Sau khi đánh giá năng lực và mức độ sẵn sàng tham gia dự án, thông tin cơ bản về NKT, thông tin về thị trường lao động tại địa phương, Cán bộ dự án – cán bộ Hội Chữ thập đỏ - Nhân viên Công tac xã hội lựa chọn người khuyết tật theo các tiêu chí và quy trình như sau:
Tiêu chí lựa chọn: Là người khuyết tật có khả năng làm việc; có mong
muốn được học nghề và có việc làm; người khuyết tật chưa có nghề/ chưa được học nghề; người khuyết tật đã học nghề nhưng chưa có việc làm (học nâng cao/kết nối việc làm); có trình độ văn hóa tối thểu: biết đọc, biết viết; có giấy chứng nhận loại hình khuyết tật; nằm trong độ tuổi lao động (17 tuổi – 45 tuổi). Bên cạnh các tiêu chí đưa ra trên cũng cần cân nhắc đến những ưu tiên theo thứ tự: Phụ nữ khuyết tật và người khuyết tật có sự ủng hộ của gia đình về việc học nghề và làm việc.
Truyền thông về dự án: Truyền thơng là q trình truyền đạt thơng tin,
suy nghĩ, tình cảm…. liên tục từ nguồn truyền tới người nhận. Quá trình này diễn ra thường xuyên, liên tục. Mục đích của truyền thơng là tác động làm thay đổi nhận thức, tình cảm của con người phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Tiêu chí lựa chọn NKT Truyền thơng về dự án Phỏng vấn NKT tiền năng Lựa chọn và thông báo cho NKT
Trước khi thực hiện lựa chọn người khuyết tật và triển khai thực hiện dự án, Cán bộ Hội Chữ thập đỏ cần thực hiện truyền thông: Cung cấp thông tin về dự án cho người khuyết tật, cho gia đình người khuyết tật, người dân và chính quyên địa phương. Thông tin chung về dự án, tiêu chí lựa chọn người khuyết tật của dự án và những lợi ích người khuyết tật khi tham gia dự án được tuyên truyền qua tờ rơi, áp phích quảng cáo hoặc trên loa đài phát thanh, truyền hình để người khuyết tật và gia đình cũng như người dân địa phương có thể nắm được.
Hội Chữ thập đỏ đến tận gia đình người khuyết tật truyền thơng trực tiếp, phát tờ rơi, vận động người khuyết tật và gia đình người khuyết tật tham gia dự án.
Hội Chữ thập đỏ phối hợp với đài phát thanh xã đưa thông tin về dự án, tiêu chí lựa chọn, lợi ích NKT được hưởng nhằm tác động trực tiếp đến NKT và tác động gián tiếp đến những người liên quan, giúp cho việc lựa chọn NKT tham gia học nghề mang lại kết quả cao.
Để đạt được việc truyền thông hiệu quả nêu trên, Cán bộ Chữ thập đỏ với vai trị là người truyền thơng đã thực hiện thơng qua một số phương pháp cơ bản sau: Cán bộ chữ thập đỏ đã đến 225 hộ gia đình người khuyết tật tại địa phương phát tờ rơi hoặc truyền thông trực tiếp, vận động người khuyết tật và gia đình người khuyết tật tham gia dự án; đưa 633 bài đưa tin về dự án với tần suất trên loa phát thanh tại xã Quất Động giúp người khuyết tật dễ tiếp cận và mang sức lan tỏa cao. Tần suất tin phụ thuộc vào từng thời điểm của dự án: trong giai đoạn bắt đầu, trong quá trình lựa chọn người khuyết tật dự án đưa tin được 300 lần/6 tháng đầu/ trên loa phát thanh, 6 tháng tiếp theo giảm còn 200 bài, các giai đoạn sau nữa có thể giảm tần suất tùy thuộc vào tình hình của từng địa phương.
Mối quan hệ giữa truyền thơng với người khuyết tật và gia đình người khuyết tật có mối quan hệ vô cùng quan trọng. Gia đình người khuyết tật
nhận được nhiều thơng tin thì họ hiểu và quan tâm tới người khuyết tật nhiều hơn. Do đó, người khuyết tật có nhiều cơ hội tham gia hoạt động xã hội, có cơ hội để phát triển bản thân, tính tình cởi mở hơn. Đối với gia đình người khuyết tật thiếu thơng tin liên quan tới người khuyết tật thì họ ít quan tâm tới hịa nhập người khuyết tật hơn. Người khuyết tật ít có cơ hội tham gia hoạt động xã hội, cơ hội phát triển bản thân cũng ít hơn, quan hệ xã hội của họ thu hẹp khiến họ rụt rè hơn những người khuyết tật khác, do đó truyền thơng đóng vai trị rất quan trọng trong q trình tham gia hoạt động xã hội và hịa nhập cộng đồng với người khuyết tật.
Phỏng vấn người khuyết tật tiềm năng: Căn cứ vào tiêu chí lựa chon
người khuyết tật, sau khi tổng hợp danh sách người khuyết tật đăng ký tham gia dự án, Cán bộ Chữ thập đỏ tổ chức phỏng vấn người khuyết tật, đánh giá sơ bộ và sàng lọc người khuyết tật đáp ứng yêu cầu của dự án, lúc này cuộc phỏng vấn nhằm phân tích sâu hơn về nhu cầu và nguyện vọng nghề của người khuyết tật tiềm năng. Đây là bước quan trong trong quá trình triển khai thực hiện dự án, quyết định sự thành công của dự án. Thông tin khi phỏng vấn gồm: thơng tin cá nhân và gia đình (độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng gia đình); tình trạng sức khỏe và khả năng làm việc; nguyện vọng học nghề.
Để chọn lựa được người khuyết tật đủ tiêu chí tham gia dự án cán bộ Chữ thập đỏ đã tiếp cận và phỏng vấn người khuyết tật theo cách sau đây giúp cho người khuyết tật một lần nữa tưởng tượng lại, nhớ lại hoặc có cách nhìn tổng quan hơn về dự án: chào hỏi, giới thiệu bản thân, nơi cơng tác; tóm tắt mục đích, ý nghĩa của dự án, các bên tham gia; giới thiệu chi tiết về đối tượng hưởng lượi của dự án; giới thiệu vai trò quan trọng của người khuyết tật đối với sự thành cơng của dự án; Nói rõ mục đích của việc phỏng vấn; xin phép bắt đầu buổi làm việc/ phỏng vấn (thời lượng diễn ra khoảng 30 phút); kết thúc buổi phỏng vấn và hẹn thời gian 01 tuần sau sẽ liên lạc lại để thông báo kết quả phỏng vấn và lựa chọn người khuyết tật.
Lựa chọn và thông báo cho người khuyết tật: Kết hợp buổi phỏng vấn
người khuyết tật tiềm năng kết hợp với tiêu chí lựa chọn, Hội Chữ thập đỏ đã đưa ra được danh sách người khuyết tật. Kết quả lựa chọn được thông báo cho tất cả người khuyết tật tiềm năng thông qua: phương tiện thông tin đại chúng; trực tiếp thơng báo tới người khuyết tật và gia đình họ.
Thơng qua tiêu chí lựa chon người khuyết tật với phỏng vấn người khuyết tật tiềm năng , Cán bộ dự án đã lựa chọn được 98/225 người khuyết tật tham gia học nghề chiếm 43,5% tổng số người khuyết tật tại địa phương, đáp ứng các yêu cầu của dự án, đáp ứng được nguyện vọng của người khuyết tật. Hội Chữ thập đỏ thông báo công khai danh sách được lựa chọn trên các phương tiện tại địa phương, đồng thời trực tiếp thông báo tới 98 người khuyết tật được hưởng lợi.
Nhân viên Cơng tác xã hội đóng vai trị là người kết nối cung cấp hướng dẫn các tiêu chí mà dự án đưa ra lựa chọn người khuyết tật, định hướng thông qua phỏng vấn giúp cho người khuyết tật thấy được điểm mạnh, điểm yếu để
người khuyết tật có thể tiếp cận được các cơ hội học nghề.