Tập huấn và hỗ trợ người khuyết tật tham gia học nghề tự khởi sự kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 91 - 94)

(cung cấp bộ dụng cụ tự khởi sự kinh doanh) của dự án và của cơ sở dạy nghề (hỗ trợ, tư vấn mở cơ sở sản xuất, hỗ trợ về mẫu mã và đầu ra của sản phẩm).

2.5.1. Rà soát kết quả dạy nghề và thực hiện cam kết với cơ sở sản xuất

Rà soát kết quả dạy nghề: Sau khi kiểm tra tay nghề và cấp chứng chỉ hành nghề của 14 cơ sở dạy nghề cho 98 người khuyết tật dưới sự giám sát và kiểm chứng của cán bộ dự đảm bảo đúng các nội dung thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động, Hội chữ thập đỏ, cơ sở sản xuất tiến hành thanh lý hợp đồng lao động theo các nội dung, điều, khoản ghi trong hợp đồng lao động. Rà soát lại bao nhiêu người khuyết tật có nhu cầu, nguyện vọng tự khởi sự kinh doanh, bao nhiêu người khuyết tật có nhu cầu, nguyện vọng quay lại cơ sở dạy nghề để làm việc. Từ nhu cầu, nguyện vọng của người khuyết tật giúp cho cán bộ dự án thực hiện cam kết theo hợp đồng lao động với cơ sở sản xuất và làm rõ trách nhiệm mỗi bên khi người khuyêt tật tham gia tự khởi sự kinh doanh hoặc làm trung gian thực hiện ký kết hợp đồng lao động giữa cơ sở sản xuất với người khuyết tật vàolàm việc tại cơ sở mình theo đúng nội dung hợp đồng lao động dạy nghề với dự án đã ký kết trước đó.

2.5.2. Tập huấn và hỗ trợ người khuyết tật tham gia học nghề tự khởi sự kinh doanh khởi sự kinh doanh

Sau khi kết thúc khóa đào tạo nhiều người khuyết tật có kết quả học tập tốt và mong muốn được tự khởi sự kinh doanh không chỉ để tạo việc làm cho bản thân mà còn giúp đỡ những người khác.Tuy nhiên, người khuyết tật khơng có những kiến thức cần thiết để tự khởi sự kinh doanh như cách quản lý tài chính, marketing hay các liên hệ với nhà đầu tư. Việc tổ chức khóa tập huấn tự khởi sự kinh doanh nhằm: xác định ý tưởng kinh doạnh; đánh giá thị trường; kế hoạch marketing, bán hàng; tổ chức nhân sự; lựa chọn các loại

hình kinh doanh; trách nhiệm của cơ sở sản xuất (nếu người khuyết tật thành lập cơ sở sản xuất để tự khởi sự kinh doanh); lập kế hoạch kinh phí khả thi; khả năng tiếp cận các nguồn vốn để hỗ trợ sáng kiến kinh doanh.

Xác định người khuyết tật tham gia tập huấn theo những tiêu chí sau: người khuyết tật đã hoàn thành lớp học nghề của dự án; người khuyết tật có nguyện vọng tự thành lập cơ sở kinh doanh; người khuyết tật có đủ điều kiện về sức khỏe, kinh tế và hỗ trợ từ phía gia đình.

Nội dung của khóa tập huấn: Giúp cho người hưởng lợi phân tích các

nguồn lực của bản thân, gia đình như: Khả năng lao động làm chung với ai? Gia đình, bạn bè có hỗ trợ được khơng? nếu mở cửa hàng thì có đất, có chỗ thuận lợi để kinh doanh khơng? tiền vốn đã có hoặc khả năng vay mượn được ai? đánh giá tay nghề đã thành thạo và tự lực được chưa? trang thiết bị để phục vụ việc tự khởi sự kinh doanh mượn hoặc phải sắm mới như thế nào? các mối quan hệ quen biết tạo điều kiện thuận lợi như thế nào đối với việc tự khởi sự kinh doanh.

Thực hiện khóa tập huấn: đội ngũ giảng viên cho tập huấn tự khởi sự

kinh doanh là đội ngũ tư vấn do Chữ thập đỏ cử đến. Sau khi được thông báo về thời gian và địa điểm cụ thể, người khuyết tật sẽ tham gia khóa tập huấn tại thành phố trong vịng 4 ngày. Cán bộ dự án có nhiệm vụ hỗ trợ đưa người khuyết tật đến địa điểm tập huấn trong suốt q trình tập huấn, cơng tác tổ chức cần đảm bảo những yêu cầu như địa điểm học: địa điểm cần thuận lợi cho việc đi lại, rộng rãi, thống đãng phù hợp với người khuyết tật; phịng học cần được trang bị đầy đủ bàn, ghế, bảng, máy chiếu, máy tính, ánh sáng, âm thanh phục vụ cho các buổi học; học viên tham gia khóa học được phục vụ chu đáo từ vệ sinh phòng học, nước uống, ăn nhẹ trong giờ giải lao và tổ chức ăn trưa tập trung để thuận tiện cho học sinh hoạt và học tập, phù hợp với thể trạng và điều kiện của học viên; công tác thông tin tuyên truyền của lớp học cần được thực hiện đầy đủ, rộng rãi.

Sau khi buổi tập huấn kết thúc, giảng viên đánh giá chất lượng và sự hữu ích của khóa tập huấn. Giảng viên và cán bộ dự án đánh giá nhận thức trước sau khi khóa học của học viên với mục đích kiểm tra chất lượng kiến thức học viên đã học được sau khóa tập huấn. Học viên sẽ trả lời cùng một bản câu hỏi trước và sau khóa tập huấn. Ngồi ra giảng viên khóa tập huấn cịn tiến hành kiểm tra, chấm điểm và đưa ra danh sách những kế hoạch kinh doanh khả thi.

Trên cơ sở danh sách của giảng viên và nguồn lực hỗ trợ, Chữ thập đỏ sẽ cung cấp bộ dụng cụ hành nghề cho học viên theo quy trình sau:

Cán bộ Chữ thập đỏ thống nhất danh sách người hưởng lợi được hỗ trợ bộ dụng cụ: trên cơ sở đánh gía của tư vấn và kết quả thống nhất giữa 2 bên, tiếp theo thơng báo chính thức cho người khuyết tật về danh sách người khuyết tật được hỗ trợ bộ dụng cụ; Cán bộ Chữ thập đỏ - Nhân viên công tác xã hội đánh giá nhu cầu hỗ trợ bộ dụng cụ khởi sự kinh doanh; Chữ thập đỏ thống nhất phê duyện danh sách bộ dụng cụ tự khởi sự kinh doanh; Chữ thập đỏ gửi công văn phê duyệt danh sách dụng cụ tự khởi sự kinh doanh tới người khuyết tật; các bên tiến hành mua bộ dụng cụ và cấp phát cho người khuyết tật.

Thông qua 4 ngày tập huấn tự khởi sự kinh doanh đã có 6 người khuyết tật có nhu cầu, nguyện vọng tự khởi sự kinh doanh đáp ứng được tiêu chí của dự án

Bảng 2.8. Tỷ lệ NKT đƣợc cung cấp bộ dụng cụ tự khởi sự kinh doanh STT Bộ dụng cụ tự khởi sự kinh doanh NKT Tỷ lệ %

1 Thêu 5 83.33

2 Mộc 1 16.67

( Nguồn: Số liệu điều tra từ bảng hỏi của đề tài)

Trong tổng số có 6 NKT được cung cấp bộ dụng cụ tự khởi sự kinh doanh, ngành thêu chiếm 83.33% với tổng số 5 NKT được hỗ trợ bộ dụng cụ. Ngành mộc người khuyết tật được hỗ trợ 1 bộ dụng cụ chiếm 16.67% số NKT được hỗ trợ.

Với vai trị là người phân tích, tổng hợp kết nối, nhân viên cơng tác xã hội đã phân tích giúp cho người khuyết tật thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, cộng với các tiêu chí đưa ra của dự án giúp cho người khuyết tật được cung cấp bộ dụng cụ tự khởi sự kinh doanh, việc tự khởi sự kinh doanh giúp cho người khuyết tật không chỉ tạo công ăn việc làm cho chính bản thân mình mà cịn giúp cho nhiều người khuyết tật khác có khả năng lao động tìm được việc để khẳng định mình vươn lên hịa nhập với cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)