KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 114 - 118)

KẾT LUẬN

Công tác xã hội trong trợ giúp người khuyết tật chính là đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của đối tượng; đồng thời đóng vai trị là người tư vấn, hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận những dịch vụ phù hợp và duy trì tiếp cận một loạt các dịch vụ phối hợp tốt nhất. Trong trường hợp cần thiết, phịng cơng tác xã hội cũng cung cấp hỗ trợ tâm lý cho người khuyết tật và gia đình của họ. Như vậy, bằng những kiến thức, kỹ năng và phương pháp, nhân viên công tác xã hội đã trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng người khuyết tật, phục hồi các chức năng xã hội mà họ bị suy giảm. Bên cạnh đó, cơng tác xã hội cịn thúc đẩy môi trường xã hội, bao gồm: chính sách, pháp luật, cộng đồng thân thiện để giúp người khuyết tật hòa nhập xã hội và làm tốt chức năng của họ. Người làm cơng tác xã hội đóng vai trị là người xúc tác, biện hộ để cá nhân, gia đình người khuyết tật được hưởng những chính sách an sinh xã hội dành cho họ. Trên cơ sở đó, giúp người khuyết tật nâng cao chức năng của mình.

Người khuyết tật là một phần trong xã hội. Họ cần phải được hưởng các chính sách hỗ trợ, chăm sóc để đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt cuộc sống của riêng mình. Hơn nữa, họ là đối tượng yếu thế, dễ mặc cảm tự ti về bản thân nên việc thực hiện tốt các chính sách trợ giúp cịn mang ý nghĩa là cầu nối để họ có thể hịa nhập cộng đồng.

Trong phần dự án, tác giả đã nêu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật gồm: các khái niệm liên quan điến ngành công tác xã hội, người khuyết tật, dạy nghề và tạo việc làm cũng như đặc điểm tâm sinh lý người khuyết tật; các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu thuyết nhu cầu, thuyết vai trị, thuyết hệ thống để phân tích nhu cầu của người khuyết tật trong việc học nghề và có việc làm, phân tích hệ

thống chính sách cũng nhu hệ thống ảnh hưởng đến việc học nghề và có việc làm của người khuyết tật tại Quất Động gồm chính quyền địa phương, người khuyết tật và gia đình họ, các cơ sở sản xuất, phân tích vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong việc điều phối, kết nối, huy động nguồn lực liên quan điến việc dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật; các cơ sở pháp lý trong việc dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật.

Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc thực hiện dự án, tác giả căn cứ nêu lên thực trạng thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội, tác giả khái quát chung và quy trình thực hiện dự án. Đánh giá năng lực và mức độ sẵn sàng tham gia dự án của chính quyền địa phương, của người khuyết tật, gia đình người khuyết tật và của các cơ sở sản xuất trong việc dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật. Dự án cũng nêu lên chi tiết các bước trong hoạt động dạy nghề cho người khuyết tật từ khâu lựa chọn người khuyết tật tham gia học nghề, rồi đến định hướng nghề nghề cho người khuyết tật, ký kết hợp đồng lao động với các cơ sở dạy nghề trong việc tuyển dụng người khuyết tật vào học nghề và hoạt động dạy nghề. Dự án đã lựa chọn, định hướng nghề, ký kết hợp đồng lao động và tổ chức dạy nghề cho 98 người khuyết tật tại 14 cơ sở dạy nghề với 5 nghề truyền thống tại địa phương như nghề thêu, nghề điện dân dụng, nghề mộc, nghề vàng mã, nghề sơn mài đáp ứng đúng tiêu chí lựa chọn người học nghề của dự án đặt ra.

Trong hoạt động kết nối việc làm cho người khuyết tật, tác giả cũng đã nêu và rà soát kết quả dạy nghề đối và thực hiện cam kết với cơ sở sản xuất nhận dạy nghề cho người khuyết tật, thực hiện tập huấn và hỗ trợ người khuyết tật tham gia tự khởi sự kinh doanh và tiến hành kết nối việc làm cho người khuyết tật. Trong việc ký kết hợp đồng lao động với cơ sở sản xuất về việc tuyển dụng người khuyết tật vào học nghề, các cơ sở sản xuất có trách nhiệm dạy nghề và nhận người lao động vào làm việc tại cơ sở

của mình sau khi người khuyết tật hồn thành khóa học và được cấp chứng chỉ nếu người khuyết tật có nhu cầu và nguyện vọng làm việc tại cơ sở học nghề. Thông qua hoạt động kết nối việc làm, tác giả đã nêu lên được 6 người khuyêt tật có nhu cầu, nguyện vọng có nhu cầu tự khởi sự kinh doanh và được cấp bộ dụng cụ tự khởi sự kinh doanh, trong đó có 5 học viên làm nghề thêu, 1 học viên làm nghề mộc. Còn 92 người khuyêt tật đã được ký kết hợp đồng lao động với 5 cơ sở dạy nghề.

Thông qua dự án, đánh giá được những thuận lợi, khó khăn, từ đó nêu lên những hiệu quả thơng qua ý kiến của chính quyền địa phương cùng các tổ chức xã hội về mức độ tham gia vào các hoạt động xã hội tại địa phương trước và sau khi học nghề có sự thay đổi đáng kể, các cơ sở dạy nghề đánh giá về mức độ tiếp thu, mức độ chăm chỉ và sự cầu thị của người khuyết tật thông qua các sản phẩm người khuyết tật làm ra trong quá trình học nghề đáp ứng được tiêu chí của thị trường, người khuyết tật được hỗ trợ từ 500 đến 2 triệu đồng/ tháng trong thời gian người khuyết tật học nghề; thông qua ý kiến người khuyết tật và gia đình người khuyết tật đánh giá về phương pháp đào tạo phù hợp với người khuyết tật, thực hiện cách giảng dạy dễ hiểu, học lý thuyết đến đâu thực hành đến đó, kết quả 100% người khuyết tật được cấp chứng chỉ hành nghề tại 14 cơ sở dạy nghề. Việc đánh giá hiệu quả thông qua ý kiến của các bên tham gia dự án, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm làm nền tảng thực hiện giai đoạn 2 của dự án mang lại hiệu quả cao hơn.

Có thể nói, dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã Quất Động huyện Thường Tín hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Nhận định đưa ra dựa vào các điểm chính sau:Đưa ra được giải pháp giải quyết việc làm phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của người khuyết tật, nhằm thúc đẩy sự hòa nhập xã hội của người khuyết tật, đặc biệt là vào thị trường lao động, góp phần làm giảm tình trạng dễ bị tổn thương cho người khuyết tật. Nâng cao nhận thức về khả năng, nhu cầu việc làm của người khuyết tật của

các bên liên quan như: chính quyền địa phương, tổ chức xã hội và cơ sở sản xuất, từ đó có các chương trình phù hợp giành cho người khuyết tật.

Nhân viên xã hội có vai trị quan trọng trong việc dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật. Trong việc dạy nghề va tạo việc làm cho người khuyết tật, nhân viên xã hội đóng vai trị là người điều phối, kết nối nguồn lực và cung cấp kỹ năng, phối hợp các nguồn lực khác của địa phương cung cấp thơng tin, tổng hợp, phân tích, kết nối nguồi lực các bên tham gia dự án, rà soát, đánh giá và giám sát việc học nghề cho người khuyết tật làm sao kịp thời gian, tiến độ, đạt được mục tiêu dự án đã nêu ra. Mặt khác, nhân viên xã hội là người tuyên truyền giúp mọi người trong cộng đồng hiểu về nhu cầu nguyện vọng của người khuyết tật mong muốn được hòa nhập cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)