Đánh giá hiệu quả thơng qua ý kiến chính quyền xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 98 - 100)

Mong muốn tạo dựng cho người khuyết tật có một ngành nghề phù hợp với sức khỏe và nguyện vọng của họ và gia đình họ. Đào tạo, xây dựng môi trường học tập, rèn luyện tay nghề giúp người khuyết tật tự tin, ni sống bản thân, hịa nhập với cộng đồng.

“Tại địa phương đã có tổ chức dạy nghề thêu, điện dân dụng, mộc, may, vàng mã, sơn mài trong nhiều năm qua, đó cũng là một thế mạnh tại địa phương tơi, nhưng người khuyết tật khơng thể đi lại xa, gia đình khơng hỗ trợ về kinh tế để học nghề nên NKT khơng có khả năng tiếp cận với nghề. Nay dự án đầu tư hỗ trợ những khó khăn cho địa phương giải quyết được tất cả những vấn đề khó khăn cịn tồn đọng tại địa phương. NKT ngồi việc được hỗ trợ kinh phí học nghề mà thu nhập tăng lên đáng kể, giảm gánh nặng cho địa phương và cho gia đình” (PVS cán bộ LĐTBXH).

“Hai năm vừa qua, thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về xóa đói, giảm nghèo, kinh tế tại địa phương đã giảm đáng kể, trong đó điều đáng mừng nhất là kinh tế hộ gia đình có NKT giảm nhanh chóng, phần lớn nhờ vào thu nhập của NKT thông qua dự án dạy nghề và tạo việc làm mang lại, giúp cho kinh tế địa phương khởi sắc đáng kể” (PVS PCT xã).

Bà Chu Thị Phúc – Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Thường Tín cho biết: “Khi dự án này triển khai, trước hết bản thân NKT và gia đình họ

rất phấn khởi khi tham gia dự án. Đặc biệt dự án đã tạo động lực tích cực giúp NKT nỗ lực vượt qua sự tự ti, mặc cảm và hồn cảnh để hịa nhập cộng đồng trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Mặt khác thông qua dự án này, các cơ sở dạy nghề đã thể hiện được tấm lòng nhân ái trong việc giúp đỡ NKT có được một nghề ổn định trong tay để lao động bằng chính khả năng của mình tự ni sống bản thân. Đồng thời, dự án đã tạo được tinh thần, trách nhiệm của lực lượng cán bộ chữ thập đỏ các cấp đối với NKT”

Theo đánh giá của các tổ chức – xã hội tại địa phương, người khuyết tật tham gia vào nhóm câu lạc bộ xã hội tại địa phương cũng tăng lên đáng kể sau 2 năm được học nghề và tham gia sinh hoạt vào các Hội, Câu lạc bộ tại địa phương như: Hội phụ nữ, Hội nơng dân, Đồn thanh niên, Câu lạc bộ tự giúp.

Bảng 3.1. Đánh giá sự hiệu quả của NKT vào các hoạt động xã hội STT Nội dung Số NKT Trước học nghề Tỷ lệ% Sau học nghề Tỷ lệ%

1 Hội nông dân 2 4.26 7 14.89

2 Hội phụ nữ 5 10.64 16 34.04

3 Đoàn thanh niên 9 19.15 24 51.06

( Nguồn: Số liệu điều tra từ bảng hỏi của đề tài)

Bảng đánh giá tham gia vào các hoạt động xã hội của NKT thông qua các tổ chức xã hội thì số NKT tham gia vào hoạt động Hội nơng dân tăng 10.64% so với sau khi học nghề. Hội phụ nữ tăng 23.40% so với sau

khi học nghề. Tham gia vào Đoàn thanh niên tăng 31.91% so với sau khi học nghề.

“Phần lớn người khuyết tật tham gia học nghề của dự án đều thuộc diện thanh niên còn khả năng lao động, nên nhiều thanh niên KT khi đã có nghề, có thu nhập thì họ tự tin tham gia vào các đồn hội tại địa phương, nơi đây sẽ giúp họ được chia sẻ, giao lưa và tìm người bạn đời cho mình tốt hơn” (PVS đoàn thanh niên xã).

Theo đánh giá của cán bộ địa phương người khuyết tật làm chủ hộ gia đình chủ yếu làm nam, tuy họ khơng nắm giữ khả năng tạo ra kinh tế trong gia đình nhưng tiếng nói của họ trong gia đình vẫn có sức ảnh hưởng. Một số nữ khuyết tật lập gia đình chủ yếu là với nam khuyết tật nhưng giờ nữ khuyết tật đã có thể lập gia đình với nam khuyết tật, mức độ hòa nhập xã hội giữa vị thế tiếng nói của nam khuyết tật và việc lập gia đình cũa nữ khuyết tật đã giảm khoảng cách đáng kể, góp phần nâng cao mức độ hịa nhập cộng đồng xã hội.

Đời sống của người khuyết tật ngày trước bị phụ thuộc rất nhiều vào gia đình, vào trợ cấp xã hội, nên người khuyết tật ít có cơ hội tham gia vào các nhóm xã hội, hoạt động xã hội, nay khoảng cách đó đã và đang ngày càng thu hẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)