Ký kết hợp đồng lao động với các cơ sở dạy nghề về việc tuyển dụng người khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 75 - 79)

dụng người khuyết tật

Sau khi có danh sách 98 người khuyết tật tiềm năng tham gia học nghề tại các cơ sở sản xuất dạy nghề và tạo việc làm, Hội Chữ thập đỏ liên lạc và tiến thành thỏa thuận, ký kết hợp đồng với các cơ sở dạy nghề và tạo việc làm theo các bước sau đây:

Làm công văn thông báo cơ sở dạy nghề và tạo việc làm về các nội dung: 98 người khuyết tật tham gia học nghề theo danh sách từng đơn vị; những thông tin liên quan đến người khuyết tật (nghề học, tên, tuổi, hồn cảnh gia đình, tình trạng khuyết tật); những yêu cầu cần đơn vị chuẩn bị trước cho buổi gặp mặt đầu tiên (bàn, ghế ngồi, nước uống, thông tin cần phổ biến,); thời gian và địa điểm gặp dự kiến; các thành phần tham gia gặp mặt dự kiến.

Chuẩn bị trước khi gặp mặt cơ sở dạy nghề và tạo việc làm, Hội chữ thập đỏ tại địa phương cần chuẩn bị trước nhữn tài liệu để phục vụ cho buổi thỏa thuận, ký kết hợp đồng: Tài liệu cần thiết liên quan đến người khuyết tật sẽ tham gia học nghề tại cơ sở và bản dự thảo hợp đồng dạy nghề với cơ sở. Đây là hợp đồng được ký kết giữa Hội Chữ thập đỏ Hà Nội với cơ sở dạy nghề và tạo việc làm. Bản hợp đồng quy định trách nhiệm của hai bên cũng như nêu rõ các điều kiện khác về thời gian, giá trị hợp đồng, hình thức thanh tốn. Bản hợp đồng được ký kết nhằm đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật cũng như đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm của cơ sở dạy nghề và tạo việc làm.

Gặp mặt thỏa thuận và ký kết hợp đồng với cơ sở dạy nghề và tạo việc làm, sau khi thỏa thuận xong thời gian, địa điểm gặp mặt và các tài liệu cần thiết, Hội chữ thập đỏ Thành phố và cơ sở dạy nghề và tạo việc làm gặp mặt và thỏa thuận hợp đông lao động. Thành phần tham gia găp mặt bao gồm: Đại diện dự án các cấp; đại diện cơ sở dạy nghề và tạo việc làm, trong buổi gặp mặt này hai bên sẽ bàn bạc và thỏa thuận các nội dung trong hợp đồng.

Các nội dung trong hợp đồng dạy nghề đã được soạn thỏa. Sau buổi gặp mặt, các bên sẽ thống nhất các nội dung trong hợp đồng để trình cấp người có thẩm quyền của hai bên ký qua buổi gặp mặt; trao đổi các thông tin về người khuyết tật sẽ tham gia học nghề tại cơ sở; thống nhất kế hoạch chuẩn bị cũng như thực hiện dạy nghề cho người khuyết tật tại cơ sở.

Sau khi thỏa thuận giữa 3 bên, hợp đồng lao động đã được ký cho 98 người khuyết tật với 14 cơ sở dạy nghề và tạo việc làm (Cơ sở Phạm Văn Hiển, cơ sở Nguyễn Thị Thanh Tú, cơ sở Nguyễn Quang Lầu, cơ sở Trương Ngơ Giang, cơ sở Hồng Viết Chỉnh, Cơ sở Nguyễn Văn Toàn, cơ sở Phạm Văn Cơ Cơ sở Đàm Văn Thế, cơ sở Bùi Lê Tố,Cơ sở Trần Thị Thanh Phương, cơ sở Nam Huyền, cơ sở Nguyễn Nam, Cơ sở Hồi Quyết, Cơ sở Anh Tâm) cho NKT gồm các ngành nghề thêu, điện dân dụng, mộc, vàng mã, sơn mài, gồm những nội dung sau:

Nội dung hợp đồng: Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội giao cho 14 cơ

sở dạy nghề và tạo việc làm dạy nghề cho 98 học viên (có danh sách đính kèm từng ngành nghề, cơ sở) với tên nghề được đào tạo, thời gian đào tạo, kinh phí đào tạo/ 1 tháng và tay nghề mà người khuyết tật đạt được sau khi kết thúc khóa học.

Nêu trách nhiệm của mỗi bên: Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội có trách nhiệm cung cấp danh sách 98 người khuyết tật tham gia học nghề; giám sát việc dạy và học nghề của người khuyết tật và cơ sở dạy nghề theo đúng giáo trình và thời gian dạy nghề như đã cam kết; thực hiện thanh tốn đầy đủ chi phí dạy nghề theo như thỏa thuận giữa hai bên ngay sau khi cơ sở dạy nghề và tạo việc làm hoàn thành việc dạy nghề đảm bảo về chất lượng và thời gian học nghề.

Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm dạy nghề cho người khuyết tật theo đúng danh sách Hội Chữ thập đỏ đã gửi sang; hồn thiện giáo trình, thời gian biểu và danh sách giáo viên dạy nghề cho Hội Chữ thập đỏ trước khi tiến

hành khóa dạy nghề; cơ sở dạy nghề có trách nhiệm chấm cơng sự tham gia học nghề của người khuyết tật và báo cho Hội Chữ thập đỏ nếu có sự thay đổi về (học viên, thời gian đào tạo, khung chương trình dạy nghề); cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất, nguyên liệu và giáo trình học cho người khuyết tật học nghề và thực hành; chị trách nhiệm đào tạo nghề theo thời gian đã cam kết, dảm bảo kết thúc khóa học người khuyết tật sẽ làm được nghề mà mình đã được học theo Luật và Quy định về Lao động; chịu trách nhiệm cấp bằng đã hồn thành khóa học nghề cho người khuyết tật; tạo điều kiện để Hội Chữ thập đỏ giám sát và theo dõi người khuyết tật trong thời gian học nghề.

Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm tạo việc làm/ tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc tại các cơ sở của mình như: cam kết nhận người khuyết tật vào làm việc tại cơ sở mình sau khi người khuyết tật được cấp chứng chỉ hành nghề; cam kết ký kết hợp đồng và trả lương đầy đủ cho người khuyết tật đã được nhận vào làm việc tại cơ sở của mình sau khi dạy nghề (nếu người khuyết

tật có nhu cầu và nguyện vọng làm việc tại cơ sở học nghề); cam kết cung cấp

giấy tờ liên quan đến việc thanh toán lương cho người khuyết tật khi được bên đại diện dự án yêu cầu.

Hợp đồng dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật cũng nêu rõ giá trị hợp đồng (mỗi học viên học nghề cơ sở được hỗ trợ 800.000vnđ/ một tháng); thời gian học nghề/1 khóa học là 7 tháng; hình thức thanh toán và chứng từ thanh tốn; thay đổi nội dung hợp đồng (chỉ có giá trị khi thực hiện bằng văn bản thỏa thuận của hai bên); điều kiện phạt hợp đồng đối với cơ sở dạy nghề trong các trường hợp (cơ sở dạy nghề khơng hồn thành hợp đồng; không đảm bảo cơ sở vật chất cũng như chất lượng khóa học; sau khóa học, người khuyết tật khơng đảm bảo chất lượng khóa học thì cơ sở dạy nghề phải chịu tồn bộ chi phí đào tạo lại cho NKT và có sự kiểm tra chất lượng của Hội Chữ thập đỏ); nêu lên các vấn đề tranh chấp, các điều kiện chung của hai bên cam kết ký giữa Hội Chữ thập đỏ và cơ sở dạy nghề.

Bảng 2.4. Bảng các cơ sở dạy nghề tham gia ký kết hợp đồng dạy nghề và tạo việc làm với NKT

STT Cơ sở dạy nghề Số NKT

học nghề Nghề NKT học

1 Cơ sở Phạm Văn Hiển 9

Nghề thêu 2 Cơ sở Nguyễn Thị Thanh Tú 7

3 Cơ sở Nguyễn Quang Lầu 10

4 Cơ sở Trương Ngơ Giang 10

5 Cơ sở Hồng Viết Chỉnh 8

6 Cơ sở Nguyễn Văn Toàn 4 Nghề điện dân

dụng

7 Cơ sở Phạm Văn Cơ 2

8 Cơ sở Đàm Văn Thế 3

Nghề mộc

9 Cơ sở Bùi Lê Tố 3

10 Cơ sở Trần Thị Thanh Phương 11

Nghề vàng mã

11 Cơ sở Nam Huyền 10

12 Cơ sở Nguyễn Nam 10

13 Cơ sở Hồi Quyết 4

Nghề sơn mài

14 Cơ sở Anh Tâm 7

( Nguồn: Số liệu điều tra từ bảng hỏi của đề tài)

Thông qua bảng các cơ sở dạy nghề tham gia ký kết hợp đồng dạy nghề và tạo việc làm với người khuyết tật ta thấy có 14 cơ sở dạy nghề ký kết hợp đồng với 6 ngành nghề cho 98 người khuyết tật tham gia nghề và tạo việc làm tại các cơ sở ở xã Quất Động. Thông qua bảng đăng ký học nghề của người khuyết tật tại 14 cơ sở, nghề thêu và nghề vàng mã có số lượng NKT đăng ký tham gia học nghề đông nhất vì đây là hai nghề truyền thống lâu đời và có việc làm ổn định tại địa phương

Như vậy Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội đã ký kết hợp đồng lao động với 14 cơ sở dạy nghề và tạo việc làm cho 98 người khuyết tật tham gia học 06 nghề đó là nghề thêu, điện dân dụng, nghề mộc, nghề vàng mã, nghề sơn mài với những điều luật chặt chẽ và quy định trách nhiệm mỗi bên, trong đó điểm nổi bật là trách nhiệm cơ sở dạy nghề vừa có trách nhiệm dạy nghề, vừa có trách nhiệm tạo việc làm/ tuyển dụng người khuyết tật mà cơ sở đào tạo ra vào cơ sở của mình làm việc (nếu người khuyết tật có nhu cầu và nguyện vọng làm việc tại cơ sở dạy nghề cho họ), ký hợp đồng lao động với người khuyết tật và đóng bảo hiểm cho họ sau khi ký kết hợp đông lao động xong.

Như vậy việc ký kết hợp đồng lao động với các cơ sở trong việc dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật để dự án đảm bảo chắc chắn người khuyết tật sau khi học nghề xong được cơ sở dạy nghề kiểm tra tay nghề và cấp chứng chỉ thì chắc chắn có việc làm. Tuy nhiên trong hợp đồng lại có điều kiện mở rất ưu việt cho người khuyệt tật là “căn cứ vào nhu cầu và nguyện vọng của người khuyết tật” nếu người khuyết tật không muốn làm việc tại cơ sở dạy nghề cho mình mà muốn đứng ra tự tạo dựng việc làm riêng tự đứng ra khởi sự kinh doanh dưới sự giúp đỡ của dự án và của cơ sở dạy nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)