Đánh giá hiệu quả thông qua ý kiến người khuyết tật và gia đình người khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 100 - 103)

đình người khuyết tật

Người khuyết tật và gia đình NKT là người thụ hưởng trực tiếp các hỗ trợ từ dự án. Với 98 người khuyết tật tham gia thụ hưởng từ dự án, để đánh giá hiệu quả thông qua ý kiến của người khuyết tật và gia đình người khuyết tật về hiệu quả dự án, nhân viên công tác xã hội sẽ đánh giá về mức độ hài lịng của người khuyết tật và gia đình họ thơng qua các mức độ đào tạo

“Do tôi đã được học nghề từ trước, nội dung đào tạo tại cơ sở tôi học là chậm so với khả năng của tôi” (PVS. NKT học nghề thêu).

Trong phương pháp đào tạo tại các cơ sở, các hướng dẫn viên/ giảng viên luôn khuyến khích người khuyết tật nêu lên những ý kiến, đóng góp, nghiên cứu tài liệu liên quan đến các ngành nghề người khuyết tật chọn. Đây là một nội dung quan trọng đánh

Bảng 3.2. Đánh giá của NKT về phƣơng pháp đào tạo nghề

Stt Thƣờng

xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Phƣơng pháp đào tạo Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 2 Hướng dẫn viên dạy

xong lý thuyết rồi đến

thực hành 8 8.16 27 27.55 63 64.29

3 Hướng dẫn viên dạy lý thuyết đến đâu thực hành đến đó

86 87.76 11 11.22 1 1.02

( Nguồn: Số liệu điều tra từ bảng hỏi của đề tài)

Phương pháp đào tạo nghề có vai trị rất quan trọng đối với người học nghề, kết quả mang lại tốt hay không phương pháp đào tạo chiếm tương đối. Người khuyết tật càng cần hơn những phương pháp phù hợp với sự tiếp thu, sức khỏe, nhận thức của họ. Qua bảng ta thấy tỷ lệ hướng dẫn viên chỉ giảng lý thuyết học viên tiếp thu, ý kiến hiếm khi chiếm 64.29% và hướng dẫn viên

dạy lý thuyết đến đâu thực hành đến đó, ý kiến đánh giá thường xuyên chiếm 87.76% là phương pháp rất tốt, thể hiện phương pháp dạy nghề thích hợp cho họ theo phương châm “cầm tay chỉ việc” mà dự án đã nêu ra.

Như vậy, qua bảng đánh giá của người khuyết tật về phương pháp đào tạo nghề chúng ta có thể nhận thấy, phương pháp đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề được đánh giá là tốt, phù hợp với khả năng tiếp thu của người khuyết tật. Các hướng dẫn viên đào tạo nghề không chỉ vận dụng lý thuyết đơn thuần vào giảng dạy mà kết hợp cầm tay chỉ việc, học lý thuyết đến đâu thực hành đến đó. Sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành giúp cho người khuyết tật dễ nhớ, tạo hứng thú cho việc học nghề, hạn chế được tâm lý nhàn chán trong quá trình học nghề cho người khuyết tật.

Người khuyết tật có cơ hội trang bị nghề nghiệp cho mình sau khi đào tạo. Nhờ có những ngành nghề mà dự án mang lại tại địa phương, các con em người khuyết tật đã có thu nhập tăng lên đáng kể. Trong lớp dạy nghề thêu đã có 5 người khuyết tật được hưởng mức lương đều đặn hàng tháng từ 2,5-3 triệu đồng. Trong thời gian học việc theo như chi sẻ của chị Trịnh Thị Hậu học nghề cơ sở sản xuất vàng mã, ngồi lương em cịn được thưởng 500 nghìn đồng. Đây là nguồn động viên, khích lệ rất lớn đối với con em và bản thân gia đình có người khuyết tật. Khi được thưởng người khuyết tật cảm thấy rất phấn khởi với nguồn hỗ trợ đó, người khuyết tật cảm thấy tự tin hơn về bản thân của mình, cảm nhận được sự hữu ích của bản thân với gia đình và xã hội. Đây cũng là nguồn lực để động viên người khuyết tật khác trong cơ sở học nghề tích cực phấn đấu, rèn luyện nâng cao trình độ tay nghề của bản thân.

“Con tôi theo học tại cơ sở thêu có được sản phẩm chất lượng tốt trong quá trình học nghề đều nhận được nguồn hỗ trợ thì phía đào tạo nghề. Theo chia sẻ của cháu Hậu nhà tơi có 3 người được hỗ trợ trong lúc học

nghề. Giờ thu nhập của con chúng tôi tăng gấp 3 lần trước khi học nghề, công việc cũng ổn định hơn” (PVS gia đình NKT).

“ Trước khi học nghề con tơi có ngày kiếm được việc làm, có ngày khơng, cả gia đình nhìn vào mảnh vườn và mấy sào ruộng, thu nhập gia đình bấp bênh, sau khi có dự án kinh tế gia đình nhà tơi thay đổi rất nhiều, không những thu nhập của cháu tự lo cho bản thân hằng ngày mà cịn dư hỗ trợ hai ơng bà già chúng tơi tiền sinh hoạt gia đinh hằng tháng, tôi rất vui mừng, cảm ơn dự án” (PVS gia đình NKT).

Dựa vào những điều người khuyết tật đạt được nêu trên, nhiệm vụ của gia đình người khuyết tật đặt ra là không ngừng động viên, hỗ trợ người khuyêt tật yên tâm đi làm, nâng cao tay nghề, nghĩ ra những cách làm mới, từ đó có cơ hội thể hiện bản thân.

“ Tơi rất vui mừng vì từ khi học nghề và đi làm tại cơ sở, con gái tôi đã cởi mở rất nhiều, cháu còn về kể chuyện mọi người làm việc ra sao? chia sẻ hỗ trợ nhau như thế nào trong lúc làm việc? đặc biệt là nó đã tìm được người yêu trong quá trình học nghề và làm việc tại cơ sở.” PVS gia đình NKT.

Như vậy có thể đánh giá việc học nghề và tạo việc làm cho người khuyêt tật vận động tại xã Quất Động theo ý kiến của gia đình họ là rất tốt, giúp cho người khuyết tật cũng như gia đình người khut tật có cách nhìn tồn diện về thiệt thịi mà họ phải gánh chịu, tránh cách nghĩ tiêu cực, từ đó giúp người khuyết tật và gia đình họ tự tin, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng xứng đáng với câu nói Bác Hồ đã động viên người khuyêt tật “tàn nhưng không phế”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)