2.4.4.1. Công tác dạy nghề
Công tác dạy nghề và tạo việc làm đang được thực hiện theo hình thức tại Cơ sở dạy nghề, công tác đào tạo nghề được thực hiện theo các bước sau:
Chuẩn bị cho học nghề Đưa NKT đi học nghề Kiểm tra sau học nghề
Bước 1: Chuẩn bị cho học nghề
Chuẩn bị đào tạo nghề của cơ sở dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, cơ sở dạy nghề và tạo việc làm cần chuẩn bị một số cơng việc sau: Xây dựng khung chương trình/giáo án: khung chương trình giáo án là tài liệu bắt buộc giúp cơ sở dạy nghề và người khuyết tật xác định rõ ràng nội dung, cách thức dạy nghề đồng thời giúp cán bộ dự án giám sát quá trình dạy và học nghề của cơ sở dạy nghề và người khuyết tật để có những hỗ trợ kịp thời trong suốt quá trình dạy nghề. Tùy thuộc việc dạy nghề được triển khai tại mỗi cơ sở dạy nghề.
Đối với có sở dạy nghề : Cần có ít nhất kế hoạch giảng dạy, thể hiện được các nội dung giảng dạy trong từng thời điểm nhất định. Dưn án cũng khuyến khích cơ sở dạy nghề có giáo án hoặc giáo trình nghề cụ thể hướng dẫn người khuyết tật một cách khoa học, hiệu quả, đúng tiến độ; do cơ sở sản xuất thường khơng có sẵn khung chương trình/giáo án phục vụ dạy nghề nên cán bộ dự án có thể hỗ trợ bằng cách liên hệ với Sở, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội xin tài liệu đào tạo có sẵn đối với một số ngành nghề để tham khảo áp dụng tại cơ sở dạy nghề; với nội dung đào đạo khơng có nguồn tham khảo thì cán bộ dự án có thể hỗ trợ cùng cơ sở sản xuất xây dựng khung chương trình.
Khung chương trình/giáo án dạy nghề cho người khuyết tật phải đảm bảo các tiêu chí: phù hợp với đặc điểm của nghề đào tạo; phù hợp với người khuyết tật tham gia học nghề; phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của mỗi địa phương.
Cơ sở dạy nghề cần chuẩn bị tốt các điều kiện dạy học sau: cơ sở vật chất và chuẩn bị lớp học cho người khuyết tật học nghề như máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu, bàn, ghế cũng như dụng cụ dạy học và thực hành phù hợp với người khuyết tật; chuẩn bị giảng viên như bố trí số lượng người
hướng dẫn/ giảng viên hợp lý với số lượng người khuyết tật tham gia học nghề và đảm bảo chất lượng của người hướng dẫn/giảng viên.
Bước 2: Đưa người khuyết tật đi học nghề
Gặp mặt và bàn giao người khuyết tật cho cơ sở dạy nghề. Đây là buổi
cán bộ dự án giới thiệu trực tiếp người khuyết tật với cơ sở dạy nghề và ngược lại. Để làm tốt công tác gặp mặt và bàn giao này.
Chuẩn bị trước khi gặp mặt giữa người khuyết tật và cơ sở dạy nghề, cán bộ dự án thống nhất với cơ sở dạy nghề về buổi gặp mặt: ngày, giờ cụ thể hai bên sẽ có mặt tại cơ sở; lịch làm việc và các dội dung cụ thể trong buổi gặp mặt; những yêu cầu cần đơn vị chuẩn bị trước cho buổi gặp mặt đầu tiên.Thông báo cho người khuyết tật trực tiếp và thông qua văn bản về: tên cơ sở dạy nghề mà người khuyết tật chính thức tham gia; địa chỉ, ngày giờ cụ thể và địa điểm tập trung tại cơ sở dạy nghề; các nội dung chính sẽ làm việc trong buổi gặp mặt; những yêu cầu người khuyết tật cần chuẩn bị cho buổi gặp mặt.Chuẩn bị các tài liệu cần thiết trước khi gặp mặt 3 bên, cán bộ dự án tại địa phương cần chuẩn bị trước những tài liệu sau để phục vụ cho buổi làm việc: bản cam kết học nghề của người khuyết tật; tài liệu cần thiết liên quan đến người khuyết tật (nếu thiếu); những thông tin cần truyền tải từ người khuyết tật từ dự án; họp đồng dạy nghề đã kỹ giữa 2 bên.
Sau khi chuẩn bị các nội dung trên, đúng thời gian đã thống nhất, người khuyết tật, cán bộ dự án và cơ sở dạy nghề tiến hành gặp mặt tại cơ sở dạy nghề. Nội dung chính trong buổi gặp mặt này như sau: cơ sở dạy nghề giới thiệu sơ bộ lại về cơ sở mình cũng như ngành nghề được đào tạo cho người khuyết tật; cán bộ dự án giới thiệu người khuyết tật với cơ sở dạy nghề; cán bộ dự án nêu lại quyền lợi, lợi ích của người khuyết tật các yêu cầu từ phía dự án đối với người khuyết tật khi tham gia học nghề; cơ sở dạy nghề nêu lại các nội quy, kỷ luật khi tham gia học nghề; cán bộ dự án và cơ sở dạy nghề giải đáp thắc mắc của người khuyết tật liên quan đến quá trình học nghề
và cơ hội sau học nghề; cán bộ dự án bàn giao lại hợp đồng đã ký cho cơ sở dạy nghề; cơ sở dạy nghề ký xác nhận bàn giao người khuyết tật.
Hoạt động dạy nghề cho người khuyết tật
Mục đích của hoạt động dạy nghề:Mong muốn cho người khuyết tật
lựa chọn được những ngành nghề phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, sức khỏe, sự nhận thức của họ. Dự án đã xây dựng kết nối được 14 cơ sở với 6 nghề truyền thống ở địa phương (nghề thêu, điện dân dụng, sơn mài, vàng mã, nghề mộc). Đây là những nghề truyền thống và là thế mạnh của sự phát triển kinh tế xã hội tại huyện Thường Tín, chính vì vậy những ngành nghề truyền thống này ln được chính quyền địa phương ưu tiên hàng đầu.
Đối tượng dạy nghề: 14 cơ sở dạy nghề mở 14 lớp với 98 người khuyết
tật theo học nghề được học tại các cơ sở cụ thể như sau: cơ sở thêu Phạm Văn Hiển mở 1 lớp với 9 học viên, cơ sở thêu Nguyễn Thị Thanh Tú mở 1 lớp 7 học viên, cơ sở thêu Nguyễn Quang Lầu mở 1 lớp với 10 học viên, cơ sở thêu Trương Ngô Giang mở 1 lớp với 10 học viên, cơ sở thêu Hoàng Viết chỉnh mở 1 lớp với 8 học viên, cơ sở điện dân dụng Nguyễn Văn Toàn mở 1 lớp với 4 học viên, cơ sở điện dân dụng Phạm Văn Cơ mở 1 lớp 2 học viên, cơ sở mộc Đàm Văn Thế mở 1 lớp với 3 học viên, cơ sở mộc Bùi Lê Tố mở 1 lớp với 3 học viên, cơ sở vàng mã Trần Thị Thanh Phương mở 1 lớp với 11 học viên, cơ sở vàng mã Nam Huyền mở 1 lớp với 10 học viên, cơ sở vàng mã Nguyễn Nam mở 1 lớp với 10 học viên, cơ sở sơn mài Hồi Quyết mở 1 lớp với 4 học viên, cơ sở sơn mài Anh Tâm mở 1 lớp với 7 học viên.
Nội dung, phương pháp giảng dạy:Việc đào tạo nghề tại cơ sở dạy
nghề người khuyết tật được tập trung học và thực hành theo chương trình, quy trình của từng ngành nghề. Việc đào tạo nghề tại cơ sở dạy nghề được thực hiện theo hình thức “Cầm tay chỉ việc” và thực tập nghề. Cầm tay chỉ việc là hình thức đào tạo ngay trong tình huống làm việc bình thường. Người khuyết tật được đào tạo một kèm một tại nơi làm việc dưới sự hướng dẫn chỉ dạy của những người thành thạo với công việc. Với hình thức đào tạo này,
người khuyết tật cũng có cơ hội được hướng dẫn làm việc trực tiếp trên các máy móc và sản phẩm cụ thể tai nơi làm việc.
Người khuyết tật được dạy nghề tại cơ sở dạy nghề theo khung chương trình đã được xây dựng. Người hướng dẫn có thể là chủ cơ sở dạy nghề hoặc một thợ lành nghề có kĩ năng truyền đạt. Ngồi ra những người làm cùng chính là người hướng dẫn cho người khuyết tật. Qua quá trình hướng dẫn, người khuyết tật không chỉ được học nghề một cách cẩn thận, kĩ lưỡng mà còn được hòa nhập với người khác trong cơ sở dạy nghề.
Hiệu quả của hoạt động dạy nghề: Sự hợp tác, tận tụy của các cơ sở dạy nghề và người khuyết tật cùng các anh chị làm việc tại 14 cơ sở dạy nghề tại địa phương. Trong thời gian học nghề có những học viên làm ra sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng của cơ sở dạy nghề đã được hưởng mức lương từ 500 trăm nghìn đồng đến 2 triệu đồng. Đây là nguồn hỗ trợ, động viên rất lớn cho người khuyết tật cố gắng vươn lên trong học tập. Người khuyết tật cảm thấy tự tin hơn về bản thân của mình, cảm nhận được sự hữu ích của mình đối với gia đình và xã hội.
Bảng 2.5. Thống kê thu nhập hàng tháng của ngƣời khuyết tật học nghề
STT Ngành nghề Số NKT được học nghề Số tiền, số NKT được hỗ trợ Tỷ lệ % Số tiền Số NKT 1 Nghề thêu 44 1.000.000 đến 1.500.000 5 11.36 2 Nghề vàng mã 31 500.000 đến dưới 1.500.000 6 19.35 3 Nghề sơn mài 11 500.000 đến 1.000.000 2 18.18 4 Nghề điện dân dụng 6 0 0 0 5 Nghề mộc 6 0 0 0
Thống kê thu nhập hàng tháng của người khuyết tật học nghề ta thấy tỷ lệ người khuyết tật có thu nhập trong q trình học nghề đạt chất lượng theo yêu cầu của cơ sở dạy nghề thêu đạt 5/44 người chiếm 11.36%, cơ sở dạy nghề vàng mã đạt 6/31 người chiếm 19.35% số người khuyết tật được hỗ trợ lương trong lúc học nghề, nghề sơn mài có 2/18 người khuyết tật chiếm 18.18% người khuyết tật được hỗ trợ lương trong lúc học nghề. Đây là những con số khơng cao nhưng nó là nguồn động viên quan trọng giúp người khuyết tật có động lực phấn đấu vươn lên trong học tập.
Giám đốc tại các cơ sở dạy nghề rất hứng thú và tự hào khi đưa sản phẩm của người khuyết tật đi giới thiệu, trưng bày sản phẩm, chính vì vậy sản phẩm nghề thêu, sơn mài, vàng mã … là những mặt hàng rất thiết thực được nhiều cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn sử dụng ủng hộ sản phẩm cho người khuyết tật. Đây có thể nói là thành cơng của các cơ sở dạy nghề hỗ trợ cho người khuyết tật có được cơng ăn việc làm ổn định, tự ni sống bản thân.
Gia đình người khuyết tật rất phấn khởi khi con mình được tham gia học nghề tại dự án, nhất là được các cơ sở dạy nghề hỗ trợ kinh phí trong thời gian học nghề, giúp cho con em họ có động lực cố gắng, nỗ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
Hoạt động hỗ trợ người khuyết tật trong thời gian học nghề tại cơ sở tại cơ sở dạy nghề: đây là hoạt động ngoài hợp đồng dự án, là hoạt động hỗ trợ thêm của các cơ sở dạy nghề cho người khuyết tật và gia đình người khuyết tật để giám khó khăn cho họ và gia đình họ.
Bảng 2.6.Thống kê số ngƣời khuyết tật đƣợc cơ sở dạy nghề hỗ trợ ăn trƣa STT Cơ sở dạy nghề Số NKT đƣợc hỗ trợ ăn trƣa Tỷ lệ %
1 Cơ sở thêu Nguyễn Thị Thanh Tú 7 7,14
2 Cơ sở thêu Hoàng Viết Chỉnh 8 8,16
3 Cơ sở điện dân dụng Phạm Văn
Cơ 2 2,04
4 Cơ sở vàng mãTrần Thị Thanh
Phương 11 11,22
( Nguồn:Số liệu điều tra từ bảng hỏi của đề tài)
Theo bảng thống kê người khuyết tật được cơ sở dạy nghề nuôi ăn trưa có 28/98 người khuyết tật được cơ sở dạy nghề nuôi ăn trưa chiếm 28.57% tổng số người khuyết tật được hỗ trợ trong quá trình học nghề, trong đó cơ sở thêu Nguyễn Thị Thanh Tú chiếm 7.14%, cơ sở thêu Hoàng Viết Chỉnh chiếm 8.16%, cơ sở điện dân dụng Phạm Văn Cơ chiếm 2.04% và cơ sở vàng mã Trần Thị Thanh Phương chiếm 11.22% số người khuyết tật tại 4/14 cơ sở dạy nghề chiếm 28.57% cơ sở hỗ trợ ăn trưa cho người khuyết tật.
Giám sát, đánh giá quá trình đào tạo
Trong quá trình học nghề, Ban điều hành dự án các cấp tiến hành theo dõi, giám sát, việc học nghề của người khuyết tật để có thể đưa ra những đánh giá và hỗ trợ kịp thời, việc giám sắt, đánh giá quá trình đào tạo các cơ sở dạy nghề nhằm: tìm hiểu thơng tìn từ người khuyết tật và cơ sở dạy nghề để cùng chia sẻ những khúc mắc, khó khăn gặp phải trong q trình đào tạo; giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình dạy nghề; giải đáp các thắc mắc của người khuyết tật trong quá trình học nghề cũng như cơ hội sau
học nghề; đảm bảo những thỏa thuận giữa các bên tham gia dự án; đảm bảo việc dạy và học tuân thủ theo đúng giáo án/khung kế hoạch đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tiến độ.
Lúc này với vai trò là Nhân viên công tác xã hội thực hiện việc giám sát, đánh giá theo những nội dung cơ bản sau:
Đối với người khuyết tật: Kiểm tra việc tham gia lớp học đầy đủ, nếu người khuyết tật thường xun khơng tham gia lớp học thì cán bộ dự án cần tìm hiểu nguyên nhân, hỗ trợ trong khi khả năng cho phép và thuyết phục người khuyết tật đi học đầy đủ; theo dõi tình hình, kết quả học nghề của người khuyết tật. Những người khuyết tật có kết quả chưa tốt, nhân viên công tác xã hội cần phối hợp với cơ sở dạy nghề tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp để hỗ trợ người khuyết tật; theo dõi tình hình sức khỏe ảnh hưởng như thế nào tới nghề học: nếu trong quá trình học sức khỏe của người khuyết tật khơng tốt, khơng có khả năng theo học tiếp thì cán bộ dự án có thể cân nhắc tư vấn cho người khuyết tật lựa chọn ngành nghề khác; tìm hiểu những khó khăn khi học nghề của người khuyết tật, động viên họ vượt qua khó khăn và hỗ trọ trong khả năng cho phép.
Đối với các cơ sở dạy nghề nơi người khuyết tật đang được đào tạo nghề; kiểm tra chất lượng dạy nghề có phù hợp với người khuyết tật khơng, trong quá trình dạy nghề, nhân viên công tác xã hội cần theo dõi về phương pháp, kết quả đầu ra của người khuyết tật theo từng giai đoạn. Nếu phương pháp cũng như kết quả đầu ra chưa đạt yêu cầu, cán bộ dự án và cơ sở đào tạo cần họp lại để tìm nguyên nhân và phương pháp giải quyết; kiểm tra khung chương trình/giáo án có phù hợp với lực học của người khuyết tật khơng. Trong q trình dạy nghề, cơ sở dạy nghề và cán bộ dự án có thể nhận thấy khung chương trình/giáo án được xây dựng ban đầu có một số điểm khơng phù hợp với thực tế triển khai và trình độ tiếp thu của người khuyết tật. Trong trường hợp này nhân viên công tác xã hội và người khuyết tật cần
họp chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế triển khai. Việc theo dõi và chỉnh sửa này sẽ giúp cho các khóa dạy nghề sau hiệu quả hơn.
Các loại hình giám sát, đánh giá; giám sát, đánh giá theo kế hoạch, nhân viên cơng tác xã hội có thể thực hiện việc giám sát quá trình dạy nghề theo lịch trình đã xây dựng; kiểm tra đánh giá ngẫu nhiên và đột xuất, bên cạnh việc kiểm tra định kỳ, nhân viên công tác xã hội cũng cần thực hiện các cuộc kiểm tra ngẫn nhiên để có cai nhìn khách quan hơn; đánh giá cuối khóa học nghề, đo lường mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra của toàn khoa học.
Lúc này với vai trị là nhân viên cơng tác xã hội có thể thực hiện các phương pháp thu thập thông tin để đánh giá như: Phỏng vấn, trong suốt quá trình người khuyết tật học nghề, nhân viên cơng tác xã hội có thể phỏng vấn để tìm hiểu thêm thơng tin, tìm hiểu nguyện vọng của người khuyết tật đang tham gia học nghề cũng như nguyện vọng của cơ sở dạy nghề; họp nhóm, lúc này nhân viên cơng tác xã hội tập hợp một nhóm người khuyết tật đang học nghề tại cơ sở để tìm hiểu thơng tin, khó khăn, nguyện vọng của người khuyết tật khi tham gia học nghề.
Để thực hiện được các việc nêu trên nhân viên cơng tác xã hội có thể phải sử dụng các công cụ như: kiểm tra biểu mẫu giám sát theo yêu cầu của