Hoạt động đánh giá năng lực và sự tham gia của chính quyền xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 52 - 61)

Năng lực của chính quyền xã: Là trung tầm điều hành, phối hợp các ban ngành, doanh nghiệp với các tổ chức xã hội và nắm bắt được tình hình số lượng người người khuyết tật vận động tại xã Quất Động, do đó chính quyền xã phải có khẳ năng phối hợp, kết nối các nguồn lực để hỗ trợ các hoạt động diễn ra tại địa bàn xã. Năng lực của chính quyền xã cịn thể hiện ở việc đã từng tham gia các hoạt động về dự án xã hội, đó cũng là một trong những yếu tố tạo nên thành cơng của dự án, chính quyển xã được đánh giá là người có năng lực và mức độ tham gia dự án thông qua các yếu tố sau: Thông tin chung về người khuyết tật tại địa phương (Tỷ lệ người khuyết tật tại địa phương, khó khăn về việc làm của người khuyết tật); định hướng phát triển kinh tế xã hội tại địa phương để hướng nghiệp phù hợp cho người khuyết tật; các chính sách hoạt động hỗ trợ người khuyết tật đã được triển khai tại địa phương; các hoạt động chính quyền địa phương dự kiến hỗ trợ người khuyết tật trong thời gian tới; việc thực thi chính sách cho người khuyết tật tại địa phương; khả năng phối hợp của chính quyền địa phương với dự án; kinh nghiệm triển khai hoạt động hỗ trợ người khuyết tật với các tổ chức khác.

Thông qua phỏng vấn sâu 4 người đại diện chính quyền xã (Chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã; Trưởng phịng, phó phịng Lao động Thương binh và Xã hội xã) tôi thu thập được thông tin như sau:

Bảng 2.1. Hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng cho NKT STT Nội dung Tổng số Hỗ trợ thủ tục hành chính Hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật Hỗ trợ kinh phí Hỗ trợ vốn vay

1 Ủy ban nhân dân xã 2 2 2 2 2

2 Lao động Thương

binh và Xã Hội xã 2 2 2 1 2

Thông qua bảng hỗ trợ chinhs sách cho người khuyết tật của chính quyền địa phương ta thấy.

Trưởng phịng và phó phịng Lao động Thương binh và Xã hội xã sẵn sàng mở rộng đối tượng cho vay vốn là người khuyết tật tham gia dự án, nếu người khuyết tật và gia đình họ có nhu cầu sau khi học nghề muốn tự khởi sự kinh doanh tại nhà chiếm 100%.

Trưởng phịng và phó phịng Lao động Thương binh và Xã hội sẵn sàng hỗ trợ kính phí cho việc dạy nghề và tạo việc làm nếu dự án hoặc gia đình khơng đủ khả năng hỗ trợ, hỗ trợ về việc lựa chọn người khuyết tật có năng lực cơ bản, có nguyện vọng học nghề có 2 ý kiến đồng ý, chiếm 100%.

Hỗ trợ về mặt liên kết, kết nối các nguồn lực tại địa phương: kêu gọi Hội người khuyết tật, Hội Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ; kêu gọi các doanh nghiệp, các mạnh thường quân và sẵn sàng liên hệ với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn và nêu ra những quyền lợi các cơ sở sản xuất kinh doanh được hưởng quyền lợi như: giảm thuế, tạo điều kiện thuê trụ sở thuận lợi về phương tiện giao thông, giá cả thuê hợp lý.

Trưởng phịng và phó phịng Lao động Thương binh và Xã hội xã Hỗ trợ về mặt bằng, cơ sở trang thiết bị, cơ sở vật chất cho việc học nghề và tạo việc làm nếu các cơ sở sản xuất kinh doanh đào tạo nghề còn hạn chế, yếu hoặc gia đình người khuyết tật khơng đủ điều kiện kinh phí và thời gian hỗ trợ người khuyết tật tham gia học nghề như: đầu tư phương tiện di chuyển

riêng cho người khuyết tật tại cơ sở học nghề; nhà vệ sinh; hỗ trợ về xe lăn, chân, tay giả, máy trợ thính giúp cho việc học của người khuyết tật đem lại hiệu quả tốt nhất.

Lãnh đạo địa phương hứa sẽ phối hợp và tạo điều kiện hết mức về con người cũng như các thủ tục hành chính để dự án được triển khai đạt kết quả.

Ngoài ra lãnh đạo địa phương của các xã hưởng lợi từ dự án bày tỏ cảm xúc rất vui mừng và cảm ơn Hội Chữ thập đỏ các cấp đã quan tâm và tạo điều kiện cho địa phương được nhận dự án này và hứa sẽ phối hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi nếu có phát sinh trong q trình triển khai để dự án mang lại kết quả cao nhất.

Ngồi ra Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân xã chỉ đạo hỗ trợ các ban ngành liên quan tạo điều kiện cung cấp thông tin về số người khuyết tật nói chung và người khuyết tật vận động nói riêng khi được phỏng vấn, chính quyền địa phương cũng nêu lên khó khăn về việc làm của người khuyết tật như: Sức khỏe yếu, gia đình khơng có người đưa đón, khơng thể đi làm được xa, chỉ đạo các ban ngành hỗ trợ chính sách, thủ tục về vay vốn, kinh phí học nghề và hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật chiếm 100% ý kiến.

Chính quyền xã đã nắm và phân tích tầm quan trọng trong việc dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, giúp người khuyết tật hịa nhập với cộng đồng thơng qua việc nâng cao thu nhập, tăng cường khả năng giao tiếp, nâng cao vị thế trong gia đình và xã hội, đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người; chính quyền xã đã có kinh nghiệm trong việc việc thực hiện các dự án xã hội.

Nhân viên cơng tác xã hội đóng vai trị là người phân tích, định hướng giúp cho lãnh đạo địa phương nhìn thấy được vai trị quan trọng trong việc học nghề và có việc làm cho người khuyết tật. Phân tích, định hướng những thuận lợi, khó khăn và nêu ra những vấn đề mà chính quyền địa phương có thể hỗ trợ cho cơ sở sản xuất trong việc dạy nghề nhằm mang lại hiệu quả cao cho các bên tham gia.

2.3.2.Hoạt động đánh giá mức độ tham gia của người khuyết tật

Đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia của người khuyết tật và sự hỗ trợ của gia đình họ là một bước khơng thể thiếu được trong hoạt động dự án, thể hiện ở những khía cạnh sau: người khuyết tật sẵn sàng chia sẻ những thông tin mà họ biết về việc làm, về ngành nghề giành cho mình cũng như thơng tin về chính sách màn người khuyết tật đang được hưởng tại địa phương; chia sẻ những thuận lợi, khó khăn và nêu lên nhu cầu, nguyện vọng của bản thân; người khuyết tật và gia đình họ cũng hứa sẽ chủ động, cố gắng và quyết tâm nếu được tham gia học nghề và có việc làm tại địa phương.

Thơng qua phỏng vấn bằng bảng hỏi 50 người khuyết tật và gia đình người khuyết tật tơi thu thập được những thơng tin sau:

Bảng 2.2. Đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia học nghề của ngƣời khuyết tật và gia đình ngƣời khuyết tật

STT Nội dung Số NKT Tỷ lệ %

1 Nguyện vọng học nghề của NKT tại địa

phương 50 100

2 Sẵn sàng cung cấp thông tin liên quan đến học

nghề tại địa phương 30 60

3 NKT cam kết thực hiện đúng nội quy, quy chế

của cơ sở sản xuất 50 100

4 NKT cam kết nỗ lực cố gắng trong học tập 50 100

5 Gia đình NKT cam kết hỗ trợ đưa đón NKT

trong học nghề 30 60

6 Gia đình NKT cam kết hỗ trợ kinh phí trong

Có 50 người khuyết tật có nguyện vọng tha thiết và sẵn sàng chia sẻ muốn học nghề và làm việc ở cơ sở sản xuất tại địa phương chếm 100% số lượng người khuyết tật được phỏng vấn vì: Dạng khuyết tật của họ khơng cho phép họ đi xa, học ở gần để người thân của họ dễ dàng đưa đón họ đi học và đi làm, đồng thời họ cũng không chủ động được phương tiện bản thân không thể đi học ở xa quá vì vấn đề sức khỏe hoặc gia đình khơng có người đưa đón; khơng tự tin đi học q xa, muốn học tại địa phương vì các ngành nghề tại địa phương người khuyết tật đã biết trước hết và lựa chọn ngành nào phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của bản thân.

Người khuyết tật sẵn sàng chia sẻ những chính sách giành cho họ tại địa phương như: trợ cấp hàng, ưu tiên cho vay vốn với lãi suất thấp, ưu tiên nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chưc xã hội.

Có 30 người khuyết tật sẵn sàng cung cấp thông tin về những cơ sở sản xuất về việc dạy nghề và tạo việc làm tại địa phương phù hợp với công việc của người khuyết tật như nghề may, thêu, đính cườm, vàng mã, chiếm 60% số lượng NKT được phỏng vấn, thông qua con số này cho biết người khuyết tật đã quan tâm và nắm bắt dược ngành nghề nào phù hợp với dạng tật của mình, nắm bắt được ngành nghề truyền thống tại địa phương mình …

100% người khuyết tật hứa sẽ nỗ lực cố gắng trong học tập, sẽ cố gắng vượt qua những nhược điểm của cơ thể, kiên trì, vững vàng để cố gắng học thật tốt, đem lại kết quả cao để khơng phụ lịng gia đình, xã hội và các đồn thể ban ngành đã giành tình cảm, ưu ái cho những người yếu thế trong xã hội. Chủ động tìm kiếm các thơng tin thơng qua bạn bè, gia đình và trên các phương tiện liên quan đế ngành nghề học của mình trước và trong và sau khi học nghề để không ngừng nâng cao tay nghề để đem lại hiệu quả, thu nhập cao hơn trong cuộc sống

100% người khuyết tật cam kết khi được tham gia vào việc học nghề và tạo việc làm tại doanh nghiệp người khuyết tật sẽ tuân thủ các nội quy,

quy chế, quy định của cơ sở đào tạo cũng như của dự án đưa ra: thời gian học và làm việc; tiền lương được hưởng trong q trình học mà có sản phẩm cũng như lúc học nghề xong; người khuyết tật cũng cam kết sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với việc vi phạm và phá vỡ hợp đồng lao động.

Đối với gia đình người khuyết tật: Khi được hỏi những gia đình có con em là người khut tật, các gia đình tỏ vẻ vui mừng, xung phong đăng ký cho con được học nghề, sẽ tun truyền, trao đổi với những gia đình có con em là người khuyết tật mà chưa tiếp cận được thơng tin; Có 50% gia đình cịn hứa nếu dự án hoặc cơ sở sản xuất trong việc dạy nghề không hỗ trợ được tiền học phí, gia đình sẽ tự nguyện đóng góp thêm cho người khuyết tật có cơ hội được học nghề; Có 60% gia đình người khuyết tật hứa sẽ hỗ trợ những gia đình nào khơng có khả năng đưa đón người khuyết tật của mình hoặc các gia đình thay phiên nhau đưa đón người khuyết tật đi lại...

Như vậy có 50% ý kiến trở lên của người khuyết tật và gia đình người khuyết tật thể hiện mức độ sẵn sàng và hỗ trợ người khuyết tật trong việc học nghề tại địa phương qua phân tích nêu trên đã thể hiện đúng nguyện vọng, tâm tư, từ đó mức độ tham gia của người khuyết tật cũng như mức độ sẵn sàng hỗ trợ của gia đình họ là điều kiện thuận lợi tiên quyết giúp người khuyết tật cũng như gia đình họ có thêm quyết tâm, sự cố gắng và là nhân tố quan trong đem lại hiệu quả, thành công cho việc học nghề và tạo việc làm của họ.

Vai trị nhân viên cơng tác xã hội đóng vai trị là người tổ chức/ điều phối các cuộc thảo luận của người khuyết tật cũng như gia đình họ, phân tích giúp cho họ và gia đình họ nhìn được những thuận lợi về dự án, chính quyền, sự hỗ trợ của các tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật và gia đình họ khi họ tham gia dự án; với vai trò là người thu thập thông tin, trung gian, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên giúp cho người khuyết tật có quyết định phù hợp, đánh giá khả năng của bản thân để có sự

lựa chọn kịp thời… Đó là những nhân tố giúp cho họ và gia đình họ sẵn sàng tham gia, tự tin và quyết tâm nâng cao hiệu quả việc học và làm việc, hạn chế khoảng cách trong xã hội đối với những người yếu thế.

2.3.3.Hoạt động đánh giá mức độ tham gia của cơ sở sản xuất trong việc dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật

Quy trình thực hiện và triển khai dự án không thể thành cơng nếu khơng có sự chung tay vào cuộc của các cơ sở sản xuất trong việc dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật:

Sự sẵn sàng chia sẻ thơng tin của cơ sở mình về nhu cầu dạy nghề và tạo việc làm về các khía cạnh: Chính sách liên quan đến người khuyết tật;

ngành nghề tuyển dụng; yêu cầu khả năng, sức khỏe, độ tuổi khi tham gia học nghề; số lượng người khuyết tật cần tuyển, vị trí cần tuyển, mức lương; kế hoạch phát triển tương lai ngành nghề đào tạo tại cơ sở sản xuất trong việc dạy nghề và tạo việc làm.

Cơ sở sản xuất trong việc dạy nghề và tạo việc làm sẵn sàng tham gia hỗ trợ người khuyết tật tại địa bàn về mặt tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, đó là yếu tố quan trọng, muốn nắm bắt được những vấn đề nêu trên Nhân viên công tác xã hội (Cán bộ Chữ thập đỏ) với vai trò là người trung gian, kết nối các nguồn lực, các thủ tục hành chính từ chính quyền xã, các tổ chức kinh tế xã hội và phân tích, thuyết trình để các Cơ sở đào tạo nghề nhìn thấy những hiệu quả mà người khuyết tật sẽ được hưởng. Muốn nắm bắt được những vấn đề đó Nhân viên Cơng tác xã hội tiến hành điều tra, phỏng vấn qua bảng hỏi, phân tích thơng tin qua bảng hỏi và quan sát thực tế các cơ sở sản xuất trong việc dạy nghề và đã thu được những kết quả như sau:

Cơ sở sản xuất trong việc dạy nghề và tạo việc làm đã chia sẻ các loại ngành nghề phù hợp cho người khuyết tật khớp với các cơng việc điển hình cho người khuyết tật tại địa bàn nghiên cứu: làm vàng mã, cuốn vàng, thuê ,

may, tăm hương, tre giang đan…có 14 Cơ sở sản xuất hứa sẽ tham gia vào hoạt động của dự án như Cơ sở Phạm Văn Hiển, cơ sở Nguyễn Thị Thanh Tú, cơ sở Nguyễn Quang Lầu, cơ sở Trương Ngơ Giang, cơ sở Hồng Viết Chỉnh, Cơ sở Nguyễn Văn Toàn, cơ sở Phạm Văn Cơ Cơ sở Đàm Văn Thế, cơ sở Bùi Lê Tố,Cơ sở Trần Thị Thanh Phương, cơ sở Nam Huyền, cơ sở Nguyễn Nam,Cơ sở Hồi Quyết, Cơ sở Anh Tâm.

Chia sẻ vị trí cần tuyển dụng: Các cơ sở sản xuất trong việc dạy nghề có

nhu cầu tuyển dụng người khuyết tật nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, các dạng khuyết tật phải có khả năng lao động phù hợp với yêu cầu của Cơ sở sản xuất trong việc dạy nghề dạy nghề sẽ được đào tạo tại cơ sở sản xuất.

Hồn tồn đồng ý với tiêu chí của dự án nêu ra: Là người khuyết tật

còn khả năng làm việc; có mong muốn được học nghề và có việc làm; người khuyết tật chưa có nghề/ chưa được học nghề; có trình độ văn hóa tối thiểu biết đọc, biết viết (đối với nghề liên quan đến đọc, viết); có giấy chứng nhận loại hình khuyết tật; nằm trong độ tuổi lao động (17-45 tuổi).

Sẵn sàng hỗ trợ hết mức về tài chính: Dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật; trong thời gian học nghề người khuyết tật làm việc đạt yêu cầu của sản phẩm được các cơ sở sản xuất kinh doanh trả lương theo sản phẩm; sẵn sàng hỗ trợ chỗ ăn, nghỉ trưa cho người khuyết tật khơng có điều kiện đi về; sẵn sẵng nhận vào làm việc tại doanh nghiệp/ cơ sở dạy nghề sau khi người khuyết tật hồn thành xong khóa đào tạo nghề.

Cơ sở vật chất kỹ thuật: Các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương sẵn

sàng tu sửa lại nhà xưởng, nhà tắm, nhà vê sinh, lối đi cho người khuyết tật phù hợp để người khuyết tật có thể tiếp cận được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động thực hiện dự án dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã quất động, thường tín, hà nội (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)