Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, mở rộng mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 78 - 82)

4.3.3 .Hoạt động mô hình quản lý RTRSH cộng đồng tạiTổ dân phố Tân Bình

4.4. Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý RTRSH cộng đồng

4.4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, mở rộng mô hình

1. Quản lý RTRSH tại nguồn có sự tham gia của cộng đồng mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường khá cao. Để phát triển mô hình này mở rộng trong toàn huyện và các địa phương có điều kiện tương tự cần phát huy được sức mạnh của cộng đồng trong các bước tổ chức từ những khâu đầu tiên. Phải kiên trìtuyên truyền, vận động người dân tham gia vào các khâu của công việc từ thiết kế, triển khai đến việc đánh giá kết quả đạt được. Theo Luật môi trường Việt Nam, bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, để xây dựng được mô hình quản lý RTRSH có hiệu quả và bền vững địa phương cần phát huy tốt vai trò của cộng đồng, nâng cao nhận thức của cộng đồng, hỗ trợ để người dân nhận biết và hiểu được các vấn đề, tạo điều kiện để họ tự nguyện tham gia vào công việc, hướng tới mục tiêu đề ra.

2. Các ban ngành đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh… cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng trong chương trình giáo dục, phổ cập sâu rộng các kiến thức bảo vệ môi trường cho dân cư. Xây dựng các phong trào thi đua “Xanh, Sạch, Đẹp” tại các trường học và tại các khu dân cư, để từ đó giáo dục ý thức người dân về bảo vệ môi trường.Đoàn thanh niên kết hợp với các trường học, cơ quan tổ chức các buổi ra quân tổng vệ sinh môi trường, thu gom rác thải tại các khu vực dân cư, từ đó phát động sâu rộng phong trào thi đua về bảo vệ môi trường.Đoàn thanh niên và chính quyền địa phương cần kết hợp xây dựng các tổ, nhóm tình nguyện viên thu gom chất thải rắn tại các khu vực dân cư. Để có thể thưc hiện tốt các chính sách về mặt môi trường, mỗi xã, thị trấn nên có từ 1 - 2 cán bộ biên chế chính thức chuyên trách về mặt môi trường.

3. Việc xác định mục tiêu và nội dungcho mô hình quản lý RTRSH tại nguồn phải được sự tham gia của cộng đồng. Các ý kiến tham gia của cộng đồng giúp xác định được khó khăn, thuận lợi khi thực hiện phân loại, thu gom, xử lý, tái chế, tái sử dụng RTRSH tại địa phương. Nội dung các chương trình đào tạo hoặc các hoạt động cần gắn với tình hình cụ thể của địa phương để người tham gia thấy được những lợi ích thiết thực do các hoạt động đó mang lại. Cần quan tâm đến lối sống, phong tục tập quán của địa phương. Lối sống ở địa phương có thể theo phong cách của mỗi dòng họ hay là lối sống có cấu trúc ở đô thị dựa trên nền tảng

phức hợp, đa thành phần, đa dân tộc.... Điều đó sẽ giúp mô hình triển khai nhanh chóng đạt được kết quả.

4.Việc phân loại, lưu giữ RTRSH tại các hộ gia đình là thực sự cần thiết, giúp giảm thiểu được lượng chất thải phát sinh trên địa bàn, giúp giảm tải cho bãi lưu giữ và xử lý của huyện. Việc phân loại chất thải rắn ngay tại các hộ gia đình như sau:

+ Phần chất thải hữu cơ được phân loại và đựng trong thùng đựng rác màu xanh.

+ Các loại phế thải có thể tái chế như nilon, nhựa và tái sử dụng như sách giáo khoa, hộp nhựa, thùng kẽm… được lưu giữ riêng.

+ Phần chất thải vô cơ được chứa trong các thùng rác có màu nâu đỏ. Việc lưu giữ chất thải được thực hiện trong các thùng có nắp và cách xa nơi gia đình sinh hoạt nhằm giữ gìn vệ sinh.

5. Tổ dịch vụ thu gom chất thải được thành lập tùy theo quy mô của mô hình, thường từ 4 -5 người cho quy mô khu dân cư 500 hộ dân. Tổ thu gom rác cần có quy chế hoạt động riêng, hoạt động hằng ngày vào các giờ quy định hoặc định kỳ theo ngày trong tuần để thu gom rác hữu cơ riêng, rác vô cơ thu vào ngày khác trong tuần. Các nhân viên thuộc tổ thu gom có trách nhiệm thu gom rác và vệ sinh đường sá, chợ, các tụ điểm công cộng... Rác thải sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi tập kết rác của địa phương. Tại bãi tập kết rác, các nhân viên tiếp tục thực hiện các công đoạn phân loại rác tái chế và tái sử dụng. Đối với chất thải hữu cơ được chế biên thành phân compost và các chất thải khác được chuyển về cơ sở tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp.

6. Trang thiết bị cung cấp cho người thu gom gồm quần áo bảo hộ, xe chuyên chở, xẻng, cuốc, xô đựng rác do UBND thị trấn phối hợp cùng Công ty Môi trường đô thị đảm nhiệm cung cấp. Trang bị cho mỗi hộ 2 thùng đựng rác để có thể phân loại rác tại nguồn. Hệ thống thu gom trên địa bàn huyện cần bổ sung thêm các thùng chứa rác công cộng đặt ở các tổ dân phố, những nơi đông người.

7. Công nghệ lựa chọn để xử lý rác thải hữu cơ phải phù hợp với địa phương, do điều kiện kinh tế và cơ sở hạ tầng còn thấp, việc lựa chọn mô hình công nghệ cần đạt được các yêu cầu sau:

- Vận hành đơn giản, ít sử dụng máy móc thiết bị phức tạp;

- Chi phí vận hành thấp, có thể tự duy trì thường xuyên và lâu dài; - Đảm bảo các yêu cầu vệ sinh và tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam.

8. Giải pháp duy trì mô hình:

- Cần có sự phối hợp thực hiện của các cơ quan, đoàn thể và người dân địa phương để có thể đảm bảo hoạt động tốt, cụ thể như sau:

- Tuyên truyền, vận động người dân tham gia vào hệ thống thu gom rác, ký hợp đồng thu gom rác;

- Thường xuyên nâng cao nhận thức cho người dân về việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch đẹp;

- Các cơ quan, đoàn thể cần làm gương tốt trong việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, đồng thời giám sát chặt chẽ hoạt động của hệ thống thu gom (UBND xã, thị trấn);

- Ban hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường sống, trong đó cần có quy định về xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường, làm mất vệ sinh môi trường như bỏ rác xuống kênh rạch, xả rác ra đường, phóng uế bừa bãi,…, đồng thời có hình thức khen thưởng đối với các hộ dân thực hiện tốt công tác giữ gìn vệ sinh môi trường;

- Vận động các hộ dân tự trang bị thùng rác hộ gia đình hoặc họp dân thỏa thuận mức hỗ trợ, sau khi thỏa thuận được, người dân sẽ ký cam kết đồng ý đóng góp phần kinh phí còn lại sau khi đã được hỗ trợ một phần.

- Đối với các loại xe đẩy tay, giao cho đơn vị thu gom rác có trách nhiệm quản lý, giữ gìn; đối với các thùng rác công cộng, UBND xã, thị trấn cần phân công cho lực lượng dân phòng, đoàn thanh niên và các tổ dân phố quản lý nhằm hạn chế xảy ra tình trạng mất cắp.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện

•Thời gian kiểm tra: Quá trình kiểm tra, giám sát được thực hiện định kỳ 1 tháng/lần, được thực hiện bởi UBND xã, thị trấn, tổ tự quản về bảo vệ môi trường.

•Mục đích kiểm tra: Kiểm tra việc thực hiện quá trình thu gom, vận chuyển rác thải có đảm bảo hay không, người dân có nghiêm túc thực hiện việc giữ gìn vệ sinh môi trường hay không. Đồng thời qua công tác kiểm tra cũng rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế, hiểu rõ người dân, giúp cho việc thực hiện có hiệu quả hơn.

- Nhận thức của người dân về việc giữ gìn vệ sinh môi trường cũng như tình hình vệ sinh môi trường tại địa phương.

- Kiểm tra quá trình thu gom, vận chuyển rác thải của đội ngũ thu gom tại địa phương.

9. Giải pháp để nhân rộng mô hình

Đối với khu vực thị trấn hệ thống thu gom chưa hoàn thiện, cũng như các xã, các khu dân cư tập trung chưa có hệ thống thu gom cần đầu tư hoàn thiện hệ thống thu gom để tăng tỷ lệ thu gom rác. Các khu vực chưa có hệ thống thu gom cũng như những khu vực xe thu gom rác không vào thu gom được cần tổ chức các tổ thu gom hoặc xã hội hóa công tác thu gom rác bằng cách giao cho các đơn vị tư nhân thu gom rác trên các địa bàn này. Xã hội hóa công tác thu gom sẽ giảm được chi phí đầu tư cho hệ thống thu gom đồng thời có thể tạo nguồn thu cho các hoạt động của Tổ tự quản BVMT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mô hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn xuân mai, huyện chương mỹ thành phố hà nội (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)