Bài học kinh nghiệm thông qua người khuyết tật và gia đình người khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 108 - 110)

cấp thơng tin về số người khuyết tật nói chung và người khuyết tật vận động nói riêng. Cho vay vốn là người khuyết tật tham gia dự án, nếu người khuyết tật và gia đình họ có nhu cầu sau khi học nghề muốn tự khởi sự kinh doanh tại nhà. Hỗ trợ về mặt liên kết, kết nối các nguồn lực tại địa phương: kêu gọi Hội người khuyết tật, Hội Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ; kêu gọi các doanh nghiệp, các mạnh thường quân và sẵn sàng liên hệ với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn và nêu ra những quyền lợi các cơ sở sản xuất kinh doanh được hưởng quyền lợi như: giảm thuế, tạo điều kiện thuê trụ sở thuận lợi về phương tiện giao thông, giá cả thuê hợp lý...

Giải quyết vấn đề về mặt bằng, cơ sở trang thiết bị, cơ sở vật chất cho việc học nghề và tạo việc làm nếu các cơ sở sản xuất kinh doanh đào tạo nghề còn hạn chế, yếu hoặc gia đình người khuyết tật khơng đủ điều kiện kinh phí và thời gian hỗ trợ người khuyết tật tham gia học nghề như: đầu tư phương tiện di chuyển riêng cho người khuyết tật tại cơ sở học nghề; nhà vệ sinh; hỗ trợ về xe lăn, chân, tay giả, máy trợ thính giúp cho việc học của người khuyết tật đem lại hiệu quả tốt nhất.

Giải quyết vấn đề về thủ tục hành chính trong q trình học nghề và tự khởi sự kinh doanh.

3.2.2. Bài học kinh nghiệm thông qua người khuyết tật và gia đình người khuyết tật người khuyết tật

Thơng qua dự án bài học kinh nghiệm từ thông qua người khuyết tật và gia đình ngươi khuyết tật phải xuất phát từ mức độ sẵn sàng tham gia học nghề của người khuyết tật, dựa trên nguyện vọng, sở thích, nhu cầu và có sự hỗ trợ từ phía gia đình người khuyết tật.

Người khuyết tật tham gia dự án và sự hỗ trợ của gia đình họ là một bước khơng thể thiếu được trong hoạt động dự án, thể hiện ở những khía cạnh sau: người khuyết tật sẵn sàng chia sẻ những thông tin mà họ biết về việc làm, về ngành nghề giành cho mình cũng như thơng tin về chính sách mà người khuyết tật đang được hưởng tại địa phương; chia sẻ những thuận lợi, khó khăn và nêu lên nhu cầu, nguyện vọng của bản thân; người khuyết tật và gia đình họ cũng hứa sẽ chủ động, cố gắng và quyết tâm nếu được tham gia học nghề và có việc làm tại địa phương.

Người khuyết tật có nguyện vọng tha thiết và sẵn sàng chia sẻ muốn học nghề và làm việc ở cơ sở sản xuất tại địa phương vì: Dạng khuyết tật của họ khơng cho phép họ đi xa, học ở gần để người thân của họ dễ dàng đưa đón họ đi học và đi làm, đồng thời họ cũng không chủ động được phương tiện bản thân khơng thể đi học ở xa q vì vấn đề sức khỏe hoặc gia đình khơng có người đưa đón; khơng tự tin đi học quá xa, muốn học tại địa phương vì các ngành nghề tại địa phương người khuyết tật đã biết trước hết và lựa chọn ngành nào phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của bản thân.

Người khuyết tật sẵn sàng chia sẻ những chính sách giành cho họ tại địa phương như: trợ cấp hàng, ưu tiên cho vay vốn với lãi suất thấp, ưu tiên nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chưc xã hội.

Người khuyết tật sẵn sàng cung cấp thông tin về những cơ sở dạy nghề và tạo việc làm tại địa phương phù hợp với công việc của người khuyết tật như nghề may, thêu, đính cườm, vàng mã…

Người khuyết tật hứa sẽ nỗ lực cố gắng trong học tập, sẽ cố gắng vượt qua những nhược điểm của cơ thể, kiên trì, vững vàng để cố gắng học thật tốt, đem lại kết quả cao để khơng phụ lịng gia đình, xã hội và các đồn thể ban ngành đã giành tình cảm, ưu ái cho những người yếu thế trong xã hội.

Chủ động tìm kiếm các thơng tin thơng qua bạn bè, gia đình và trên các phương tiện liên quan đế ngành nghề học của mình trước và trong và sau khi

học nghề để không ngừng nâng cao tay nghề để đem lại hiệu quả, thu nhập cao hơn trong cuộc sống

Cam kết khi được tham gia vào việc học nghề và tạo việc làm tại doanh nghiệp người khuyết tật sẽ tuân thủ các nội quy, quy chế, quy định của cơ sở đào tạo cũng như của dự án đưa ra: thời gian học và làm việc; tiền lương được hưởng trong quá trình học mà có sản phẩm cũng như lúc học nghề xong; người khuyết tật cũng cam kết sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với việc vi phạm và phá vỡ hợp đồng lao động.

Đối với gia đình người khuyết tật: Họ tỏ vẻ vui mừng, xung phong đăng ký cho con được học nghề, sẽ tuyên truyền, trao đổi với những gia đình có con em là người khuyết tật mà chưa tiếp cận được thơng tin; Một số gia đình cịn hứa nếu dự án hoặc doanh nghiệp không hỗ trợ được tiền học phí, gia đình sẽ tự nguyện đóng góp thêm cho người khuyết tật có cơ hội được học nghề; Gia đình có người khuyết tật hứa sẽ hỗ trợ những gia đình nào khơng có khả năng đưa đón người khuyết tật của mình hoặc các gia đình thay phiên nhau đưa đón người khuyết tật đi lại...

Việc dạy nghề và tạo việc làm tại địa phương qua phân tích nêu trên đã thể hiện đúng nguyện vọng, tâm tư, từ đó mức độ tham gia của người khuyết tật cũng như mức độ sẵn sàng hỗ trợ của gia đình họ là điều kiện thuận lợi tiên quyết giúp người khuyết tật cũng như gia đình họ có thêm quyết tâm, sự cố gắng và là nhân tố quan trong đem lại hiệu quả, thành công cho việc học nghề và tạo việc làm của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)