Mô hình hỗ trợ đào tạo và quản lý du họcsinh của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ đào tạo cho du học sinh việt nam đến nhật bản của công ty cổ phần sản xuất và thương mại vietsuc (Trang 62 - 64)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ đào tạo du họcsinh tại công ty

4.2.1. Mô hình hỗ trợ đào tạo và quản lý du họcsinh của Công ty

Nhìn chung, đa số du học sinh Việt Nam ở Nhật Bản do Công ty tư vấn, giới thiệu đều xác định rõ ràng động cơ học tập, có lập trường quan điểm vững vàng, ý thức kỉ luật tốt, chăm chỉ học tập, nghiên cứu, chấp hành đúng quy định của Nhà nước đối với du học sinh ở nước ngoài. Nhiều du học sinh có thành tích phấn đấu, rèn luyện tốt đã được Đại sứ quán Việt Nam tại các nước tuyên dương, khenthưởng. Một số du học sinh đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngay tại nước đang theo học. Các du học sinh đều có tinh thần cộng đồng cao, hăng hái tham gia vào các hoạt động tập thể và các hoạt động hướng về quê hương đất nước…Tại nhiều nước đã thành lập được Hội sinh viên Việt Nam, Hội Lưu học sinh với nhiều hoạt động gắn kết các thành viên là du học sinh. Tuy nhiên, còn có một bộ phận không nhỏ các du học sinh chưa đến làm thủ tục đăng kí công dân tại Cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, không làm thủ tục xin gia hạn thời gian học tập, không báo cáo khi về nước công tác, phần lớn du học sinh diện tự túc kinh phí không đến làm thủ tục đăng kí công dân nên công tác thống kê, quản lý du học sinh đang gặp nhiều khó khăn trở ngại mà đối tượng chịu thiệt thòi lại chính là du học sinh. Có được những thành tích đó là do Công ty đã có hoạt động tư vấn hỗ trợ tốt, có mô hình quản lý du học sinh ở cả trong và ngoài nước khá chặt chẽ (Hình 4.1 và Hình 4.2).

Hình 4.1. Mô hình hỗ trợ đào tạo và quản lý du học sinh tại Nhật

Nguồn: Công ty Vietsus

Bên cạnh những mặt tích cực, còn một số du học sinh học tập kém, vi phạm pháp luật của nước sở tạo và quy chế của sở đào tạo, gây dư luận xấu về cộng đồng du học sinh; một số du học sinh chưa về nước sau khi đã hoàn thành chương trình học tập; một số bị các tổ chức và cá nhân xấu lôi kéo tham gia các hoạt động xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nguyên nhân là do công tác quản lí nhà nước về du học sinh còn bất cập; sự chỉ đạo và phối hợp giữa các Bộ, ngành chức năng chưa chặt chẽ. Ở một số nơi, vai trò của tổ chức Đảng và Đoàn thanh niên trong quản lí du học sinh còn mờ nhạt, chưa có đầy đủ cơ chế, chính sách nhắm khai thác tốt nguồn nhân lực đã được đào tạo ở nước ngoài.

Việt Nam Nhật Bản VIED Gia đình học viên VIETSUS TRƯỜNG HỌC Đại diện Vietsus tại Nhật Bản VYSA ĐSQVN tại Nhật Bản Cơ quan NhậtBản

Hình 4.2. Mô hình hỗ trợ đào tạo và quản lý du học sinh trong nước

Nguồn: Công ty Vietsus

Từ đó cho thấy, vấn đề quản lý du học sinh theo diện học bổng hiện đã và đang được làm tương đối tốt. Tuy nhiên, quản lý đối tượng du học sinh tự túc như thế nào lại đang là vấn đề nan giải. Hiện chúng ta có bao nhiêu du học sinh tự túc, những người này theo học những ngành nào, chúng ta không biết, đại sứ quán không biết, bên nước ngoài cấp visa cũng không có thống kê. Do đó, việc tăng cường quản lý du học sinh tự túc là để có thông tin để từ đó có thể tạo điều kiện tốt hơn cho du học sinh đồng thời giúp các nhà hoạch định chính sách trong vấn đề định hướng đào tạo nhân lực, giúp cho những người sắp đi học nước ngoài biết xu thế ngành nghề hiện nay. Điều quan trọng là có giải pháp để có đủ hấp dẫn thu hút những người học ở mọi nguồn khác nhau về cống hiến cho đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ đào tạo cho du học sinh việt nam đến nhật bản của công ty cổ phần sản xuất và thương mại vietsuc (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)