, kinh nghiệm sống. Ngoài ra, mình còn có thể giao lưu với các bạn người nước ngoài qua việc trổ tài nấu ăn vào những dịp lễ hội” Khánh Vũ (sinh viên Đại học Wollongong, Úc) chia sẻ.

b. Trung tâm đào tạo kỹ năng Cuộc sống Bamboo Education

Bà Trần Thị Thu Huyền – Giám đốc Trung tâm đào tạo kỹ năng Cuộc sống Bamboo Education cũng chia sẻ, tại trung tâm Bamboo Education ngày càng có nhiều du học sinh đến đăng ký các khóa học ngắn hạn về các kỹ năng nghề như: nấu ăn, làm bánh, pha chế, cắm hoa… để có thêm kiến thức và chuyên môn làm hành trang du học trong thời gian chờ đợi thủ tục nhập học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ đào tạo cho du học sinh việt nam đến nhật bản của công ty cổ phần sản xuất và thương mại vietsuc (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)