Bài học kinh nghiệm thông qua cơ sở dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 110 - 114)

Bài học kinh nghiệm thông qua cơ sở dạy nghề rút ra từ giai đoạn 1 là các cơ sở sẵn sàng tham gia hợp tác để hộ trợ người khuyết tật tại địa bàn; đang có nhu cầu tuyển người học nghề và tuyển lao động; được hưởng các chính sách ưu đãi của chính quyền địa phương khi nhận người khuyết tật; quy

trình học và dạy phải phù hợp với khả năng tiếp thu của người khuyết tật theo phương tram “cầm tay chỉ việc”.

Sự sẵn sàng chia sẻ thông tin của cơ sở dạy nghề và tạo việc làm về các khía cạnh: Chính sách liên quan đến người khuyết tật; ngành nghề tuyển

dụng; yêu cầu khả năng, sức khỏe, độ tuổi khi tham gia học nghề; số lượng người khuyết tật cần tuyển, vị trí cần tuyển, mức lương; kế hoạch phát triển tương lai ngành nghề đào tạo tại cơ sở dạy nghề và tạo việc làm.

Cơ sở dạy nghề và tạo việc làm sẵn sàng tham gia hỗ trợ người khuyết tật tại địa bàn về mặt tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, đó là yếu tố quan trọng, muốn nắm bắt được những vấn đề nêu trên Nhân viên công tác xã hội (Cán bộ Chữ thập đỏ) với vai trò là người trung gian, kết nối các nguồn lực, các thủ tục hành chính từ chính quyền xã, các tổ chức kinh tế xã hội và phân tích, thuyết trình để các Cơ sở đào tạo nghề nhìn thấy những hiệu quả mà người khuyết tật sẽ được hưởng.

Cơ sở dạy nghề và tạo việc làm đã chia sẻ các loại ngành nghề phù hợp cho người khuyết tật khớp với các công việc điển hình cho người khuyết tật tại địa bàn nghiên cứu:nghề thêu, làm vàng mã, nghề mộc, nghề sơn mài, nghề điện dân dụng.

Chia sẻ vị trí cần tuyển dụng: Các cơ sở dạy nghề có nhu cầu tuyển dụng NKT

nhưng chủ yếu là lao động phổ thơng, các dạng khuyết tật phải có khả năng lao động phù hợp với yêu cầu của cơ sở dạy nghề sẽ được đào tạo tại cơ sở dạy nghề.

Hồn tồn đồng ý với tiêu chí của dự án nêu ra: Là người khuyết tật

còn khả năng làm việc; có mong muốn được học nghề và có việc làm; người khuyết tật chưa được học nghề; có trình độ văn hóa tối thiểu biết đọc, biết viết (đối với nghề liên quan đến đọc, viết); có giấy chứng nhận loại hình khuyết tật; nằm trong độ tuổi lao động (17-45 tuổi).

Sẵn sàng hỗ trợ hết mức về tài chính: Dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật; trong thời gian học nghề người khuyết tật làm việc đạt yêu cầu của sản phẩm được cơ sở sản xuất trả lương theo sản phẩm; Sẵn sàng hỗ trợ chỗ ăn, nghỉ trưa cho người khuyết tật khơng có điều kiện đi về; Sẵn sẵng nhận vào làm việc tại cơ sở dạy nghề sau khi người khuyết tật hồn thành xong khóa đào tạo nghề.

Cơ sở vật chất kỹ thuật: Các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương sẵn

sàng tu sửa lại nhà xưởng, nhà tắm, nhà vê sinh, lối đi cho người khuyết tật phù hợp để người khuyết tật có thể tiếp cận được.

Về các dịch vụ xã hội cũng được các cơ sở đào tạo nghề đưa ra sẽ hỗ trợ: Đóng bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho người khuyết tật, tạo điều kiện cho người khuyết tật đi khám sức khỏe định kỳ và khám sức khỏe sàn lọc tùy từng dạng tật khi có các chương trình, dự án hỗ trợ mà người khuyết tật được tiếp cận.

Về giáo trình dạy nghề và phương pháp truyền đạt nghề cho người khuyết tật cũng được các Cơ sở dạy nghề và các giáo viên soạn lại sao cho dễ hiểu, súc tích, ngắn gọn phù hợp với khả năng tiếp cận của người khuyết tật, học lý thuyết đi đôi với thực hành và mỗi phần chương trình sẽ giảng đi giảng lại gấp 2 lần so với các học viên học nghề tại cơ sở.

Từ những bài học kinh nghiệm rút ra từ giai đoạn 1 làm tiền để thực hiện giai đoạn 2 nhân rộng mơ hình dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật. Từ thực tiễn đất nước ta đay đẩy mạnh cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, cùng Đảng, Nhà nước thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo đặc biệt là các biện pháp xóa đói giảm nghèo bền vững cho những người yếu thế trong xã hội theo phương trâm “Tặng cần câu, không tặng con cá” bản thân là một Nhân viên Công tác xã hội tôi càng hiểu rõ được giá trị, ý nghĩa thực tiễn mà dự án đã mang lại cho người khuyết tật và gia đình họ trong thời

gian qua; tôi cũng nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân với vai trò là người hoạt động xã hội vận dụng phát triển các bài học kinh nghiệp mà dự án mang lại vào công cuộc đổi mới đất nước, phấn đấu cho nước ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện An sinh, cơng bằng xã hội.

Tiểu kết chƣơng 3

Tác giả đã nêu và đánh giá được những thuận lợi, khó khăn, từ đó nêu lên những hiệu quả thơng qua ý kiến của chính quyền địa phương cùng các tổ chức xã hội về mức độ tham gia vào các hoạt động xã hội tại địa phương trước và sau khi học nghề có sự thay đổi đáng kể, các cơ sở dạy nghề đánh giá về mức độ tiếp thu, mức độ chăm chỉ và sự cầu thị của người khuyết tật thông qua các sản phẩm người khuyết tật làm ra trong q trình học nghề đáp ứng được tiêu chí của thị trường, người khuyết tật được hỗ trợ từ 500 đến 2 triệu đồng/ tháng trong thời gian người khuyết tật học nghề; thông qua ý kiến người khuyết tật và gia đình người khuyết tật đánh giá về phương pháp đào tạo phù hợp với người khuyết tật, thực hiện cách giảng dạy dễ hiểu, học lý thuyết đến đâu thực hành đến đó, kết quả 100% người khuyết tật được cấp chứng chỉ hành nghề tại 14 cơ sở dạy nghề. Việc đánh giá hiệu quả thông qua ý kiến của các bên tham gia dự án, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm làm nền tảng thực hiện giai đoạn 2 của dự án mang lại hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)