Định hướng nghề cho người khuyêt tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 64 - 75)

Định hướng nghề là một cơng tác then chốt, đóng góp vào sự thành cơng của dự án. Do tầm quan trọng của định hướng nghề, công việc này cần nhận được sự quan tâm phối hợp của tất cả các bên, cụ thể là cán bộ Hội Chữ thập đỏ, cơ sở dạy nghề và tạo việc làm, sở Lao động Thương binh và Xã hội, cán bộ chính quyền địa phương, người khuyết tật và gia đình người khuyết tật.

Công tác định hướng nghề của dự án được triển khai với mục đích cung cấp thơng tin và tư vấn giúp người khuyết tật tự xác định cho bản thân hướng phát triển nghề nghiệp phù hợp nhất để lựa chọn ngành học và việc làm. Bên cạnh đó, Chữ thập đỏ cũng theo dõi, hỗ trợ người khuyết tật trong q trình học nghề để có những can thiệp/ giúp đỡ kịp thời và giúp họ có những kỹ năng cần thiết để người khuyết tật có thể tìm được việc làm phù hợp. Định hướng nghề sẽ giúp: Cung cấp thông tin cho người khuyết tật về ngành đào

tạo, yêu cầu của nghề và thị trường lao động tại địa phương; tìm hiểu về nguyện vọng, sự sẵn sàng, trình độ học vấn của người khuyết tật; giúp người khuyết tật xác định khả năng, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để tìm ra sự phù hợp với những lựa chọn dạy nghề có sẵn; từ thơng tin về khả năng bản thân và thị trường lao động, cán bộ dự án giúp người khuyết tật lựa chọn ngành nghề phù hợp với nơi học nghề.

Sau khi lựa chọn được người khuyết tật, Dự án tổ chức buổi hội thảo định hướng nghề với hai phần sau:

2.4.2.1.Hội thảo định hướng nghề

Buổi hội thảo định hướng nghề được tổ chức với sự tham gia của toàn bộ người khuyết tật, các cơ sở dạy nghề và tạo việc làm có nhu cầu dạy nghề/ tuyển dụng người khuyết tật, đại diện chính quyền địa phương và cán bộ thực hiện dự án.

Cán bộ thực hiện dự án lên giới thiệu khái quát chung về dự án, mục tiêu kết quả mong đợi của dự án, những hoạt động dự án sẽ hỗ trợ, kế hoạch triển khai hoạt động tiếp theo của dự án, giải đáp những thắc mắc của người khuyết tật về dự án.

Dự án Hỗ trợ hòa nhập kinh tế xã hội và việc làm cho Người khuyết tật được sư tài trợ của Hội Chữ thập đỏ Tây Ban Nha và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện tại 6 tỉnh thành trong cả nước gồm: Hưng Yên, Lâm Đồng, Hải Dương, Hà Nội, Hà Nam và Bình Thuận, trong đó xã Quất Động, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội được hưởng lợi từ dự án.

Mục tiêu và kết quả mong muốn của dự án: Dự án sẽ hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho 98 người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại xã Quất Động, còn khả năng lao động được học nghề, hỗ trợ việc làm. Giúp người khuyết tật tự tin vươn lên hòa nhập với cộng đồng.

Những hoạt động dự án sẽ hỗ trợ cho người khuyết tật: Đánh giá mức độ sẵn sàng học nghề và làm việc của người khuyết tật, lựa chọn người khuyết tật đi học nghề, định hướng nghề cho người khuyết tật, dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật.

Kế hoạch triển khai các hoạt động tiếp theo của dự án gồm các hoạt động: Ký kết hợp đồng lao động với các cơ sở dạy nghề và tạo việc làm, dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật.

Giải đáp những thắc mắc của người khuyết tật về dự án: người khuyết tật có thắc mắc sau khi đi học xong có xin được việc khơng? Có được hỗ trợ về mặt tài chính?

Với vai trị là Nhân viên Cơng tác xã hội với vai trị là người phân tích, kết nối, giúp cho người khuyết tật nhìn thấy rõ mục tiêu và kết quả mong muốn của dự án, từ đó thấy được những hoạt động mà dự án hỗ trợ, thấy được lợi ích của người khuyết tật khi tham gia dự án và biết được các kế hoạch triển khai các hoạt động tiếp theo của dự án để từ đó có cái nhìn tổng thể về quy trình thực hiện dự án một cách khái quát nhất.

Giới thiệu về các cơ sở sản xuất dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật

Ngành thêu: có 05 cơ sở tham gia định hướng nghề cho người khuyết

tật (cơ sở Phạm Văn Hiển, cơ sở Nguyễn Thị Thanh Tú, cơ sở Nguyễn Quang Lầu, cơ sở Trương Ngơ Giang, cơ sở Hồng Viết Chỉnh).

Yêu cầu và điều kiện nhận người khuyết tật vào học nghề và tạo việc làm: Người khuyết tật có đủ sức khỏe để học và làm việc 8h/1 ngày, người khuyết tật không thuộc dạng khiếm thị, có khả năng nhận dạng được các loại mầu của chỉ, các cơ sở thêu có nhu cầu đào tạo và tuyển dụng 5-10 người khuyết tật trong thời gian tới.

Nghề điện dân dụng: Có 02 cơ sở tham gia định hướng nghề cho người

khuyết tật (cơ sở Nguyễn Văn Toàn, cơ sở Phạm Văn Cơ).

Yêu cầu và điều kiện nhận người khuyết tật vào học nghề và tạo việc làm: Người khuyết tật có đủ sức khỏe để học và làm việc 8h/1 ngày, người khuyết tật không thuộc dạng khiếm thị, đã từng được tiếp xúc và nhận biết các trang thiết bị điện trong gia đình, các cơ sở điện dân dụng có nhu cầu dạy nghề và tạo việc làm từ 1-3 người khuyết tật trong thời gian tới.

Nghề Mộc: Có 02 cơ sở tham gia định hướng nghề cho người khuyết

tật (cơ sở Đàm Văn Thế, cơ sở Bùi Lê Tố).

Yêu cầu và điều kiện cơ sở nhận người khuyết tật vào học nghề và tạo việc làm: Người khuyết taaath có đủ sức khỏe để học và làm việc 8h/1 ngày, người khuyết tật không thuộc dạng khiếm thị và khuyết tật tay, các cơ sở mộc nhu cầu dạy nghề và tạo việc làm từ 1-3 người khuyết tật trong thời gian tới.

Nghề Vàng mã: Có 03 cơ sở tham gia hội thảo định hướng nghề cho

người khuyết tật (cơ sở Trần Thị Thanh Phương, cơ sở Nam Huyền, cơ sở Nguyễn Nam).

Yêu cầu và điều kiện cơ sở nhận người khuyết tật học nghề: Có đủ sức khỏe để học và làm việc 8h/1 ngày, người khuyết tật không bị khiếm thị, không bị khuyết tật tay, các cơ sở vàng mã nhu cầu dạy nghề và tuyển dụng từ 10-15 người khuyết tật trong thời gian tới.

Nghề sơn mài: Có 02 cơ sở tham gia hội thảo định hướng nghề cho

người khuyết tật (Cơ sở Hồi Quyết, cơ sở Anh Tâm).

Yêu cầu và điều kiện cơ sở nhận người khuyết tật học nghề: Có đủ sức khỏe để học và làm việc 8h/1 ngày, người khuyết tật không thuộc dạng khiếm thị, các cơ sở sơn mài có nhu cầu nhận dạy nghề và tuyển dụng 2-10 người khuyết tật trong thời gian tới.

Đối với vị trí cần tuyển dụng: Các cơ sở sản xuất được khảo sát có nhu

khuyết tật phải có khả năng lao động phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, đã được đào tạo tại doanh nghiệp của họ hoặc qua Trung tâm đào tạo hoặc đã có kinh nghiệm làm việc từ 12 tháng trở lên ở các đơn vị khác có ngành nghề sản xuất kinh doanh giống như cơ sở của mình.

Như vậy thơng qua hội thảo định hướng nghề có 14 cơ sở sản xuất, có nhu cầu đào tạo nghề và nhận người khuyết tật vào làm việc với những công việc phù hợp với Người khuyết tật như: nghề thêu, nghề điện dân dụng, nghề mộc, nghề may, nghề vàng mã, nghề sơn mài.

2.4.2.2. Tư vấn định hướng nghề cho người khuyết tật

Tư vấn định hướng nghề cho người khuyết tật là bước quan trọng trong quá trình thực hiện dự án. Nếu thực hiết tốt quá trình định hướng, người khuyết tật sẽ lựa chọn được đúng ngành nghề, đảm bảo việc làm ổn định, góp phần thúc đẩy q trình hịa nhập kinh tế - xã hội và mang lại thành cơng cho dự án.

Chu trình tư vấn định hướng nghề nghiệp được thực hiện gồm các bước sau đây:

Bƣớc 1 Giới thiệu nghề và các cơ sở dạy nghề Bƣớc 2 Tư vấn giúp NKT lựa chọn nghề Bƣớc 3 Tư vấn, lựa chọn cơ sở học nghề Bƣớc 4 Xây dựng kế hoạch việc làm

Bước 1: Giới thiệu nghề và các cơ sở dạy nghề

Sau khi doanh nghiệp giới thiệu về ngành nghề và yêu cầu của mình, với vai trị là cán bộ Hội chữ thập đỏ cũng cần chủ động tìm hiểu trước và có thơng tin về các ngành nghề sẵn có tại địa phương. Những thơng tin này có thể lấy từ phân tích thị trường cũng như báo cáo kinh tế của địa phương hoặc qua quá trình trao đổi trực tiếp với các cơ sở sản xuất trong việc dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, ngoài ra cán bộ dự án cũng xem xét thông tin từ nhiều góc độ để có cái nhìn trực quan nhằm đưa ra những góp ý đúng đắn cho người khuyết tật. Từ đó cán bộ dự án tìm hiểu những thơng tin từ phía người khuyết tật theo những gợi ý sau: Nghề người khuyết tật lựa chọn? lý do chọn nghề này? Sự ủng hộ từ gia đình, người thân. Từ những thơng tin người khuyết tật trả lời, cán bộ dự án cung cấp lại thông tin cho người khuyết tật về nghề lựa chọn: yêu cầu của nghề về sức khỏe, độ tuổi; khả năng và kỹ năng cần có khi người khuyết tật học nghề đó; điểm mạnh, điểm yếu khi người khuyết tật lựa chọn nghề đó; yêu cầu phương tiện phục vụ mục đích đi lại; thời gian học nghề; tương lai sau khi học nghề; thu nhập bình quân của nghề lựa chọn; tên, địa chỉ, ngành nghề đào tạo và kinh doanh của các cơ sở sản xuất nhận đào tạo nghề hoặc tuyển dụng.

Nhân viên Cơng tác xã hội có nhiệm vụ thu thập thơng tin đa chiều về yêu cầu, tiêu chí của các cơ sở dạy nghề để định hướng giúp cho người khuyết tật lựa chọn ngành nghề phụ hợp với yêu cầu, nguyện vọng của người khuyết tật với bên dạy nghề và tạo việc làm. Giải đáp những thăc mắc của người khuyết tật về các cơ sở dạy nghề về ngành nghề, lương, điều kiện làm việc, thời gian học nghề…

Bước 2: Tư vấn giúp người khuyết tật lựa chọn nghề

Khi giới thiệu về nghề và các cơ sở dạy nghề và tạo việc làm, cán bộ dự án sẽ thực hiện tư vấn giúp người khuyết tật lựa chọn nghề dựa trên các

thông tin đã thu thập thơng qua điều tra cơ bản, phân tích thị trường cũng như q trình phỏng vấn người khuyết tật.

Nhu cầu đào tạo và tuyển dụng người khuyết tật của các cơ sở dạy nghề và tạo việc làm tại huyện Thường Tín có 14 đơn vị; các đơn vị có nhu cầu dạy nghề và tạo việc làm có yêu cầu vễ khả năng, kỹ năng, sức khỏe, độ tuổi cần đối với từng ngành nghề đúng với tiêu chí dự án đưa ra.

Dựa trên các thông tin này, cán bộ dự án sẽ giúp người khuyết tật lựa chọn được các ngành nghề phù hợp nhất bằng cách giới thiệu đăc điển, ưu điểm của từng ngành nghề cho người khuyết tật để họ có thể lựa chọn nghề phù hợp nhất với khả năng và mong muốn của mình; hỏi người khuyết tật những ngành nghề nào phù hợp với khả năng của mình, ngành nghề nào khơng phù hợp với thực trạng tình hình của mình.

Dựa trên những thông tin này nhân viên công tác xã hội sẽ giúp người khuyết tật lựa chọn được các ngành nghề phù hợp nhất bằng cách giới thiệu ưu và nhược điểm cho người khuyết tật có thể lựa chọn nghề phù hợp nhất với khả năng và mong muốn của mình.

Với vai trị là nhân viên cơng tác xã hội có thể đặt những câu hỏi kiểm chứng lại thơng tin người khuyết tật lựa chọn nghề có thực sự phù hợp với bản thân mình hay chưa (kiểm chứng lại thông tin với người khuyết tật lựa chọn nghề thêu có phù hợp với khả năng và tình trạng của mình trích từ cuộc phỏng vấn định hướng nghề cá nhân cho người khuyết tật).

Trong trường hợp người khuyết tật lựa chọn nghề không phù hợp với khả năng và tình trạng của mình sẽ khó trả lời được những câu hỏi cán bộ dự án nêu ra: lý do chọn nghề đó, tìm hiểu nghề đó như thế nào, gia đình ủng hộ ra sao, nghề đó tại địa phương có những cơ sở nào đang làm, kiến thức về nghề mình đã chọn. Ví dụ: Người khuyết tật không thể chọn nghề sửa chữa điện thoại mà chưa nhìn thấy điện thoại bao giờ, không thể chọn nghề may mà lại bị

khuyết tật hai tay hoặc chọn nghề q xa mà gia đình, người thân khơng có người hỗ trợ đi lại…

Kết quả tư vấn giúp người khuyết tật lựa chọn nghề: Trong tổng 98 người khuyết tật vận động được lựa chọn tham gia học nghề có: 44 người khuyết tật lựa chọn học nghề thêu, 6 người chọn học nghề điện dân dụng, 6 người chọn học nghề mộc, 31 người lựa chọn nghề vàng mã, 11 người lựa chọn nghề sơn mài. Tại đây người khuyết tật lựa chọn học nghề dựa trên ngành nghề phù hợp với năng lực, sức khỏe của bản thân và sự hỗ trợ từ gia đình.

Cần lưu ý những trường hợp nghề học lựa chọn không phù hợp với người khuyết tật, với vai trị là Nhân viên Cơng tác xã hội nên nhẹ nhàng giải thích lý do, phân tích cho người khuyết tật những ưu điểm và nhược điểm nếu người khuyết tật quyết tâm theo đuổi nghề đã lựa chọn, đồng thời gợi ý các ngành nghề phụ hợp hớn với họ để họ có thể suy nghĩ và thay đổi lựa chọn cho phù hợp với bản thân.

Với vai trò là người kết nối, Nhân viên Cơng tác xã hội có thể đề nghị cơ sở dạy nghề và tạo việc làm tham gia tư vấn thêm về đặc điểm, yêu cầu cũng như khả năng tìm được việc làm hoặc kế hoạch tuyển dụng, mức lương và điều kiện làm việc của nghề gợi ý để người khuyêt tật thấy được các ưu điểm của nghề này. Qua đó, người khuyết tật có thể tự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Bước 3: Tư vấn, lựa chọn cơ sở học nghề

Sau khi thống nhất nghề học phù hợp với khả năng và độ tuổi, sức khỏe của người khuyết tật, cán bộ dự án và cơ sở dạy nghề và tạo việc làm tư vấn lựa chọn cơ sở học nghề phù hợp cho người khuyết tật.

Muốn người khuyết tật lựa chọn cơ sở nghề phù hợp, cán bộ dự án cần cung cấp các thơng tin như: Chương trình đào tạo; thời lượng đào tạo; tay nghề cần đạt được khi tốt nghiệp; thông tin về việc cấp chứng chỉ công nhận tay nghề; địa điểm đào tạo.

Sau khi tư vấn cho người khuyêt tật lựa chọn có sở học nghề, 98 người khuyết tật đã lựa chọn những cơ sở dạy nghề sau:

Ngành thêu có 05 cơ sở được người khuyết tật lựa chọn học nghề đó là: Cơ sở Phạm Văn Hiển, cơ sở Nguyễn Thị Thanh Tú, cơ sở Nguyễn Quang Lầu, cơ sở Trương Ngơ Giang, cơ sở Hồng Viết Chỉnh.

Nghề điện dân dụng có 02 được người khuyết tật lựa chọn học nghề đó là: Cơ sở Nguyễn Văn Tồn, cơ sở Phạm Văn Cơ.

Nghề Mộc có 02 cơ sở được người khuyết tật lựa chọn học nghề đó là Cơ sở Đàm Văn Thế, cơ sở Bùi Lê Tố.

Nghề Vàng mã có 03 cơ sở được người khuyết tật lựa chọn học nghề đó là Cơ sở Trần Thị Thanh Phương, cơ sở Nam Huyền, cơ sở Nguyễn Nam.

Nghề sơn mài có 02 cơ sở được người khuyết tật lựa chọn học nghề đó là: Cơ sở Hồi Quyết, cơ sở Anh Tâm.

Với vai trị là Nhân viên cơng tác xã hội, cán bộ dự án cần tư vấn cho người khuyết tật chọn cơ sở học nghề phù hợp với lựa chọn nghề cũng như với thời gian đi học và đi lại cho người khuyết tật. Nếu người khuyết tật có mong muốn học tại một cơ sở dạy nghề và tạo việc làm nhất định, Nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)