Thực trạng và nhu cầu về đào tạo nghề của người khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 50 - 51)

Thực trạng đào tạo nghề của người khuyết tật: Số người khuyết tật đã

qua đào tạo nghề: chiếm 4% (09/225 người); ngành nghề mà người khuyết tật được đào tạo: Nghề may, nghề thêu, nghề quấn vàng mã.

Qua phỏng vấn nhóm người khuyết tật nữ và người khuyết tật nam, kết quả cho thấy chủ yếu là các dạng khuyết tật vận động, khoèo chân hoặc tay, vẫn vận động và đi lại được; giới tính chủ yếu là nữ nhiều hơn nam, độ tuổi lao động bình quân là 30-37 tuổi. Khả năng học nghề và việc làm của người khuyết tật đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp và cơ sở sản xuất nhưng phải phù hợp với điều kiện sức khỏe, cơ sở hạ tầng phải tiếp cận được và phương pháp quản lý phù hợp với người khuyết tật. Nếu được đào tạo nghề và đào tạo nâng cao tay nghề dưới sự hỗ trợ từ dự án, người khuyết tât có nghề và tạo cơ hội được nhận vào làm để có thu nhập ổn định tại các cơ sở tại địa phương mình sinh sống.

Nhu cầu việc làm và đào tạo nghề: Qua phỏng vấn sâu và quan sát,

hầu hết người khuyết tật có nhu cầu và tha thiết muốn được học nghề và làm việc tại các cơ sở sản xuất tại địa phương. Người khuyết tật có khả năng học nghề và làm việc đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhưng công việc, điều kiện làm việc, cơ sở hạ tầng phải phù hợp với điều kiện sức khỏe. Lý do mà người khuyết tật đưa ra là: dạng khuyết tật của họ không cho phép họ đi xa, học ở gần nhà người thân của họ có thể

dễ dàng đưa đón họ đi học và đi làm, người khuyết tật không muốn đi học và đi làm xa vì họ khơng chủ động được phương tiện phương tiện. Việc tiếp thu kiến thức khi đào tạo nghề và làm việc sẽ khó khăn hơn những người khơng khuyết tật nên công việc và điều kiện làm việc cũng như cơ sở hạ tầng phải phù hợp với điều kiện sức khỏe.

Nếu học nghề xong mà khơng có việc làm thì người khuyết tật khơng đi học. Vì theo họ, nghề được học phải đáp ứng được với nhu cầu của họ và điều kiện sức khỏe để học xong họ có thể sống được với nghề và nghề nuôi sống được họ, giúp họ giảm gánh nặng cho gia đình. Điều kiện kinh tế của người khuyết tật chủ yếu là sống phụ thuộc vào gia đình, nên khi được đào tạo tại các cơ sở, doanh nghiệp mà thu học phí khơng phù hợp thì người khuyết tật khơng đủ khả năng chi trả dẫn đến không thực hiện được làm ảnh hưởng đến công tác đào tạo và kế hoạch sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)