Khái quát về người khuyết tật tại xã Quất Động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 44 - 50)

Xã Quất Động có dân số 7944 người, trong đó có 225 người khuyết tật (115 nam và 110 nữ) chiếm tỷ lệ 3.66% trên tổng số dân cư toàn xã. Loại khuyết tật chủ yếu là khuyết tật vận động và khuyết tật nhìn, tập trung chủ yếu ở nam giới. Số người khuyết tật trong độ tuổi lao động chiếm 56,8% (128/225 người) (Lao động Thương binh và Xã hội xã Quất Động).

Hầu hết người khuyết tật đều thuộc hộ nghèo, cận nghèo và chưa có việc làm ổn định. Xã có làng nghề thêu truyền thống nổi tiếng. Ngoài ra, xã có cụm cơng nghiệp Quất Động đang hoạt động hiệu quả nhưng người khuyết tật tại địa phương không tham gia làm việc trong cụm công nghiệp này. Các loại cơng việc điển hình của người khuyết tật chủ yếu là nghề thủ công: Thêu, điện dân dụng, vàng mã, sơn mài, mộc. Cả người khuyết tật nam và nữ đều có thể thêu rối, quấn vàng mã. Một số người khuyết tật có tay nghề thêu giỏi đảm nhận phần thêu tỉa và tan màu làm sản phẩm sinh động giống như thật trong các cơ sở thêu truyền thống. Nhưng thu nhập của người khuyết tật có được từ các cơng việc trên đều rất bấp bênh.

Người khuyết tật sống chủ yếu dựa vào gia đình, một số người khuyết tật nam may mắn xây dựng được gia đình và sống hạnh phúc. Bên cạnh

những người nữ khuyết tật ở một mình hoặc ở với bố mẹ thì một số người khuyết tật nữ có con nhưng khơng có chồng do người chồng bỏ đi hay ly dị.

Sự hòa nhập của họ với các hoạt động xã hội là rất thấp, chỉ bó hẹp trong gia đình và làng xóm lân cận. Chính quyền địa phương cũng đã có những biện pháp để giúp đỡ người khuyết tật hòa nhập xã hội, nhưng những biện pháp đó mới chỉ dừng ở việc đưa người khuyết tật có thể tự phát triển kinh tế cho bản thân như: mở rộng cho các đối tượng vay vốn, liên hệ với các trung tâm dạy nghề để đào tạo việc làm cho người khuyết tật, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật chưa quan tâm đến hòa nhập xã hội cho người khuyết tật.

Hiện tại, xã Quất Động cũng như huyện Thường Tín chưa có tổ chức riêng của người khuyết tật nói chung mà chỉ có Hội người mù huyện Thường Tín và Hội người mù tại các xã. Phụ trách người khuyết tật nói chung tại xã Quất Động được giao cho phòng lao động thương binh xã hội xã và Hội Chữ thập đỏ thôn, xã phụ trách trực tiếp.

Phân theo loại hình khuyết tật: Khuyết tật vận động: 105 người chiếm 47%, nghe nói: 31 người chiếm 14%; khiếm thị: 15 người chiếm 7%; thần kinh: 37 người chiếm 16%; trí tuệ: 21 người chiếm 9%; khuyết tật khác: 16 người chiếm 7%.

Độ tuổi lao động:Tuổi lao động trung bình từ 30 - 37 tuổi.

Khả năng lao động dựa trên tình hình sức khỏe: Người khuyết tật tham gia trả lời phỏng vấn chỉ làm được những cơng việc nhẹ, ít phải di chuyển. Thời gian làm việc: từ 4-8h/1 ngày.

Tỷ lệ Người khuyết tật có việc làm: 20%; tỷ lệ người khuyết tật thất nghiệp 80%.

2.2.2.Thực trạng việc làm của NKT

Theo kết quả điều tra thì phần lớn người khuyết tật ở xã Quất Động trong độ tuổi lao động chưa có việc làm. Điều tra 100 người thì có tới 80 người chưa có việc làm (80%) , số có việc làm rất ít: 20 người ( 20%) .

Người khuyết tật có việc làm nhưng cơng việc khơng thường xun và thu nhập có được từ cơng việc đem lại thấp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là: Người khuyết tật có khả năng di chuyển khơng linh hoạt, cơng việc đơn giản và theo mùa vụ giá trị không cao như: nghề cuốn vàng, may gia cơng và bán hàng tạp hóa; người khuyết tật sống ở khu vực nơng thơn khơng có nghề phụ, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không muốn thuê nhân công là người khuyết tật.

Các loại cơng việc điển hình của người khuyết tật tại các địa phương nghiên cứu chủ yếu là nghề: Thêu, điện dân dụng, nghề mộc, nghề may, nghề nghề vàng mã, nghề sơm mài.

Trong số 20 người đang có việc làm thì chỉ 7 người trả lời rằng việc làm đã giúp họ có cơng việc nhưng thu nhập cịn thấp, chưa đủ khả năng chi trả cho sinh hoạt, 13 người còn lại thấy rằng việc mà họ đang làm hồn tồn khơng đáp ứng được các nhu cầu việc làm hay chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ mà thôi. Với 13 người này, khi được hỏi “ Tại sao vẫn chấp nhận làm công việc này khi khơng đáp ứng được nhu cầu” ? thì phần lớn đều trả lời làm tạm thời trong lúc tìm cơng việc phù hợp,

Trong quá trình phỏng vấn một số cán bộ ở hội Chữ thập đỏ xã Quất Động Tôi đã thu được những thông tin như sau :

“…Nói chung tình hình việc làm khơng được khả quan cho lắm, đa số là không có việc làm, một số người khuyết tật thì có làm một số việc nhưng thu nhập tương đối thấp. Hội cũng cố gắng tạo mọi điều kiện cho người khuyết tật có thể tìm kiếm được việc làm, nhưng cũng chỉ được một

phần ít đáp ứng được cho một số người…” ( Bà NTL – Chủ tịch hội Chữ thập đỏ).

“…Luật của người khuyết tật mặc dù đã được nhắc đến từ hiến pháp 1992, tới năm 2011 thì được ban hành và tới tháng 4/2012 mới có văn bản hướng dẫn thi hành luật người khuyết tật, và có một số điểm mới trong vấn đề việc làm của người khuyết tật. Cho đến nay hội đã hoạt động được một thời gian, cũng đã đạt được một số thành tích nhưng việc làm của người khuyết tật nói chung cịn tương đối vất vả .Người khuyết tật trong xã hầu như khơng kiếm cho mình được cơng việc, mà chỉ có một số người làm may, hay bán hàng tại nhà. Cịn đa số là khơng có việc làm…” ( Bà NTC – Phó chủ tịch Chữ thập đỏ)

“…Người bình thường đi xin một cơng việc cịn khó chứ nói gì là người khuyết tật, ở xã vì một số nguyên nhân mà hầu hết là chưa có việc làm, người khuyết tật thì may là làm được một số cơng việc như may hoặc làm hương tại nhà…” ( Bạn H –Cán bộ đoàn thanh niên xã)

Qua các ý kiến của những cán bộ hoạt động ở Hội người mù xã Quất Động– những người nắm rõ tình trạng của người khuyết tật ở xã Quất Động nhất thì có thể nhận định rằng tỷ lệ thất nghiệp của người khuyết tật vận động tại xã còn cao, vấn đề giải quyết việc làm cho người khuyết tật là rất cấp thiết.

Phần lớn số người khuyết tật có việc làm được phỏng vấn thì mức lương họ nhận được khơng cao (trung bình dưới 2 triêu). Với mức thu nhập này thì để trang trải sinh hoạt là một điều rất khó khăn, đặc biệt trong thời kì khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Với những người khuyết tật này, cho dù có kiếm được thu nhập nhưng họ hầu hết phải phụ thuộc vào kinh tế của thành viên khác trong gia đình.

Thu nhập của người khuyết tật có việc làm: Thu nhập của người khuyết tật trung bình dưới 2 triệu đồng/01 tháng, với kết quả đó, có thể đánh giá được rằng với những người khuyết tật có việc làm thì mức lương họ

nhận được không cao. Với mức thu nhập này thì để trang trải sinh hoạt là một điều rất khó khăn, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Với những người khuyết tật này, cho dù có tạo ra thu nhập, nhưng phần lớn vẫn phải dựa vào kinh tế của các thành viên khác trong gia đình.

Nguyên nhân người khuyết tật có việc làm ít, thu nhập thấp, khó xin việc: Để giải đáp nguyên nhân này, khi phỏng vấn cán bộ chủ chốt các Hội

ở xã Quất Động tôi đã thu được những thông tin sau:

“… Người khuyết tật bản thân họ gặp phải rất nhiều những khó khăn,

đi lại cũng gặp khó khăn, làm gì cũng vất vả, và hiệu quả khơng cao. Cùng với đó là rào cản của bản thân họ khi họ khơng thể hịa nhập được với cộng đồng, với mọi người xunh quanh, họ mặc cảm khơng tự tin. Cái khó khăn thứ hai mà Hội gặp phải là do vấn đề về nhà tuyển dụng. Bản thân nhà tuyển dụng muốn cho người khuyết tật có 1 cơng việc, tuy nhiên người khuyết tật lại thiếu kĩ năng chuyên môn, khơng có cơ hội học nghề, đặc biệt doanh nghiệp lại phải đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu việc làm của NKT. …” (Bà CTP– Chủ tịch hội).

“ … Họ gặp nhiều khó khăn lắm em à, thứ nhất là phương tiện khó khăn, cơ sở hạ tầng hỗ trợ khơng có, đi lại khó khăn, bản thân họ là người khuyết tật nên cũng khá nhạy cảm, do vậy để có được một cơng việc khó lắm, hơn nữa họ cũng mong muốn được làm việc, được hòa nhập với xã hội và cộng đồng nhưng xem ra là khó…” ( Ơng NVC cán bộ CTĐ huyện)

Tôi cũng đã thu được ý kiến từ chính những người trong cuộc – những người khuyết tật đang thất nghiệp hoặc phải rất khó khăn mới tìm được việc làm :

“Chị trước kia cũng được bạn bè giới thiệu bán hàng trên mạng, rồi anh em giới thiệu đi may, nhưng cũng chỉ làm được một thời gian. Nói thật với em người khuyết tật gặp nhiều khó khăn lắm, chị là khuyết tật đi lại khó khăn, làm gì cũng vất vả. Hơn nữa bọn chị cũng ít có các doanh nghiệp đến

trực tiếp hỗ trợ, tư vấn nên cũng khó. Bọn chị khơng tự đi làm những việc ấy được” ( Nữ KT vận động – 30 tuổi, thất nghiệp).

“Chú là khuyết tật đi lại khó khăn lắm cháu làm sao mà chú có thể tìm việc làm như người bình thường được. Mặc dù chú rất muốn có một công việc ổn định để làm nhưng mà không được. Các doanh nghiệp họ cũng ngại nhận người khuyết tật như chú nên chú cũng khó để tìm được việc. May là người quen mở công ti may, chú xin vào làm bảo vệ để trang trải cuộc sống thêm cho gia đình”. ( Nam giới khuyết tật vận động – 38 tuổi, Bảo vệ tại xưởng may ).

“Chị đơn cử như cũng ít có doanh nghiệp nào nhận người khuyết tật vào lao động, cơ sở hạ tầng vật chất khơng có, nói gì là các thiết bị hộ trợ người khuyết tật. Bản thân người khuyết tật đi lại cũng vơ cùng khó khăn, họ cũng tự ti với người khác,chính vì đấy bản thân họ cũng khơng vượt qua được rào cản bản thân hịa nhập với cộng đồng nên cũng khó” (Nữ giới KT vận động – 27 tuổi, thất nghiệp).

Như vậy, qua điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu, Tôi xin đưa ra những rào cản chính khiến người khuyết tật vận động ở xã Quất Động khó tìm được việc làm như sau:

Về phía bản thân người khuyết tật: Về mặt thể chất: người khuyết tật

vận động thường có sức khỏe kém, gặp khó khăn trong việc di chuyển qua lại. Do vậy trong công việc họ làm thường đạt kết quả không cao và hiệu suất như người không khuyết tạt khác cùng làm. Khuyết tật ở các cơ quan vận động hạn chế việc họ di chuyển từ nhà cho đến nơi làm việc; về mặt tâm lý : khuyết tật vận động cũng như những người khuyết tật khác thường có tâm lý bi quan, chán nản, tự ti vào bản thân. Do tâm lý này mà họ không nắm bắt được những cơ hội nghề nghiệp như những người không khuyết tật khác, một số người khuyết tật thường bỏ cuộc giữa chừng vì tự coi bản thân mình là vơ dụng, kém cỏi; về mặt kỹ năng: phần đa thiếu kiến thức, kĩ năng

chuyên môn trong nghề nghệp. Do vậy không đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng; về mặt tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ việc làm : họ chưa được tiếp cận tới các dịch vụ hỗ trợ; về phía nhà tuyển dụng: phần đa các nhà tuyển dụng ngại sử dụng lao động là người khuyết tật. Các chủ sản xuất chưa tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng để hỗ trợ người khuyết tật tham gia lao động trong cơ sở của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)