Đánh giá hiệu quả thông qua ý kiến cơ sở dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 103 - 107)

Với 98 người khuyết tật được học và làm việc tại 14 cơ sở dạy nghề khi được đề nghị đánh giá về hiệu quả công việc người khuyết tật tham gia

học nghề tại đây so với kế hoạch đặt ra, các cơ sở dạy nghề đã nêu ra những hiệu quả công việc người khuyêt tật đem lại cho cơ sở mình khơng khác gì người khơng khuyết tật, thậm chí sự chăm chỉ, sự cầu thị, tiếp thu ý kiến cũng là một điểm mạnh của người khuyêt tật so với những người không khuyết tật khác.

Bảng 3.3. Đánh giá mức độ chăm chỉ làm việc của NKT thông qua ý kiến của cơ sở dạy nghề

STT Mức độ chăm chỉ làm việc NKT Tỷ lệ %

1 Rất chăm chỉ 1 1.02

2 Chăm chỉ 77 78.57

3 Bình thường 20 20.41

4 Không chăm chỉ 0 0.00

( Nguồn: Số liệu điều tra từ bảng hỏi của đề tài)

Thông qua bảng đánh giá mức độ chăm chỉ làm việc của NKT thông qua ý kiến của cơ sở dạy nghề đánh giá rất cao sự chăm chỉ học và làm việc tại các cơ sở đào tạo nghề, mức độ chăm chỉ chiếm 78.57%, trong khi đó mức độ khơng chăm chỉ học và làm việc chiếm 0%.

“ Người khuyết tật tuy tiếp thu chậm hơn những học viên khác học nghề tại cơ sở nhưng sự chăm chỉ tỉ mỉ, ham học hỏi thì hơn hẳn với những hoc viên khác làm việc tại cơ sở tôi, Họ nghiên cứu sản phẩm, mẫu mã mới ở trên mạng, tự thực hành vào những giờ giải lao, đó là những đức tính ít thấy tại cơ sở tôi” PVS Chủ sở sơn mài.

“ Khi sản phẩm của anh T hồn thiện, tơi khơng tin vào mắt mình, sản phẩm điêu khắc rất tinh tế, tỉ mỉ, khách hàng rất ưng ý sản phẩn tạo ra của anh T, Tuy anh T là người khuyết tật nhưng lương của anh ấy là tốp đầu tại cơ sở dạy nghề của tôi.” PVS chủ cơ sở Mộc

Khi được phỏng vấn cơ sở dạy nghề, đại diện cơ sở dạy nghề nêu ý kiến về việc học nghề và làm việc tại cơ sở đều đáp ứng được nhu cầu việc làm và đào tạo nghề do cơ sở đặt ra. Đây là mơ hình đã giải quyết triệt để, tận gốc vấn đề tạo việc làm cho người khuyết tật, giúp cho họ tự tin hơn vì được khẳng định mình với xã hội, tạo cơ hội để họ hòa nhập với cộng đồng, đạt 98% mục tiêu, kế hoạch đặt ra góp phần: Tạo được sự ổn định và thúc đẩy xã hội phát triển; Điều đặc biệt là mơ hình đã thể hiện tiến trình, kỹ năng, phương pháp công tác xã hội chuyên nghiệp; khơi dậy tinh thần đồn kiết, lịng nhân ái trong mỗi con người chúng ta.

Áp dụng lý thuyết của Herzberg vào đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu việc làm cho người khuyết tật tại xã Quất Đơng, huyện Thường Tín, Hà Nội, người lao động KT cũng cần được đáp ứng đủ nhân tối ngoại tại ( điều kiện cần) và các các nhân tố nội tại ( điều kiện đủ) để phát huy tối đa năng suất làm việc của mình và để gắn bó hơn với chủ sản xuất. Theo hệ quả của lý thuyết này thì một khơng khí lao động tốt với các yếu tố vật chất và môi trường lao động được đảm bảo chưa đủ để có thể duy trì động lực lao động của cá nhân ở mức cao. Muốn vậy cần phải tạo điều kiện cho người lao động được thử sức theo hướng đa chức năng, đa vai trị và đa nhiệm vụ.

Có thể nhận định rằng : các trung tâm cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm hiện nay mới đang chỉ dừng lại ở mức phát triển các dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận được việc làm và có những kĩ năng cần thiết phù hợp cho công việc . Chẳng hạn như các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ học nghề, tư vấn và hỗ trợ xin việc, tư vấn về luật, trang bị những kĩ năng làm việc. Như vậy thì chưa đủ, bởi theo lý thuyết của Herzberg, để phát huy tối đa hiệu quả lao động (mức người lao động có thể phát huy tối đa khả năng của mình ) thì phải có đầy đủ các các yếu tố ngoại tại và nội tại – những yếu tố phụ thuộc phần nhiều vào các chủ doanh nghiệp. Các dịch vụ đang có mới chỉ tập trung vào trợ giúp người khuyết tật có cơng việc phù hợp với các chủ

lao động , các xí nghiệp đã có chứ chưa có hướng can thiệp tới những chủ doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm, để giúp những doanh nghiệp này đáp ứng được các nhân tố cần và đủ để phát huy hiệu quả lao động. Hay nói cách khác, giúp người khuyết tật có được việc làm mới là mới giúp họ đáp ứng được 1 phần nhỏ nhu cầu ở bậc thấp ( Bậc 1, bậc 2, bậc 3); tức là chưa đáp ứng được hồn tồn các bậc thang nhu cầu đó chứ chưa tính đến việc đáp ứng các nhu cầu bậc cao hơn .

Hiệu quả lao động là mục tiêu mà bất kỳ chủ lao động, chủ doanh nghiệp nào cũng muốn nhắm tới . Trong vấn đề việc làm của người khuyết tật thì như đã nêu ở trên, nếu được đáp ứng đầy đủ các nhân tố cần và đủ thì chắc chắn hiệu quả làm việc của họ cũng sẽ được cải thiện tích cực, đồng thời đem lại nhiều lợi nhuận, lợi ích cho cả phía doanh nghiệp lẫn bản thân người khuyết tật. (Căn cứ vào lý thuyết của Herzberg).

Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu một số mơ hình dịch vụ Cơng tác xã hội nhằm giải quyết nhu cầu vịêc làm của người khuyết tật thì thấy ở một số nước, các dịch vụ Cơng tác xã hội này này cịn hướng tới đối tượng là những chủ doanh nghiệp muốn sử dụng lao động là người khuyết tật. Các dịch vụ bao gồm : tư vấn pháp lý về vịệc nhận người khuyết tật vào làm việc, tư vấn xây dựng mỗi trường làm việc phù hợp với người khuyết tật, cung cấp các kĩ năng làm việc với người khuyết tật, kết nối chủ lao động với người khuyết tật có nhu cầu … Như vậy, các trung tâm cung cấp dịch vụ Cơng tác xã hội ở đây cịn giúp chủ lao động xây dựng một môi trường làm việc, một chế độ làm việc phù hợp, hiệu quả với những đối tượng người khuyết tật… đồng nghĩa với việc giúp người khuyết tật có một mơi trường làm vịêc mà ở đó, ngồi đáp ứng hồn tồn các nhu cầu bậc thấp (về sinh tồn, an tồn, được chấp nhận) mà cịn có cơ hội và điều kiện tốt nhất để tạo dựng ra những giá trị của bản thân, khẳng định được vị thế của mình ( các nhu cầu bậc 4, bậc 5). Trợ giúp người khuyết tật vươn tới mức có thể

tự khẳng định bản thân và vươn xa hết mức có thể chính là cái đích cuối cùng mà các dịch vụ công tác xã hội hướng tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)