Sau khi thực hiện thanh lý hợp đồng lao động giữa dự án với cơ sở sản xuất về việc dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, căn cứ vào nhu cầu, nguyện vọng và tiêu chí tự khởi sự kinh doanh, có 6 người khuyết tật đủ tiêu chí tự khởi sự kinh doanh, cịn lại 92 người khuyết tật có nguyện vọng quay lại cơ sở sản xuất để ký hợp đồng lao động và làm việc tại cơ sở sản xuất giữa cơ sở sản xuất với người khuyết tật.
Cơ sở sản xuất có trách nhiệm nhận người khuyết tật vào làm việc tại cơ sở nếu người khuyết tật có nhu cầu, nguyện vọng làm việc tại cơ sở, lúc này nhân viên cơng tác xã hội, cán bộ dự án đóng vai trị là người điều phối, trung gian để cơ sở sản xuất nhận người khuyết tật học nghề tại cơ sở và ký hợp đồng lao động theo quy định của Luật lao động hiện hành. Có 92 người khuyết tật được ký kết hợp đồng lao động với cơ sở sản xuất.
Bảng 2.9. Kết quả cơ sở sản xuất ký hợp đồng lao động với NKT
Stt Nghề NKT Số cơ sở sản xuất Số NKT Tỷ lệ % 1 Nghề thêu 5 39 42.39 2 Nghề điện dân dụng 2 6 6.52 3 Nghề mộc 2 5 5.43 4 Nghề vàng mã 3 31 33.70 5 Nghề sơn mài 2 11 11.96
Căn cứ vào bảng số cơ sở sản xuất ký kết hợp đồng lao động với người khuyết tật làm việc tại cơ sở dạy nghề có 100% người khuyết tật học nghề xong được cấp chứng chỉ có nhu cầu, nguyện vọng làm việc tại cơ sở dạy nghề được ký kết hợp đồng lao động với cơ sở mình học nghề, trong đó ngành thêu chiếm 42.39% người khuyết tật ký kết với 5 cơ sở dạy nghề, nghề vàng mã có 33.70% số người khuyết tật được ký hợp đồng lao động và làm việc tại 3 cơ sở sản xuất, nghề sơn mài chiếm 11.96% số người khuyết tật ký kết hợp đồng lao động với 2 cơ sở sản xuất.
Với vai trò là người kết nối, nhân viên công tác xã hội là người xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa người khuyết tật có mong muốn tìm việc với cơ sở dạy nghề. Trong phạm vị dự án cán bộ Hội Chữ thập đỏ chịu trách nhiệm thực hiện dự án chính là cán bộ thực hiện kết nối việc làm. Với vài trò là người kết nối, cán bộ dự án là người giúp đỡ người khuyết tật để họ được đào tạo nghề và sau đó việc làm và có thu nhập ổn định
Sau khi người khuyết tật có được việc làm phù hợp, vai trị người kết nối cần hỗ trợ thêm: Đối với người khuyết tật nhân viên cơng tác xã hội có vai trị kết nối thực hiện hỗ trợ, tư vấn cho người khuyết tật trong suốt quá trình hịa nhập việc làm, với vai trị là người kết nối nhân viên cơng tác xã hội tiếp tục theo dõi và hỗ trợ người khuyết tật sau khi họ đã được nhận vào làm việc trong thời gian 6 tháng tại cac cơ sở sản xuất.
Để duy trì mối quan hệ giữa các bên liên quan, với vai trò là người kết nối có thể tổ chức các buổi hội thảo, báo cáo có sự tham gia của cơ sở dạy nghề, các ban ngành chính quyền địa phương liên quan để truyên truyền về dự án, nâng cao nhận thức về người khuyết tật đồng thời cảm ơn sự hợp các của các cơ sở dạy nghề, ban ngành liên quan hoặc nêu gương nhân vật hiển hình kết hợp với liên hệ cập nhật thông tin thường xuyên để tận dụng sự giúp đỡ cúa các bên tham gia; tiếp theo kết nối với các cơ sở dạy nghề và tạo việc làm để có thể tiếp tục thực hiện các dự án khác trong tương lai.
Đối với địa phương vai trị của người kết nối duy trì quan hệ tốt với các tổ chức, ban ngành liên quan đến dự án thông qua các buổi gặp mặt thường kỳ, họp, hội thảo, báo cáo tổng kết dự án; trong các buổi họp, hôi nghị của dự án, nhân viên công tác xã hội là người kết nối cần chủ động mời các cơ sở dạy nghề và tạo việc làm tham gia nhằm tuyên truyền về dự án, mặt khác nhằm bảy tỏ cảm kích với những đóng góp của các cơ sở dạy nghề vào sự thành cơng của dự án; trong q trình tổng kết, báo cáo tiến độ, vai trò là người kết nồi mời các cơ sở sản xuất tham gia nhằm chia sẻ với họ những tiến bộ của người khuyết tật để họ biết kết quả những nỗ lực của mình đồng thời có thể kết nối với các cơ sở khác cũng là đối tác của dự án. Thông qua buổi gặp gỡ này, các cơ sở dạy nghề và tạo việc làm có thể cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm làm việc với người khuyết tật và nhóm người dễ bị tổn thương khác cũng như những thuận lợi, khó khăn gặp phải trong khi tham gia dự án.
Tiểu kết chƣơng 2
Thực trạng thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội đã nêu lên được khái quát chung và quy trình thực hiện dự án. Tác giả cũng nêu và đánh giá được năng lực và mức độ sẵn sàng tham gia dự án của chính quyền địa phương, của người khuyết tật, gia đình người khuyết tật và của các cơ sở sản xuất trong việc dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật. Thông qua chương 2 tác giả cũng nêu lên chi tiết các bước trong hoạt động dạy nghề cho người khuyết tật từ khâu lựa chọn người khuyết tật tham gia học nghề, rồi đến định hướng nghề nghề cho người khuyết tật, ký kết hợp đồng lao động với các cơ sở dạy nghề trong việc tuyển dụng người khuyết tật vào học nghề và hoạt động dạy nghề. Dự án đã lựa chọn, định hướng nghề, ký kết hợp đồng lao động và tổ chức dạy nghề cho 98 người khuyết tật tại 14 cơ sở dạy nghề với 5 nghề truyền thống tại địa phương như nghề thêu, nghề điện dân dụng, nghề
mộc, nghề vàng mã, nghề sơn mài đáp ứng đúng tiêu chí lựa chọn người học nghề của dự án đặt ra.
Trong hoạt động kết nối việc làm cho người khuyết tật, tác giả cũng đã nêu và rà soát kết quả dạy nghề đối và thực hiện cam kết với cơ sở sản xuất nhận dạy nghề cho người khuyết tật, thực hiện tập huấn và hỗ trợ người khuyết tật tham gia tự khởi sự kinh doanh và tiến hành kết nối việc làm cho người khuyết tật. Trong việc ký kết hợp đồng lao động với cơ sở sản xuất về việc tuyển dụng người khuyết tật vào học nghề, các cơ sở sản xuất có trách nhiệm dạy nghề và nhận người lao động vào làm việc tại cơ sở của mình sau khi người khuyết tật hồn thành khóa học và được cấp chứng chỉ nếu người khuyết tật có nhu cầu và nguyện vọng làm việc tại cơ sở học nghề. Thông qua hoạt động kết nối việc làm, tác giả đã nêu lên được 6 người khuyêt tật có nhu cầu, nguyện vọng có nhu cầu tự khởi sự kinh doanh và được cấp bộ dụng cụ tự khởi sự kinh doanh, trong đó có 5 học viên làm nghề thêu, 1 học viên làm nghề mộc chiếm 6.12% tổng số người khuyết tật tham gia học nghề. Còn 92 người khuyêt tật đã được ký kết hợp đồng lao động với người khuyết tật làm việc tại cơ sở dạy nghề do chính người khuyết tật học chiếm 100% số người khuyết tật, ngành thêu chiếm 42.39% người khuyết tật ký kết với 5 cơ sở dạy nghề, nghề vàng mã có 33.70% số người khuyết tật được ký hợp đồng lao động và làm việc tại 3 cơ sở sản xuất, nghề sơn mài chiếm 11.96% số người khuyết tật ký kết hợp đồng lao động với 2 cơ sở sản xuất.
Chƣơng 3